Đặc điểm của tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 35 - 40)

+ Về vật mang tin và kỹ thuật chế tác: Tài liệu được viết tay, đánh máy và in rô-nê-ô trên nhiều vật mang tin khác nhau gồm giấy dó, giấy pơ luya, giấy có độ trắng kém. Có thể khẳng định, văn bản được ban hành trong thời kì 1950-1991 về vấn đề nghiên cứu khá logic và phù hợp giữa thời gian tài liệu được hình thành và vật mang tin với các kỹ thuật chế tác đặc trưng từng thời kì.

+ Tình trạng vật lý tài liệu: Hiện nay, hầu như tất cả các tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đều đã được tổ chức khoa học và được tu bổ, phục chế. Nhiều tài liệu cịn ngun vẹn, có thể khai thác, sử dụng mà khơng gặp q nhiều khó khăn. Nhưng bên cạnh đó cũng có khơng ít tài liệu đã bị ăn mòn nên rất mỏng, bị mủn, bị thủng, rách, mất chữ, nhòe chữ hoặc mất một phần văn bản.

+ Ngôn ngữ của tài liệu: Hầu hết tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xơ trong lĩnh vực đào tạo hình thành trong q trình hoạt động của các cơ quan Trung ương của bộ máy hành chính Nhà nước, được đánh máy và viết tay bằng ngơn ngữ tiếng Việt có dấu. Bên cạnh đó, có khá nhiều tài liệu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đánh máy hoặc viết tay bằng tiếng nước ngoài (tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh), đó là một số bản dự thảo văn kiện hợp tác do phía Liên Xơ lập, một vài thư từ trao đổi, góp ý của phía Liên Xơ và các bản lý lịch, kế hoạch học tập, nghiên cứu của LHS Liên Xô tại Việt Nam…Nhìn chung, các tài liệu tiếng nước ngoài kể trên đã được lược dịch sang tiếng Việt. Ví dụ, các hồ sơ 4309, 4327, 4364, 4415 thuộc phông Bộ Giáo dục, hồ sơ 147, 152 thuộc phơng Bộ Văn hóa (tài liệu Vụ Trao đổi văn hóa với nước ngồi), hồ sơ 3590 trong phơng UBKhHNN…

+ Một số yếu tố thể thức văn bản: Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và nhận xét một số yếu tố thể thức có liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của văn bản gồm tác giả, địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản, chữ kí của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan, cùng với việc nhận xét, đối chiếu thành phần

nội dung của một số tài liệu với các nguồn tư liệu khác. Qua đó, chúng tơi có thể khuyến nghị đối với người đọc về tính xác thực và độ tin cậy của khối tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đang bảo quản tại TTLTQGIII hiện nay. Cụ thể:

- Về tác giả của tài liệu: Có thể nói, đánh giá độ tin cậy của tài liệu thực chất

là xem xét độ tin cậy của tác giả văn bản. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy, đại đa số tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đều xác định rõ tác giả của văn bản. Phần lớn tác giả là các cơ quan của Đảng; các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính Nhà nước ở cấp trung ương; các cơ sở nghiên cứu, đào tạo cơng lập đóng trụ sở tại TP.Hà Nội; ĐSQ Việt Nam tại Matxcova - Liên Xơ và một số ít tác giả khác (cá nhân, tập thể cá nhân, các cơ quan ở địa phương)

Trong số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tiếp cận được, chúng tôi cũng gặp một số tài liệu khơng có thành phần tác giả văn bản hoặc khó nhận biết tác giả. Trường hợp này thường là các tài liệu phục vụ họp, một số báo cáo tóm tắt hoặc tổng kết một vấn đề cụ thể được đánh máy, khơng có bất cứ thành phần thể thức nào của văn bản, tuy nhiên nội dung thông tin trong nhiều tài liệu lại rất có giá trị để nghiên cứu vấn đề. Ví dụ, Báo cáo tóm tắt về tình hình hợp tác KHKT Việt – Xơ [45, tr.34-37; Đề cương Báo cáo của Bộ Giáo dục về việc tổng kết cơng tác trao đổi văn hóa từ khi hịa bình lập đến năm 1963 [87, tr1-18]...

- Về địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản: Hầu hết văn bản của các

cơ quan, tổ chức nêu trên ban hành thời kì 1950-1991 về vấn đề hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đều xác định rõ địa điểm và thời gian văn bản được hình thành. Địa danh văn bản thường là Hà Nội – nơi đóng trụ sở của các cơ quan, tổ chức Trung ương của Đảng và Nhà nước qua các thời kì, là Matxcova đối với các văn bản, tài liệu của ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô và một số địa danh cụ thể khác. Bên cạnh đó, có nhiều văn bản không ghi ngày, tháng, chỉ ghi năm ban hành; một số ít văn bản khơng ghi cả ngày, tháng, năm ban hành nên rất khó xác định chính xác về thời gian của tài liệu

- Về chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan: Có thể khẳng

định rằng, chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan ban hành văn bản được coi là những yếu tố quan trọng bậc nhất để đảm bảo tính xác thực

của văn bản và độ tin cậy của thông tin tài liệu. Tuy vậy, khi nghiên cứu tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam –Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo, chúng tôi thấy chủ yếu là các văn bản sao (gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao), có chữ kí và con dấu của cơ quan sao văn bản; văn bản là bản gốc có chữ kí trực tiếp của người có thẩm quyền cũng khá nhiều. Nhóm tài liệu bản sao hầu hết là các văn kiện ngoại giao như hiệp ước, hiệp định, nghị định thư và kế hoạch hợp tác song phương được Phủ Thủ tướng, các Bộ sao y bản chính và có dấu của cơ quan sao văn bản. Số lượng văn bản là bản gốc, bản chính, có đầy đủ các yếu tố thơng tin về chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ước tính khoảng gần một nửa trong tổng số văn bản có nội dung về vấn đề nghiên cứu.

Đáng nói hơn, trong số tất cả các văn kiện ngoại giao chúng tôi tiếp cận được, chỉ duy nhất một văn bản là bản gốc, có đầy đủ chữ kí trực tiếp của người đại diện và con dấu của cơ quan hai bên, đó là Hiệp định về việc thiết lập quan hệ hợp tác trực tiếp giữa Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh và Nhạc viện Quốc gia Novosibirisk mang tên Glinka, kí tại TP.Hồ Chí Minh ngày 01/12/1990 [110, tr.1-2].

- Về thành phần nội dung tài liệu:

Về quan hệ ngoại giao Việt Nam –Liên Xơ trong lĩnh vực đào tạo, có rất nhiều văn kiện hợp tác song phương là các hiệp định, hiệp ước, nghị định thư, kế hoạc hợp tác...được kí kết giữa hai Nhà nước trong suốt thời gian từ năm 1950-1991. Đại đa số các văn kiện này là bản sao y bản chính, có đóng dấu chỉ các mức độ mật. Theo quy định, chúng tôi không được phép tiếp cận và khai thác, sử dụng những tài liệu này do chưa được giải mật. Tuy nhiên, qua xem xét tính chất và mức độ nhạy cảm của vấn đề nghiên cứu, đồng thời xem xét nguyện vọng chính đáng của chúng tơi muốn hồn thành đề tài nghiên cứu thực sự có chất lượng, Ban lãnh đạo TTLTQGIII đã tạo điều kiện, cho phép tôi được tiếp cận các tài liệu mật đã được công bố, giới thiệu rộng rãi với điều kiện chỉ được xem xét các đặc điểm bề ngoài của tài liệu và đối chiếu nội dung với các tài liệu đã được công bố, giới thiệu trong các nguồn tư liệu khác; cam kết khơng sử dụng, trích dẫn bất cứ thơng tin nào trong tài liệu mật. Chúng tôi đã tiến hành so sánh, đối chiếu một số văn kiện trong hồ sơ tài liệu của các phông và với các văn bản đã được công bố trên một số nguồn tư liệu khác. Kết quả so sánh một số văn kiện này cho thấy, nội dung thông tin tài liệu lưu trữ và văn kiện đã được cơng bố

Ví dụ 1: Hiệp định hợp tác khoa học giữa UBKhHNN nước Việt Nam DCCH

và Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang CHCNXH Xô Viết, ký tại Matxcova ngày 26/5/1961 đã được công bố trong cuốn “Việt Nam – Liên Xô – 30 năm quan hệ (1950-

1980)” (trang 60-68) hồn tồn trùng khớp thơng tin với tờ số 13-20 của hồ sơ 7820,

phông Phủ Thủ tướng và tờ số 01-04 của hồ sơ 2963, phơng UBKHNN;

Ví dụ 2: Tờ số 397-404 của cuốn “Việt Nam – Liên Xô – 30 năm quan hệ (1950-1980)” là Hiệp định hợp tác văn hóa và khoa học giữa Chính phủ nước Việt

Nam DCCH và Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô Viết, ký tại Matxcova ngày 11/11/1974 đã được cơng bố hồn tồn xác thực, phù hợp với thông tin văn kiện là tờ số 50-57 của hồ sơ 9470, phơng Phủ Thủ tướng;

Ví dụ 3: Chúng tôi đã đối chiếu và thấy sự phù hợp về nội dung Hiệp định hợp

tác văn hóa và KHKT giữa Chính phủ Việt Nam DCCH và Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô viết năm 1959 đăng trên Báo Nhân dân ngày 03/02/1960 (tr.45-46) với văn kiện trong hồ sơ 2928 phông UBKhHNN đang bảo quản tại TTLTQGIII.

Ngồi nhóm văn kiện ngoại giao nói trên, đối với các tài liệu cịn lại về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991), chúng tôi cũng tiến hành so sánh, đối chiếu một vài số liệu thống kê trong tài liệu lưu trữ thuộc các phông với nhau và với một số nguồn tư liệu khác. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Tờ số 06 của hồ sơ 21890 thuộc phông UBKHNN với tiêu đề là

“Công văn, báo cáo của Vụ Giáo dục đào tạo – UBKHNN, Tổng cục Dạy nghề về đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật gửi đi các nước XHCN năm 1984” và tờ số 16 của hồ sơ 19430 “Báo cáo của Ban Khoa giáo Trung ương về tình hình cơng tác LHS ở các nước XHCN từ năm 1951-1983” thuộc phông Phủ Thủ tướng (Mục lục 3) đều là Bảng thống kê LHS đại học và trên đại học gửi đi đào tạo ở các nước (tính đến 31/12/1982) và cùng cho một con số thống nhất là 21.351 người.

Ví dụ 2: Tại Báo cáo số 1617/LHS ngày 27/8/1973 của Bộ Đại học và THCN

về tình hình cơng tác đào tạo ở nước ngồi (phần đại học và dưới đại học) [58, tr.20- 21], chúng tôi đã tổng hợp số liệu thống kê LHS đi Liên Xô từ năm 1951-1954 và con số chính xác là 161 LHS. Tuy nhiên, trong bài viết “Tìm hiểu sự giúp đỡ của Liên Xô

trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945-1975”của tác giả Hồng

Nam tại Liên Xô từ năm 1953-1954 đã là 200 người.

Ví dụ 3: Tại văn bản Đề cương tổng kết cơng tác trao đổi văn hóa của Bộ Giáo

dục ban hành trong năm 1963, số lượng LHS Việt Nam ở các nước XHCN tính đến năm 1963 là 6.500 người [87, tr.10]. Tuy nhiên, trong Công văn số 265CV-KGTW ngày 14/11/1963 của Ban Khoa Giáo – Ban Chấp hành Trung ương về tình hình cơng tác LHS Việt Nam ở các nước XHCN từ năm 1951-1983, số lượng LHS Việt Nam học tại các nước tính đến năm 1964 mới là 5.776 người [32, tr.3]. Ở đây có sự chênh lệch khá lớn về số lượng LHS Việt Nam, do đó, các nhà nghiên cứu cần thiết phải xác minh tính xác thực của thông tin tài liệu trước khi sử dụng tài liệu để nghiên cứu vấn đề…

Tóm lại, từ các kết quả khái quát và nhận xét các đặc điểm chính của khối tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo kể trên, chúng tôi thấy, về cơ bản khối tài liệu này đảm bảo độ chân thực và chính xác tương đối cao, phản ánh sự việc, vấn đề một cách khách quan. Tuy nhiên, qua một vài trường hợp so sánh, đối chiếu có sự khác nhau về một vài số liệu thống kê giữa tài liệu thuộc các phông lưu trữ với nhau và với một số nguồn tư liệu khác nêu trên, chúng tôi khuyến nghị các nhà nghiên cứu, trước khi sử dụng tài liệu cần có sự xác minh độ tin cậy và phù hợp của số liệu giữa các tài liệu để có thể lựa chọn và sử dụng được những thơng tin chính xác, phù hợp nhất cho vấn đề nghiên cứu.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể khẳng định rằng sự ra đời và hoạt động hầu hết các cơ quan trong 13 cơ quan, tổ chức có thành phần tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam DCCH và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Đây là những cơ quan trung ương, có vị trí và vai trị lớn trong điều hành hoạt động chung của Chính phủ và quản lý nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực. Đối với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong thời gian từ năm 1950-1991, Nhà nước giao cho Bộ Giáo dục và Đại học và THCN đảm nhiệm. Quá trình hoạt động của Bộ Giáo dục và Đại học và THCN đã hình thành một khối lượng tài liệu tương đối lớn, phản ánh đầy đủ các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục đào tạo trong phạm vi cả nước, cùng với thành phần tài liệu của cơ quan Phủ Thủ

tướng và UBKHNN đã thể hiện rõ nét lịch sử ngành giáo dục đào tạo Việt Nam nói riêng và vấn đề đào tạo cán bộ của Nhà nước Việt Nam nói riêng, trong đó có nội dung hợp tác đào tạo giữa Việt Nam và Liên Xơ. Với những đặc điểm chính của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô đang bảo quản tại TTLTQGIII hiện nay, theo đánh giá của chúng tôi, đây là những tài liệu lưu trữ có tính xác thực và độ tin cậy tương đối cao, thực sự là một trong những nguồn tư liệu lịch sử có giá trị, có thể phục vụ đắc lực trong công tác nghiên cứu lịch sử cũng như các mục đích nghiên cứu khác trong đời sống xã hội.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)