Đặc điểm tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 41)

Ngày 14/01/1950, trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chính phủ nước Việt Nam DCCH đã ra tuyên bố “sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hồ bình và xây đắp dân chủ thế giới” [135, tr.121]. Trên tinh thần

đó, ngày 23/01/1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hồng Minh Giám thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi cơng hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ. Ngày 30/01/1950, Liên Xô đáp lại công hàm, đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính thể dân chủ cộng hịa lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Tháng 4/1950, Việt Nam chính thức đặt Đại sứ quán tại Matxcova, ông Nguyễn Lương Bằng được cử là Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô. Việc Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam DCCH là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hợp tác Việt Nam – Liên Xô, tạo ra những tiền đề pháp lý quốc tế cho sự hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc.

Cũng trong năm này, nhận thức rõ vai trị của đội ngũ trí thức nói chung và trí thức giáo dục đại học Việt Nam nói riêng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho ngành Giáo dục phải chăm lo việc đưa học sinh đi học đại học và THCN ở nước ngoài. Thực hiện chỉ thị đó, Đảng và Nhà nước bắt đầu gửi học sinh, sinh viên sang các nước XHCN để học tập, nâng cao trình độ và đồn LHS đầu tiên của Việt Nam được cử đi học ở Liên Xô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 41)