Tình hình khai thác, sử dụng tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 87 - 93)

b. Tình hình thực hiện

3.1.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài liệu

* Ƣu điểm

Thứ nhất, TTLTQGIII cùng các cơ quan và các nhà nghiên cứu và đã khá chú

trọng đến hoạt động công bố, giới thiệu và nghiên cứu nguồn tài liệu về quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga đang bảo quản tại TTLTQGIII, trong đó có thành phần tài liệu về hợp tác đào tạo giữa hai nước (1950-1991).

Căn cứ kết quả công tác công bố, giới thiệu tài liệu tại TTLTQGIII thời gian qua, chúng tơi có thể khẳng định rằng, nguồn tài liệu về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xơ/Liên bang Nga nói chung và khối tài liệu hợp tác đào tạo giữa hai nước nói riêng đã được Trung tâm chủ động giới thiệu đến đông đảo công chúng trong nước và quốc tế. Hoạt động này được thực hiện dựa trên cơ sở sự hợp tác của Lưu trữ hai Nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga với mục đích khơi gợi và tôn vinh những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa và KHKT của hai nước được phản ánh qua tài liệu lưu trữ. Cụ thể là Triển lãm “Lịch sử hợp tác KHKT Việt Nam – Liên Xô

trong những năm 1950-1990” do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam phối

hợp với Cục Lưu trữ Liên bang Nga tổ chức năm 2005 nhân kỉ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô (30/01/1950-30/01/2005). Trong số gần 400 tài liệu được triển lãm, có khoảng 50 tài liệu được lựa chọn từ kho lưu trữ của Trung tâm, gồm cả tài liệu chữ viết và một số tài liệu ảnh góp phần phản ánh sinh động lịch sử hoạt động hợp tác kinh tế và KHKT giữa Việt Nam và Liên Xô, Liên bang Nga trong hơn nửa thế kỷ qua.

Đặc biệt, năm 2009, nhân kỉ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (30/01/1950-30/01/2009), Triển lãm với chủ đề “Hợp tác Việt Nam và Liên

bang Nga trong lĩnh vực đào tạo” được thực hiện với sự phối hợp của Lưu trữ hai Nhà nước và đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật ấn hành năm 2011. Tại triển lãm, có 30 tài liệu được tuyển chọn từ TTLTQGIII phản ánh nội dung quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước ở tất cả các trình độ và ngành nghề đào tạo. Dĩ

nhiên, chúng tơi cũng có khai thác và sử dụng các tài liệu này trong đề tài nghiên cứu của mình.

Ngồi TTLTQGIII, về nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga, ngày 02/11/2007, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt – Nga: Quá khứ và hiện tại” nhằm nhận diện toàn diện và đầy đủ, sâu sắc hơn về mối quan hệ Việt - Nga, nhất là trong vòng 90 năm qua từ sau Cách mạng tháng Mười. Nhìn lại quá khứ để hướng tới tương lai, trên tinh thần trân trọng các giá trị của truyền thống và lịch sử, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các tham luận đã cung cấp nhiều tư liệu mới, những hiểu biết mới để có những định hướng đúng đắn, chiến lược cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác và đối tác chiến lược, vì cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân hai nước và hai dân tộc Việt - Nga trong thế kỷ XXI. Hội thảo thu hút trên 60 tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự, Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước...Một số bài tham luận tại Hội thảo có giới thiệu và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm bao gồm: “Quan hệ Việt – Nga: Lưu trữ và khai thác các nguồn tài liệu” của tác giả

Nguyễn Thị Hiệp; “Quan hệ Việt – Nga qua tài liệu lưu trữ” của tác giả Nguyễn Lệ

Nhung; “Quan hệ Việt Nam – Liên Xô qua tài liệu lưu trữ bảo quản tại TTLTQGIII” của tác giả Nguyễn Minh Sơn là các cá nhân đang công tác tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

Về phía cá nhân các nhà nghiên cứu, trước hết là đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Đào Xuân Chúc với tên gọi “Các nguồn tài liệu lưu trữ

về quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1950-1991)” được nghiệm thu năm 2011. Trong đề

tài này, tác giả tập trung khảo sát, giới thiệu các nguồn tài liệu đang bảo quản tại Việt Nam, đó là TTLTQGIII, Kho Lưu trữ Văn phịng Trung ương Đảng, Viện Phim Việt Nam, khối tài liệu cá nhân…về mối quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô giai đoạn 1950-1991. Đối với nguồn TTLTQGIII, tác giả đã thống kê chi tiết các tiêu đề hồ sơ tài liệu liên quan đến hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong từng phông lưu trữ cũng như đánh giá giá trị của nguồn tài liệu này và khả năng khai thác, sử dụng chúng vào mục đích nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xơ giai đoạn 1950-1991. Trong số đó có rất nhiều hồ

sơ, tài liệu về nội dung hợp tác trong lĩnh vực đào tạo giữa hai nước được chúng tôi khai thác, sử dụng trong luận văn này. Với mức độ thống kê chi tiết đến từng hồ sơ, đề tài này thực sự giúp ích cho các đối tượng độc giả có nhu cầu khai thác, nghiên cứu nguồn tài liệu lưu trữ về quan hệ Việt Nam – Liên Xơ bảo quản tại Trung tâm.

Đáng nói là tất cả các cá nhân có tham luận tại Hội thảo khoa học “Quan hệ

Việt – Nga: Quá khứ và hiện tại” kể trên cùng với tác giả đề tài “Các nguồn tài liệu

lưu trữ về quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1950-1991)” đều là những “chuyên gia” hàng

đầu của ngành Lưu trữ, đồng thời họ từng là những LHS Việt Nam được Nhà nước cử đi học tập và nâng cao trình độ chuyên ngành lưu trữ tại Liên Xô trong một thời gian dài, nên có tình cảm đặc biệt gắn bó và yêu mến đất nước Liên Xô.

Tiếp đến, trong đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử của tác giả Lê Văn Thịnh thực hiện năm 1999 có tên gọi “Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xơ

trong giai đoạn 1930-1954”, chúng tơi đã tìm thấy 02 hồ sơ (ĐVBQ) về hợp tác giáo

dục đào tạo Việt Nam – Liên Xô thuộc phông Phủ Thủ tướng đã được tác giả đề cập trong phần nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước. Tài liệu lưu trữ được sử dụng về vấn đề này chỉ có 02 hồ sơ trong phơng Phủ Thủ tướng. Tuy nhiên, đến nay, phông Phủ Thủ tướng đã được nâng cấp, số hồ sơ cũ trong phơng đã thay đổi. Đó là là các tài liệu của Thủ tướng Phủ, Ban Tuyên huấn Trung ương, ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô và Bộ Giáo dục về kế hoạch tuyển chọn học sinh đi học ở các nước XHCN năm 1952-1954, trong đó có Liên Xơ.

Qua tìm hiểu cơng tác phục vụ độc giả tại TTLTQGIII từ ngày thành lập (1995) đến nay, chủ yếu từ việc tổng hợp thông tin trong hệ thống sổ sách của Phòng Đọc (trước đây là Phòng Tổ chức sử dụng) và phỏng vấn một vài cán bộ làm công tác phục vụ độc giả, chúng tơi có số liệu khá chi tiết về tình hình khai thác và sử dụng tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô, trong đó có thành phần tài liệu hợp tác về đào tạo của các đối tượng độc giả để có thể khẳng định đây chính là ưu điểm của cơng tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại Trung tâm thời gian qua. Các sổ đăng kí độc giả và sổ giao nhận tài liệu giữa Phòng Đọc của Trung tâm với độc giả đã cho biết, trong 10 năm trở lại đây, số lượt độc giả khai thác tài liệu về hợp tác ngoại giao Việt Nam với các nước đã tăng lên đáng kể và là một trong những mục đích phục vụ nghiên cứu chính của Trung tâm. Từ năm 2005-2015,

ngoại giao Việt Nam – Liên Xô; tập trung nhiều nhất trong năm 2005, 2010 và 2015, là những năm kỉ niệm trọng thể các chặng đường 55 năm, 60 năm và 65 năm thiết lập quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga (30/01/1950). Đối tượng độc giả hầu hết là các cán bộ đến từ các Viện thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (trước là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), một số Trung tâm nghiệp vụ trực thuộc Bộ Ngoại giao và thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng cán bộ giảng dạy, sinh viên của một số Trường Đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Đại học Thương mại…Ngồi ra cịn có nhiều đối tượng độc giả khác khơng xác định được đơn vị công tác, học tập do Phịng Đọc khơng thống kê chi tiết. Đặc biệt, trong số này, có 08 độc giả người nước ngồi nghiên cứu tài liệu về ngoại giao Việt Nam với các nước, hầu hết là quan hệ với các nước XHCN là Trung Quốc và Liên Xô, đến từ các Trường Đại học của Hoa Kỳ như Đại học Hawai Pacific, Trường Đại học Brooklyn, Văn phòng Tùy viên quân sự - ĐSQ Liên bang Nga tại Việt Nam và các tổ chức khác...

Mục đích nghiên cứu của các đối tượng độc giả kể trên là thực hiện các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga trên các lĩnh vực kinh tế, KHKT, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam…phản ánh qua tài liệu lưu trữ chữ viết trên nền giấy và khối tài liệu ảnh đang bảo quản tại Trung tâm. Theo sổ giao nhận tài liệu giữa Phòng Đọc và độc giả, chúng tơi thống kê đã có khoảng 30 hồ sơ về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950-1991 được đưa ra phục vụ độc giả, chủ yếu là tài liệu các phông Phủ Thủ tướng, Bộ Giáo dục và UBKHNN.

Với tất cả những thông tin nêu trên, chúng tơi thấy, đây chính là ưu điểm nổi bật trong hoạt động cơng bố, giới thiệu và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xơ nói chung và quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước nói riêng. Điều này có nghĩa, vấn đề hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đã được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chú trọng nghiên cứu và khai thác thông tin từ tài liệu lưu trữ - nguồn tư liệu lịch sử có độ chân thực và chính xác cao. Nhất là đối với TTLTQGIII, thời gian qua, quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô qua tài liệu lưu trữ, trong đó có nội dung hợp tác đào tạo, thực sự là chủ đề hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với Trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ phát huy giá trị tài liệu lưu trữ hiện có và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Thứ hai, thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu nói chung và khối tài liệu về quan

hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xơ nói riêng tại TTLTQGIII ngày càng đơn giản, gọn nhẹ. Qua quá trình khai thác tài liệu để thực hiện đề tài, chúng tôi thấy rằng, hầu hết các tài liệu được kê trong phiếu yêu cầu khai thác, sử dụng đều được đáp ứng nếu tài liệu vẫn ở trong kho và không thuộc danh mục tài liệu hạn chế sử dụng (liên quan đến tình trạng vật lý tài liệu hoặc đang được xử lý nghiệp vụ). Trung tâm cũng hết sức tạo điều kiện cho độc giả nếu có nhu cầu sao, chụp tài liệu Phông. Đặc biệt đối với những độc giả là sinh viên, học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh, nếu có đề cương nghiên cứu thì sẽ được hỗ trợ một phần phí khai thác, sử dụng và sao, chụp tài liệu. Đây cũng chính là một trong những biện pháp nhằm khuyến khích độc giả đến khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Thứ ba, hệ thống công cụ quản lý, tra cứu nguồn tài liệu về hợp tác đào tạo

Việt Nam – Liên Xô tại Trung tâm hiện nay tương đối khoa học và hợp lý, cũng là điều kiện thuận lợi cho độc giả khai thác, sử dụng tài liệu. Bên cạnh các công cụ tra cứu truyền thống là các quyển mục lục hồ, tồn bộ thơng tin về tiều đề hồ sơ, tài liệu về vấn đề nghiên cứu trong tất cả các phông lưu trữ này đã được lập cơ sở dữ liệu quản lý và tra tìm tự động trên máy vi tính. Hiện tại, Trung tâm đã hồn thành việc số hóa, lập bản sao bảo hiểm đối với toàn bộ tài liệu phông Phủ Thủ tướng, phông UBKHNN và phơng Bộ Nơng lâm là 3/12 phơng có thành phần tài liệu về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô. Đối với tài liệu các phơng đã số hóa, độc giả hồn toàn khai thác, sử dụng tài liệu là bản số hóa (trên máy tính) nên đã giảm bớt được rất nhiều thời gian, thủ tục kiểm đếm, bàn giao tài liệu từ giữa bộ phận quản lý kho với cán bộ Phịng Đọc, nhờ đó độc giả được tiếp cận với tài liệu được nhanh chóng, đơn giản hơn.

* Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc khai thác, sử dụng tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950- 1991) cịn có những hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào

tạo có đóng dấu chỉ các mức độ mật chiếm số lượng tương đối nhiều và chưa được giải mật, do đó độc giả hồn tồn khơng thể khai thác và sử dụng những tài liệu này.

Chúng tơi ước tính số lượng hồ sơ có tài liệu mật chiếm đến 2/3 trong tổng số hồ sơ/ĐVBQ liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Các mức độ mật của văn bản gồm mật tối mật. Có khoảng 25/172 hồ sơ mật hoàn toàn, chủ yếu là các Hiệp định, Hiệp ước, Nghị định song phương được kí kết trong quá trình hợp tác giữa hai Nhà nước và nhiều văn bản có giá trị quan trọng đối với nghiên cứu và tổng hợp vấn đề hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô (dạng văn bản là công văn, báo cáo…)

Căn cứ Luật Lưu trữ năm 2011, tính ở thời điểm hiện tại, những tài liệu có đóng dấu “mật” hình thành từ năm 1975 trở về trước đã được phép đưa ra khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả đối với những tài liệu này, chúng tôi cũng chỉ được phép tiếp cận mà không được sử dụng và trích dẫn bất cứ thơng tin nào trong tài liệu. Điều này thực sự là khó khăn lớn nhất của chúng tơi trong quá trình thực hiện đề tài. Với hạn chế mang tính khách quan này, chúng tơi khơng thể đạt được mong muốn là có thể làm rõ nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo giai đoạn 1950-1991 qua toàn bộ tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm được triệt để và hoàn chỉnh; đương nhiên cũng sẽ là khó khăn, hạn chế đối với bất cứ đối tượng độc giả nào muốn nghiên cứu nguồn tài liệu này tại Trung tâm hiện nay.

Thứ hai, từ thực tế nghiên cứu, khai thác tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam

– Liên Xô đang bảo quản tại TTLTQGIII, chúng tơi thấy, gần như chưa có một bài viết, cơng trình khoa học hoặc xuất bản phẩm nào giới thiệu và nghiên cứu chuyên sâu về khối tài liệu hợp tác đào tạo cán bộ có trình độ đại học và trên đại học giữa hai Nhà nước. So với những giá trị tiềm năng của khối tài liệu này trên các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử và khoa học xã hội như đã trình bày trong chương 2 thì thực tế khai thác và phát huy giá trị tài liệu còn khá hạn chế. Trong các cơng trình nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 87 - 93)