b. Tình hình thực hiện quan hệ hợp tác đào tạo * Thiết lập cơ sở pháp lý
2.1.3. Thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến năm
a. Đặc điểm tình hình
Năm 1965, hoạt động bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt và mở rộng, nhằm ngăn chặn sự chi viện co lớn của miền Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của đồng bào miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng CHXN ở miền Bắc. Thời kì này, hai miền Bắc – Nam đều phải thực hiện nhiệm vụ cách mạng trọng tâm là kháng chiến chống Mỹ cứu nước, điều kiện đào tạo trong nước khó khăn. Vì vậy, Đảng ta đã chỉ đạo phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam đánh Mỹ. Để chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cơng cuộc xây dựng, cải tạo XHCN trong giai đoạn này, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 88TTg/VG ngày 05/8/1965 về việc chuyển hướng công tác giáo dục. Đó là “phải gấp rút đào tạo cho trước mắt và tương lai một đội ngũ cán bộ KHKT, có bộ
quản lý đơng đảo vững mạnh và tương đối hồn chỉnh về ngành nghề, về trình độ, có đức, có tài…song song với việc đào tạo cán bộ trong nước, cần đẩy mạnh việc gửi sinh viên đi học ở nước ngoài”.
Chặng đường 1965 - 1975 đã chứng kiến sự thay đổi về chất trong quan hệ hai nước và sự giúp đỡ của Liên Xô là vô cùng to lớn. Liên Xô luôn là chỗ dựa vững chắc của Việt Nam trong công cuộc kháng chiến kiến quốc đầy khó khăn, thử thách và quan hệ hợp tác giữa hai nước được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực. Trên tinh thần hợp tác chặt chẽ, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau, giai đoạn 1965 - 1975 là giai đoạn hợp tác rất hiệu quả giữa 2 nước. Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trong giai đoạn này là một trong những nhân tố dẫn đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.