Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đúc rút bài học kinh nghiệm, đề ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý LHS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 74 - 77)

b. Tình hình thực hiện

2.2.3. Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đúc rút bài học kinh nghiệm, đề ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý LHS

các chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý LHS

Như chúng ta đã biết, một trong những tác dụng to lớn mà tài liệu lưu trữ nói chung mang lại đó là giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo đúc rút kinh nghiệm, đề ra những chiến lược, biện pháp đúng đắn trong công tác chun mơn. Nhà quản lý phải phân tích và xử lý rất nhiều thơng tin trước khi đưa ra một quyết định quản lý. Tính đúng đắn và hiệu quả của các quyết định quản lý không chỉ phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, thơng minh, sắc bén của nhà quản lý mà cịn chịu sự chi phối không nhỏ từ các nguồn thơng tin mà nhà quản lý có được. Trong những nguồn thơng tin này, chiếm đa số là nguồn thông tin từ quá khứ, một trong những nguồn thông tin đã được kiểm chứng và có độ chân thực cao. Nhờ việc nghiên cứu, tìm hiểu các thơng tin trong quá khứ được thể hiện chủ yếu dưới dạng văn bản mà nhà quản lý có thể kế thừa được những thành tựu của những nhà quản lý trước đó, đồng thời, rút ra được những bài học, kinh nghiệm thơng qua việc tìm hiểu những quyết định sai lầm của những nhà quản lý trước.

Tương tự như vậy, thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu khối tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đang bảo quản tại TTLTQGIII, các nhà quản lý có thể tiếp cận được với rất nhiều thơng tin hữu ích đối với lĩnh vực hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo. Trong một số tài liệu về xây dựng kế hoạch LHS đi Liên Xô cũng như trong nhiều báo cáo tổng kết công tác LHS Việt Nam tại Liên Xô và các nước của các cơ quan chuyên môn, chúng tôi thấy những vấn đề cơ bản cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm từ tình hình cơng tác LHS bao gồm vấn đề tổ chức quản lý LHS; lập kế hoạch gửi đi đào tạo và công tác tuyển chọn LHS, phân phối ngành nghề đào tạo.

Ngay trong Báo cáo về tình hình LHS ở các nước anh em của Đoàn cán bộ nghiên cứu Ban Tổ chức Trung ương năm 1958, là văn bản tổng hợp sớm nhất chúng

tôi khai thác được, đã chỉ ra mối tầm quan trọng của công tác phân phối và điều chỉnh ngành nghề đào tạo LHS, đó là:

“Phân phối, điều chỉnh ngành nghề có quan hệ đến Kế hoạch nhà nước, đến

kết quả học tập, đến tư tưởng sinh viên.

Cơng tác này làm tốt thì đảm bảo tốt yêu cầu kế hoạch Nhà nước, đảm bảo tốt kết quả học tập, ổn định tốt tư tưởng lưu học sinh, tránh được gây khó khăn cho bạn và cho cả chúng ta. Đây là một cơng tác rất khó khăn, địi hỏi phải nắm vững yêu cầu tồn diện trong nước, tình hình trường sở, ngành nghề các nước anh em, địi hỏi phải có một trình độ nghiệp vụ và phương pháp làm việc đi sâu đi sát và thật cụ thể, có khi tỉ mỉ. [52, tr.16].

Đến năm 1964, khi tổng kết công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài từ năm 1950-1964, Bộ Giáo dục đã khá nhấn mạnh đến công tác quản lý LHS gồm quản lý chính trị tư tưởng và học tập của LHS. Theo Bộ Giáo dục, “muốn làm tốt công tác

quản lý LHS, trước hết và bất kì lúc nào cũng phải xem trọng tư tưởng là gốc, chính trị dẫn đầu. Do đó, quản lý chính trị tư tưởng trong LHS là một cơng tác vận động quần chúng sinh động, cơng phu và sáng tạo. Vai trị Đảng là chủ chốt, thứ đến vai trị Đồn. Có quản lý tốt chinh trị tư tưởng mới giải quyết tốt việc lãnh đạo LHS nỗ lực học giỏi về chuyên môn kỹ thuật đúng ngành nghề được phân công và chuẩn bị thái độ về nước phục vụ sau khi tốt nghiệp [92, tr.4]. Về quản lý học tập chuyên môn,

Bộ cũng chỉ ra rằng: “Đây là một mặt cơng tác chủ chốt trong tồn bộ cơng tác quản

lý LHS. Có quản lý tốt được học tập chun mơn mới nắm chắc ngành nghề cho công tác kế hoạch đào tạo được sát và công tác phân phối tốt nghiệp, sử dụng hay chọn học thêm mới chính xác, phát huy tài năng của mỗi người” [92, tr.7]

Trong Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh ra nước ngoài năm 1968 và phương hướng nghiên cứu kế hoạch năm 1969 của Bộ Đại học và THCN, Bộ đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:

“- Nắm vững trình độ, khả năng của học sinh, chú trọng học sinh có năng khiếu, giải quyết đúng đắn việc phân ngành học…

- Cần củng cố bộ máy tổ chức ở các cấp, các ngành để đảm bảo thực hiện công tác tuyển sinh tốt hơn…

- Đối với Bộ Đại học và THCN: đối với cơng tác tuyển sinh ra ngồi nước, Bộ Đại học và THCN phải trực tiếp xét duyệt, phân ngành, phân nước và tổ chức đưa đi. Tất cả những việc này địi hỏi phải thật chính xác…Để đảm bảo thực hiện tốt cần kiên quyết tổ chức một bộ máy hồn chỉnh, xem đó là một đơn vị thực hiện thống nhất kế hoạch tuyển chọn và đưa học sinh…Kinh nghiệm cho thấy ràng, muốn đảm bảo đúng yêu cầu đào tạo cán bộ KHKT của Đảng ở nước ngồi, khơng những chỉ cần làm tốt các khâu xét duyệt, phân ngành phân nước học… mà còn phải làm tốt các khâu như triệu tập, tổ chức học chính trị, tổ chức phiên chế các đoàn đi cho một nước, việc kiểm tra tiêu chuẩn sức khỏe, các thủ tục xuất cảnh và các công việc phải xử lý khi thiếu và thừa học sinh… Mọi sự thay đổi tùy tiện do một tổ chức khác giải quyết sẽ ảnh hưởng đến việc chấp hành chính sách của cơ quan xét duyệt và cuối cùng của việc đảm bảo thực hiện kế hoạch của ngoài nước..”[23, tr.32-33].

Hoặc trong Báo cáo của Vụ Giáo dục – Đào tạo của Bộ Đại học và THCN về tình hình đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật gửi đi các nước XHCN năm 1984, có đưa ra một số kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch LHS, cụ thể:

“a/ Phải làm kế hoạch gửi LHS một cách nghiêm túc, chặt chẽ, kết hợp việc đào tạo trong nước và ngoài nước, chỉ gửi đào tạo những ngành mà trong nước cần có trình độ cao, những ngành cần nhưng chưa có điều kiện đào tạo được, những ngành cần mà trong nước đào tạo không kịp nhu cầu.

Phải tuyển chọn chặt chẽ và xác định nhiệm vụ học theo ngành nghề cần cho nền kinh tế mà học sinh có nghĩa vụ phải phục vụ sau khi tốt nghiệp (khơng gây khó khăn khi phân phối, sử dụng…

d/ Củng cố lại bộ máy quản lý cơng tác kế hoạch hóa ở các bộ quản lý ngành: Bộ Đại học, Tổng cục Dạy nghề để xây dựng được kế hoạch toàn ngành, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp và cân đối kế hoạch trước khi trình Hội đồng Bộ trưởng. Ủy ban KHKT Nhà nước quản lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, làm kế hoạch đào tạo trên đại học..” [60, tr.5].

Trong khối tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ, có hồ sơ 18382 thuộc phông Phủ Thủ tướng là Công văn số 123/LHS ngày 23/7/1973 của ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô về việc tăng cường và cải tiến quản lý NCS (báo cáo chuyên đề), nội dung văn bản này là các kết quả tổng kết, nghiên cứu chuyên đề đào tạo NCS tại

Liên Xô và các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý LHS tại Liên Xô trong thời gian tới nói riêng và đào tạo NCS ở ngồi nước nói chung. Theo đó, tài liệu này thực sự là tư liệu có giá trị đối với việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo NCS của ta cho phù hợp với điều kiện hiện nay…

Những bài học kinh nghiệm nói trên được rút ra từ nội dung khối tài liệu lưu trữ về quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo thực sự là những thơng tin hữu ích và cần thiết đối với cơng tác quản lý, điều hành hoạt động đối ngoại về giáo dục đào tạo, cụ thể với Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo và quản lý đào tạo ở nước ngoài theo quy định của Nhà nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 74 - 77)