Góp phần nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, trọng tâm là giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 70 - 74)

b. Tình hình thực hiện

2.2.2. Góp phần nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, trọng tâm là giáo dục đại học

trọng tâm là giáo dục đại học

Tìm hiểu và nghiên cứu nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo tại TTLTQGIII hiện nay, không chỉ cho người đọc thấy được giá trị của tài liệu đối với việc nghiên cứu lịch sử hợp tác giữa hai nước, bản thân chúng đã phản ánh lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam hiện đại, chủ yếu là quá trình phát triển của ngành đại học. Như đã trình bày, căn cứ để chúng tơi phân chia quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô thành các giai đoạn cụ thể là dựa theo các giai đoạn phát triển của ngành giáo dục đào tạo Việt Nam được thể hiện trong nhiều tài liệu lưu trữ tại Trung tâm và một số tư liệu khác nghiên cứu lịch sử ngành.

Với khối tài liệu này, độc giả sẽ thấy rất rõ diễn biến và sự phát triển của ngành đại học Việt Nam được thể hiện qua những văn bản tổng kết, đánh giá tình hình hợp tác đào tạo nước ngồi, qua các số liệu tổng hợp, so sánh về tình hình LHS Việt Nam tại Liên Xô và các nước chủ yếu trong các phông Phủ Thủ tướng, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và THCN và UBKhHNN. Cụ thể về sự phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và giáo dục đại học chúng tôi rút ra từ việc nghiên cứu khối tài liệu này như sau:

+ Thời kì từ 1950-1954

Về mặt tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, thông qua các yếu tố thể thức văn bản thời kì này và đối chiếu lịch sử hoạt động của các đơn vị hình thành tài liệu, Bộ Giáo dục (trước có tên gọi là Bộ Quốc gia Giáo dục) được giao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn diện ngành giáo dục Việt Nam, trong đó có các trường đại học. Các yếu tố tác giả chữ kí của người có thẩm quyền và con dấu của

văn bản do cơ quan Bộ Giáo dục ban hành cho chúng tơi biết được, thời kì này, Bộ Giáo dục có Vụ Giáo dục chun nghiệp do ơng Lê Văn Giạng làm Giám đốc, là cơ quan giúp Bộ phụ trách cơng tác gửi LHS ra nước ngồi.

Qua nội dung hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ thời kì này, chúng ta đã xác định được dấu mốc 1951 là năm đầu tiên ngành giáo dục gửi học sinh đi học tập ở nước ngồi (Liên Xơ). Do mới bắt đầu gửi LHS đi nước ngoài nên số lượng gửi đi cịn ít, trong 4 năm mới chỉ có 574 LHS đại học [87, tr.3] và chủ yếu đi Liên Xơ [57, tr.20-21].

+ Thời kì từ 1955-1964

Thành phần tài liệu lưu trữ tại TTLTQGIII về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đã phản ánh nội dung hợp tác đào tạo giữa hai nước thời kì này khá phong phú, cơ bản đã thể hiện hoàn chỉnh quan hệ hai chiều Việt Nam và Liên Xơ trong vấn đề đào tạo cán bộ có trình độ đại học và NCS của hai nước. Theo chúng tôi, khối tài liệu này thực sự là một trong những nguồn tư liệu lịch sử rất có giá trị để làm sáng tỏ các kết quả và thành tựu của ngành đại học nói riêng cũng như nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục Việt Nam nói chung từ năm 1955-1964. Sự phát triển của ngành đại học nước ta thông qua nội dung hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn này thể hiện ở những điểm nổi bật sau đây.

Thứ nhất, số lượng LHS và số lượng ngành học đại học tại nước ngoài đã tăng

lên đáng kể so với những năm trước đó. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên ta gửi đi đào tạo nước ngồi trình độ NCS và bắt đầu từ năm 1964, chúng ta tạm dừng gửi đi đào tạo các ngành khoa học xã hội [87, tr.3]. Số lượng LHS được cử đi các nước học đại học hàng năm tập trung hầu hết là sinh viên các trường đại học lớn của Bộ Giáo dục, nhiều nhất là sinh viên các Trường Đại học Bách khoa và Đại học Tổng hợp.

Thứ hai, các tài liệu lưu trữ cho biết thêm, đây là lần đầu tiên ngành giáo dục

của ta đã tiến hành phân phối LHS ngay từ trong nước và việc làm này thực sự rất có lợi trong việc tuyển chọn và phân phối ngành nghề đào tạo cho LHS tại các nước [87, tr.136-138].

Thứ ba, sự phát triển của ngành đại học giai đoạn này thể hiện ở số lượng các

trường đại học của Việt Nam hợp tác, kết nghĩa với các trường đại học của Liên Xô trong các bản Kế hoạch hợp tác văn hóa, KHKT giữa hai nước hàng năm. Theo đó,

rất nhiều trường đại học lớn của ngành giáo dục được hình thành trong những năm này, điển hình là các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Tổng hợp, Đại học Nông – Lâm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh và Đại học Thủy lợi Hà Nội ở miền Bắc...được xây dựng theo mơ hình XHCN của Liên Xơ.

Thứ tư, nghiên cứu khối tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô tại

Trung tâm cho chúng ta biết sự giúp đỡ từ phía Việt Nam trong việc đào tạo LHS nước ngồi, duy nhất thời kì này có thơng tin và thơng tin tương đối rõ nét. Tài liệu cho thấy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã nhận đào tạo rất nhiều sinh viên người nước ngoài vào học tập và nghiên cứu một số ngành ngơn ngữ, văn hóa, lịch sử Việt Nam...Rõ ràng, ngành giáo dục Việt Nam đến đây đã thực sự phát triển và chú trọng hơn tới lĩnh vực hợp tác quốc tế trong đào tạo và chúng ta đã có nhiều điều kiện để đào tạo cán bộ cho các nước XHCN so với những năm trước.

Như vậy, bằng tất cả những điểm nổi bật trong lịch sử ngành đại học giai đoạn 1955-1964 kể trên, đã phần nào phản ánh rõ sự lớn mạnh và vai trị của ngành giáo dục nói chung, trực tiếp là của Bộ Giáo dục đối với sự nghiệp cải tạo, xây dựng CNXH ở miền Bắc.

+ Thời kì từ 1965-1975

Về mặt tổ chức bộ máy quản lý giáo dục, như chúng tôi đã giới thiệu trong lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Giáo dục, ngày 01/10/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định phê chuẩn việc tách Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và THCN để chỉ đạo các ngành học đã phát triển với quy mô lớn. Nhiệm vụ của Bộ Đại học và THCN là phụ trách lĩnh vực giáo dục đại học và THCN, trong đó có quản lý các trường đại học, các trường THCN, quản lý học sinh trong và LHS đại học ở nước ngồi. Từ yếu tố chữ kí của người có thẩm quyền và con dấu của văn bản trong khối tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đã cho biết lãnh đạo của Bộ Giáo dục thời kì này vẫn là ơng Nguyễn Văn Hun và ông Tạ Quang Bửu là Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN.

Tài liệu về nội dung hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ thời kì này tuy khơng nhiều và thơng tin ít phong phú hơn so với thời gian trước, nhưng qua các số liệu cụ thể về LHS Việt Nam được cử đi Liên Xô và các nước phần nào cho thấy hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và THCN của chúng ta đã được đẩy mạnh

hơn nhiều so với thời kì trước, xuất phát từ thực tế cả nước có chiến tranh, điều kiện đào tạo trong nước gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trong 11 năm, ta đã gửi đi gần 25.000 LHS các loại, trong đó có trên 3000 NCS và cao nhất là các năm từ 1966-1969 [87, tr.3]. Ngoài ra, sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam thời kì này cịn thể hiện ở số lượng ngành nghề đào tạo đại học và NCS Việt Nam tại Liên Xô cũng như tại các nước XHCN khác đều tăng so với các năm trước, đặc biệt là các ngành đào tạo NCS.

+ Thời kì từ 1976-1982

Nghiên cứu khối tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô (1950-1991) cho chúng tôi những thông tin quý giá về sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và ngành đại học nói riêng từ khi hịa bình, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến năm 1982 (tài liệu chỉ phản ánh kết quả thực hiện đến năm này). Bộ Đại học và THCN lúc này vẫn là cơ quan giúp Chính phủ quản lý lĩnh vực giáo dục đại học và THCN, trong đó có theo dõi và quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo.

Công văn số 265CV-KGTW ngày 14/11/1963 của Ban Khoa Giáo – Ban Chấp hành Trung ương về tình hình cơng tác LHS Việt Nam ở các nước XHCN từ năm 1951-1983 đã chỉ rõ, “trong giai đoạn này, ta đã giảm bớt số lượng so với giai đoạn

trước. Trong 8 năm chỉ gửi đi đào tạo 9.229. Về cơ cấu, đã giảm số lượng học sinh đại học, căn bản giữ ổn định số lượng nghiên cứu sinh, và tăng thêm số lượng thực tập sinh với nhiều hình thức khác nhau. Kể từ năm 1979, ta bắt đầu gửi trở lại một số ngành khoa học xã hội. Trong hoàn cảnh mới, chúng ta cũng bắt đầu gửi một số í đi học tập, bồi dưỡng ở một số nước tư bản chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa” [87, tr.3].

Tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô giai đoạn này cho biết thêm, từ chỗ trước đây chỉ làm kế hoạch và ký kết với Liên Xô và các nước kế hoạch một năm, ta đã tiến lên làm kế hoạch 3 năm (1978-1980) và kế hoạch 5 năm (1981-1985) và đã có nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng và chú ý tăng nhanh tỉ lệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ sau và trên đại học.

Tóm lại, với tất cả những nội dung kể trên, chúng ta thấy được giá trị của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đang bảo quản tại TTLTQGIII là một trong những nguồn tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu tiến trình phát triển của nền giáo dục đào tạo Việt Nam hiện đại, chủ yếu là sự phát triển

của ngành đại học, được thể hiện hầu hết qua các số liệu thống kê và các tài liệu tổng kết, đánh giá tình hình hợp tác đào tạo giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước khác từ năm 1950-1982. Đây thực sự là một gợi ý rất có ý nghĩa đối với các đối tượng độc giả có nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm thực hiện các đề tài nghiên cứu về ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam những năm tháng đã qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 70 - 74)