Thời kì từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1976 đến khi kết thúc quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 59 - 67)

b. Tình hình thực hiện

2.1.4. Thời kì từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1976 đến khi kết thúc quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô năm

đến khi kết thúc quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xơ năm 1991

a. Đặc điểm tình hình

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, miền Nam được hồn tồn giải phóng, hịa bình được lập lại, đất nước độc lập, thống nhất về mặt lãnh thổ và về mặt Nhà nước, cả nước đi lên CNXH. Để đạt được thắng lợi to lớn ấy, ngoài sự nỗ lực, hy sinh của tồn thể dân tộc cịn có sự giúp đỡ của các nước XHCN, trong đó, Liên Xơ là quốc gia giữ vai trò hết sức quan trọng. Kể từ đây, quan hệ Việt - Xô bước sang một trang mới, sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước tiếp diễn trong điều kiện hịa bình đã được lập lại ở Việt Nam. Một trong những sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa trong quan hệ ngoại giao

Việt - Xơ là Chính phủ hai nước đã kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác vào ngày 03/11/1978 tại Matxcova. Bản Hiệp ước gồm 9 điều khoản, có giá trị trong 25 năm [113, tr.580-583]. Thông qua bản Hiệp ước, hai bên khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHKT…Việc kí kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xơ chính là “bước ngoặt lịch sử và một sự phát triển

mang ý nghĩa chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại, tác động to lớn đến nhiều mối quan hệ quốc tế trọng yếu và truyền thống của Việt Nam” [135, tr.297]. Ngay sau đó, Liên Xơ đã đẩy mạnh hợp tác và giúp đỡ Việt Nam

trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, trong đó có nội dung hợp tác giáo dục đào tạo.

b. Tình hình thực hiện

Về nội dung hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn này, chúng tôi thống kê được 52 hồ sơ trong tổng số 172 hồ sơ (ĐVBQ) về quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước, tập trung nhiều trong các phông Phủ Thủ tướng (28 hồ sơ), phông UBKhHNN (09 hồ sơ) và phông Bộ Đại học và THCN (07 hồ sơ). Thành phần chủ yếu của khối tài liệu giai đoạn này là hồ sơ về việc đàm phán, kí kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước; tài liệu xây dựng phương hướng, kế hoạch hợp tác đào tạo KHKT của UBKHNN, UBKhHNN và Bộ Đại học và THCN; tài liệu về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo tại Liên Xô của Phủ Thủ tướng và một số ít cơng văn, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch hợp tác đào tạo dài hạn với Liên Xô đến năm 1983 của Bộ Đại học và THCN.

* Thiết lập cơ sở pháp lý

Nghiên cứu tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô qua các giai đoạn trong hơn 40 năm quan hệ, chúng tơi thấy, giai đoạn này có sự khác biệt về việc thiết lập các cơ sở pháp lý về hợp tác đào tạo so với các giai đoạn trước. Các văn kiện hợp tác song phương thường thiết lập cơ sở thực hiện quan hệ đào tạo Việt Nam – Liên Xơ trong nhiều năm và có tính kế hoạch hóa, chiến lược lâu dài.

Về hiệp định song phương, chúng tôi thống kê trong khối tài liệu lưu trữ tại TTLTQGIII có 02 hiệp định hợp tác ở cấp Nhà nước thuộc phơng Phủ Thủ tướng. Đó là Hiệp định hợp tác văn hóa và KHKT giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang CHXHCN Xơ viết trong năm 1978 -1980, kí tại Matxcova năm

1978 và Hiệp định về giá trị tương đương của các văn bằng đào tạo và các học vị, chức vụ khoa học được cấp hoặc công nhận ở nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xơ viết, kí tại Matxcova năm 1978. Bên cạnh đó, trong thành phần tài liệu phơng lưu trữ Bộ Đại học và THCN, có thêm Hiệp định về việc thiết lập quan hệ hợp tác trực tiếp giữa Nhạc viện TP.HCM và Nhạc viện Quốc gia Novosibirisk mang tên Glinka, kí tại TP. Hồ Chí Minh ngày 01/12/1990. Nội dung của văn kiện này như sau:

“Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Nhạc viện quốc gia Novosibirisk mong

muốn thiết lập quan hệ văn hóa, hữu nghị, coi sự phát triển của các mối quan hệ xích lại gần nhau giữa các nhạc sĩ Liên Xô và Việt Nam phù hợp với những mục đích tốt đẹp là giáo dục các nhạc sĩ chuyên nghiệp bậc cao, tinh thần quốc tế, truyền thống hữu nghị giữa nhân dân chúng ta. Coi hoạt động sáng tạo chung, như cải tiến quá trình đào tạo, khuyến khích cơng tác sư phạm, nâng cao nghiệp vụ là quan trọng.

Hai bên đi đến những thỏa thuận như sau:

I. – Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh và Nhạc viện Novosibirisk hàng năm trao đổi các giảng viên bằng những hình thức sau:

1)- Thực tập.

2)- Biểu diễn.

3)- Giảng bài và báo cáo.

4)- Giảng bài mở rộng.

5)- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy, quá trình giảng dạy.

6)- Trao đổi kinh nghiệm hoạt động Đảng và Cơng đồn.

II.- Cả hai trường, tùy khả năng sẽ tổ chức trao đổi sinh viên trên cơ sở khơng ngoại tệ với những mục đích:

1)- Trình diễn chun mơn.

2)- Tham gia hội thảo sinh viên.

3)- Trao đổi kinh nghiệm hoạt động của đoàn thể thanh niên.

III.- Hai trường sẽ chú ý tới việc trao đổi các thông tin khoa học trong lĩnh vực lý luận âm nhạc và sư phạm, trao đổi nốt nhạc, nhạc cụ, băng ghi âm, có trách

nhiệm tổ chức hịa nhạc tun truyền âm nhạc của Việt Nam tại Novosibirisk và âm nhạc của các nhạc sĩ Sô Viết, Sibery tại TP.Hồ Chí Minh.

IV.- Ban Giám đốc Nhạc viện Novosibirisk đặt vấn đề với Khu Ủy Novosibirisk và bộ phận quỹ văn hóa Novosibirisk xin học bổng cho các học sinh tài năng của Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh theo học tại trường trung học trực thuộc Nhạc viện Novosibirisk.

V.- Hiệp định này có tính chất chung. Cụ thể hóa nó được phản ánh trong các vấn đề bổ xung, phù hợp với sự hợp tác giữa hai trường trong từng năm.

VI.- Hiệp định có giá trị trong 5 năm từ 1991-1995. Nó là cơ sở cho sự phát triển quan hệ hợp tác dài lâu giữa hai Nhạc viện đến năm 2000” [110, tr.1-2].

Về mghị định thư, trong giai đoạn này, cơ quan quản lý đại học và THCN của hai nước đã kí kết Nghị định thư về hợp tác giữa Bộ Đại học và THCN nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Đại học và THCN Liên bang CHXHCN Xô viết trong những năm 1986-1990, tại Matxcova ngày 29/5/1987. Nội dung Nghị định thư liên quan trực tiếp đến hợp tác đào tạo trình độ từ cử nhân trở lên giữa Bộ Đại học và THCN hai nước như sau:

“Hai bên thỏa thuận tiếp tục trao đổi sinh viên, NCS và cán bộ giảng dạy để học tập, nâng cao trình độ chun mơn và giảng dạy ở các trường đại học.

1/ Hằng năm phía Liên Xơ sẽ nhận và phía Việt Nam sẽ gửi:

- Đến 450 sinh viên học tồn khóa tại các trường đại học của Liên Xô...

- Đến 200 NCS, trong đó đến 30 người thuộc khoa học xã hội và đến 30 công dân Việt Nam chuyển tiếp làm NCS sau khi tốt nghiệp đại học của Liên Xô...

- Đến 200 thực tập sinh sau đại học cho những người đã tốt nghiệp tại Liên Xô thời gian không quá 1 năm...

2/ Hàng năm phía Liên Xơ sẽ gửi và phía Việt Nam sẽ nhận:

- Đến 20 sinh viên, NCS và cán bộ khoa học sư phạm thực tập tiếng Việt thời gian 10 tháng”[97, tr.1-3]

Về kế hoạch hợp tác song phương, nội dung chủ yếu của tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo giai đoạn 1976-1991 đang bảo quản tại

TTLTQGIII chủ yếu là các bản kế hoạch hợp tác giữa hai nước; các tài liệu về việc xây dựng kế hoạch hợp tác giáo dục đào tạo với Liên Xô trong 3 năm và 5 năm của Bộ Đại học và THCN. Công văn số 2321/QLHS ngày 29/10/1977 của Bộ Đại học và THCN về kế hoạch gửi LHS 3 năm 1978-1980 và đàm phán, cho biết, những năm trước đó, “ta chỉ đàm phán với các nước XHCN anh em để gửi LHS theo kế hoạch hàng năm. Từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nói chung các nước anh em đều có ý kiến chính thức với ĐSQ ta đề nghị đàm phán theo kế hoạch dài hạn 3-5 năm (có nơi như Liên Xơ, Bạn đề nghị cử đàm phán theo kế hoạch dài hạn, nên hàng năm ta cần điều chỉnh, Bạn vẫn sẵn sàng chấp nhận).

Về phía ta, việc đàm phán theo kế hoạch dài hạn là một bước quan trọng để đảm bảo tính kế hoạch hóa trong đào tạo, mặt khác, tạo thuận lợi cho cho việc tuyển chọn, sắp xếp ngành chuyên sâu và đồng bộ, tranh thủ Bạn nhận đào tạo ở những ngành tốt, trường tốt, đưa công tác quản lý học sinh ngoài nước vào nền nếp và chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý” [60, tr.1].

Trên tinh thần đó, Bộ Đại học và THCN đã xây dựng và trình UBKHNN, Phủ Thủ tướng phê duyệt nội dung 02 bản kế hoạch dài hạn hợp tác đào tạo với Liên Xô từ năm 1977-1985, gồm Kế hoạch gửi LHS đi Liên Xô 3 năm 1977-1980 [60, tr.12]; Kế hoạch hợp tác dài hạn với Liên Xô trong 5 năm 1981-1985 [21, tr1-25]. Trong Công văn của bộ Đại học và THCN về việc gửi LHS đi nước ngoài năm 1978-1980, Bộ đã nhấn mạnh yêu cầu gửi đi đào tạo ở nước ngồi (trong đó có Liên Xô) là “nhằm tranh thủ chất lượng, tranh thủ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của thế

giới về cho đất nước ta...Theo yêu cầu đào tạo nói trên, cần từng bước giảm số lượng học sinh đại học, tăng số lượng NCS và TTS” [60, tr.3]. Đến kế hoạch hợp tác với Liên Xô 5 năm 1981-1985, yêu cầu chủ yếu của ta là “tranh thủ Liên Xô giúp đào tạo

và bồi dưỡng cán bộ nhằm tăng cường chất lượng, bổ khuyết số lượng, góp phần tích cực hồn chỉnh nhanh một bước cơ cấu đội ngũ cãn bộ chuyên môn của nước ta”

[21, tr.1]. Sau đó là bản chính thức Kế hoạch hợp tác văn hóa và khoa học giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xơ viết trong những năm 1986-1990, kí tại Hà Nội ngày 28/10/1986, là hồ sơ số 1828 thuộc phông UBKHNN. Kế hoạch này được thiết lập “xuất phát từ Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa CHXHCN Việt

Nam và Liên bang CHXHCN Xơ viết kí năm 1978 và phù hợp với Hiệp định hợp tác văn hóa và KHKT kí ngày 19/4/1978 giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính

phủ Liên bang CHXHCN Xô viết, đồng thời dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được trong việc phát triển quan hệ văn hóa và khoa học giữa hai nước trên cơ sở dài hạn và có kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mối quan hệ đó” [45, tr.1]. Nội dung bản Kế hoạch gồm 84 Điều, trong đó từ Điều 1-10 là kế

hoạch hợp tác giáo dục đại học và THCN, trực tiếp là hợp tác giữa Bộ Đại học và THCN Việt Nam với Bộ Đại học và THCN Liên Xô. Một số nội dung cụ thể về hợp tác đào tạo đại học và NCS được thống nhất là: hàng năm Liên Xô nhận 450 sinh viên Việt Nam sang học tồn khóa tại các trường đại học của Liên Xơ, 160 NCS sang học tồn khóa tại Liên Xơ, trong đó đến 30 người là chuyển tiếp sinh từ các trường đại học của Liên Xô và đến 30 người nghiên cứu khoa học xã hội, phía Việt Nam nhận đến 10 sinh viên, NCS và cán bộ khoa học sang học và thực tập tiếng Việt; hai nước sẽ thúc đẩy việc hợp tác trực tiếp trong việc tiến hành công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị, hội thảo, biên soạn các sách chuyên khảo, sách giáo khoa và các giáo trình giảng dạy khác. Trong bản Kế hoạch này, danh sách các trường đại học của hai nước sẽ được thúc đẩy quan hệ hợp tác trong kế hoạch 5 năm từ 1981-1985 gồm 21 trường, viện nghiên cứu thuộc Bộ Đại học và THCN và Bộ Giáo dục hai nước.

Ngoài ra, trong phơng Phủ Thủ tướng có hồ sơ 9756 là “Hồ sơ về việc thực hiện quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Viện Tiếng Nga Puskin từ năm 1975-1980”, trong đó, tờ số 51-58 là hai bản Kế hoạch hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Trường Cao đẳng bổ túc Ngoại ngữ Hà Nội với Viện Tiếng Nga mang tên Puskin trong lĩnh vực dạy tiếng Nga cho người Việt Nam trong các năm 1978-1980. Trong phông Bộ Đại học và THCN có hồ sơ 93 với tiêu đề “Hồ sơ về quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa Khắc Cốp – Liên Xô với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1976-1980”, trong đó có Kế hoạch cơng tác về hợp tác KHKT và văn hóa giữa Trường Đại học Bách khoa Khắc cốp mang tên Lê – nin và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian 1976-1980 [100, tr.9-13].

* Kết quả thực hiện

Tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1976-1991 có số lượng ít nhất trong tổng số 172 hồ sơ, tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô (1950-1991). Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, chủ yếu tài liệu giai đoạn

Việt Nam – Liên Xô trong nhiều năm liên tục. Kết quả thực hiện quan hệ hợp tác thời kì này được phản ánh trong 03 văn bản là Công văn số 283/KH (gọi tắt là Công văn 283) ngày 23/02/1980 của Bộ Đại học và THCN về kế hoạch hợp tác với Liên Xô trong 5 năm 1981-1985 là hồ sơ 12084 thuộc phông Phủ Thủ tướng; Công văn số 265CV-KGTW ngày 14/11/1983 của Ban Khoa giáo Trung ương về việc báo cáo tình hình LHS và cơng tác LHS của ta ở các nước XHCN trong hồ sơ 21890, thuộc phông UBKHNN và Bảng thống kê số LHS Việt Nam được cử đi học ở các nước thuộc khối SEV (Hội đồng Tương trợ kinh tế) từ năm 1951-1982 là hồ sơ 2647 thuộc phơng UBKhHNN. Chúng tơi khơng tìm thấy hồ sơ tài liệu nào phản ánh nội dung hợp tác đào tạo giữa hai nước từ sau năm 1983 đến năm 1991, khi hai nước kết thúc quan hệ hợp tác ngoại giao. Nội dung kết quả hợp tác đào tạo được thể hiện trong 02 văn bản nêu trên như sau:

- Về số lượng đào tạo: Trong giai đoạn từ 1976-1982, số lượng LHS Việt Nam học tại nước ngồi nói chung là“...đã giảm bớt số lượng so với giai đoạn trước.

Trong 8 năm ta chỉ gửi đi đào tạo 9.229 LHS. Về cơ cấu, đã giảm số lượng học sinh đại học, căn bản giữ ổn định số lượng NCS và tăng thêm số lượng TTS với nhiều hình thức khác nhau” [60, tr.3]. Trong số này, LHS Việt Nam tại Liên Xô luôn chiếm tỉ lệ

nhiều nhất từ 50-70% tổng số LHS ta gửi hàng năm ra nước ngoài học tập và thực tập. Số lượng cụ thể đã gửi đi Liên Xô thuộc kế hoạch hợp tác 5 năm 1976-1980 giữa hai nước được phản ánh trong Công văn 283 của Bộ Đại học và THCN, như sau:

Tổng số 1976 1977 1978 1979 1980 Đào tạo đại học 2798 409 631 648 510 600 Đào tạo nghiên cứu sinh 593 85 105 111 147 145 Thực tập sinh cao cấp 48 01 05 09 13 20

Từ hồ sơ 2647 “Thống kê số LHS Việt Nam được cử đi đào tạo ở các nước thuộc khối SEVnăm 1951-1982” trong phông UBKhHNN, chúng tôi lập biểu so sánh số LHS Việt Nam đi học ở Liên Xô từ năm 1975-1982 với một số nước XHCN sau đây:

Nước Tổng số Bậc đào tạo NCS Đại học

Liên Xô 7941 1132 577

Tiệp Khắc 1285 358 876

CHDC Đức 1374 419 791

Ba Lan 517 176 306

Số liệu trên cho thấy, như các thời kì trước, Liên Xơ vẫn là nước tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)