Giải pháp thu thập, bổ sung và sưu tầm tài liệu từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân để đảm bảo mức độ hoàn chỉnh của thành phần tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 95 - 97)

b. Tình hình thực hiện

3.2.1. Giải pháp thu thập, bổ sung và sưu tầm tài liệu từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân để đảm bảo mức độ hoàn chỉnh của thành phần tài liệu

và cá nhân để đảm bảo mức độ hoàn chỉnh của thành phần tài liệu

Để công tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đạt hiệu quả tối ưu, theo chúng tôi, việc làm cần thiết và trước hết chính là thu thập và bổ sung các tài liệu về vấn đề nghiên cứu cịn thiếu thuộc các phơng lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQGIII hiện nay.

Căn cứ kết quả công tác thu thập tài liệu của Trung tâm từ năm 1995-2015, chúng tôi nhận định, các cơ quan Bộ đã cơ bản giao nộp tương đối đầy đủ tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn giai đoạn 1950-1991 (cùng thời gian tài liệu về vấn đề hợp tác Việt Nam – Liên Xơ). Tuy vậy, về phía Trung tâm vẫn cần rà sốt và có kế hoạch, biện pháp thu thập triệt để tài liệu của các cơ quan thuộc giai đoạn này để bổ sung hồn chỉnh thành phần tài liệu của các phơng lưu trữ Trung tâm đang bảo quản và phát huy.

Đặc biệt đối với trường hợp Bộ Ngoại giao như chúng tơi đã nói ở trên, vấn đề thu thập tài liệu của Bộ đối với TTLTQGIII hiện nay là hết sức khó khăn, thậm chí gần như chưa được tiếp cận tài liệu do đặc thù của ngành Ngoại giao. Sự thiếu hụt tài liệu phông Bộ Ngoại giao, đối với chúng tơi là khó khăn lớn nhất trong nghiên cứu quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xơ nói riêng và nghiên cứu về lĩnh vực hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước nói chung tại TTLTQGIII. Với chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước về đối ngoại, chúng tôi chắc chắn, phơng lưu trữ Bộ Ngoại giao có rất nhiều tài liệu có giá trị pháp lý cao, thơng tin tài liệu quan trọng, phản ánh chân thực và khách quan quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xơ trên mọi lĩnh vực qua các thời kì. Chúng tơi kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thống nhất và quyết định vấn đề thu thập, nộp lưu tài liệu của Bộ Ngoại giao, trước hết là nộp lưu khối tài liệu hình thành từ năm 1986 trở về trước vào TTLTQGIII theo đúng quy định, nhằm đẩy mạnh phát huy giá trị của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô tại Trung tâm trong thời gian tới, khi tài liệu đã đảm bảo mức độ hoàn chỉnh.

Đồng thời với việc đẩy mạnh công tác thu thập, bổ sung tài liệu từ các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào TTLTQGIII, theo chúng tôi, ý tưởng về sưu tầm tài liệu của các cá nhân đã từng học tập, nghiên cứu tại Liên Xô trong thời gian từ 1950- 1991 và lập các bộ sưu tập tài liệu tại Trung tâm, nếu được thực hiện sẽ rất có hiệu quả đối với việc hồn thiện thành phần hồ sơ, tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xơ nói chung và về quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước nói riêng. Từ hàng vạn LHS Việt Nam đã từng học tập dưới mái trường Xô viết, đối tượng để sưu tầm tài liệu có thể là các cá nhân điển hình trong những thế hệ LHS gắn liền với các dấu mốc lịch sử của quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước, chẳng hạn nhóm 21 nhà khoa học đầu tiên được cử đi học tại Liên Xơ vào năm 1951, đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước và việc sưu tầm tài liệu về quá trình học tập, nghiên cứu của họ tại Liên Xơ thực sự có ý nghĩa. Cùng với đó, các cá nhân là những

điển hình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…đã học tập tại Liên Xô cũng sẽ là những nguồn sưu tầm tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đầy tiềm năng và có giá trị để hồn thiện hơn nữa thành phần tài liệu về hợp tác đào tạo giữa hai nước tại Trung tâm nhằm phát huy tối đa giá trị của khối tài liệu này, đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử ngoại giao của Việt Nam với Liên Xơ, trong đó có nội dung hợp tác đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác việt nam – liên xô trong lĩnh vực đào tạo (1950 1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)