Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 28 - 30)

B. NỘI DUNG

1.2. Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc và ở tỉnh Vân Nam

1.2.1. Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là một quốc gia đa dân tộc thống nhất, với 56 dân tộc. Theo số liệu tổng điều tra dân số tồn quốc lần thứ tư thì dân tộc Hán chiếm 91,96% dân số của cả nước, 55 dân tộc còn lại chỉ chiếm 8,04% và được gọi là dân tộc thiểu số. Trong số 55 dân tộc thiểu số này, dân tộc Hồi và dân tộc Mãn hiện chỉ dùng tiếng Hán. Dân tộc thiểu số đông dân nhất là Choang (16,1 triệu), Mãn (10,6 triệu), Hồi (9,8 triệu), H'Mông (8,9 triệu), Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) (8,3 triệu), Thổ Gia (8 Triệu), Di (7,7 triệu), Mông Cổ (5,8 triệu), Tạng (5,4 triệu), Bố Y (2,9 triệu), Đồng (2,9 triệu), Dao (2,6 triệu), Triều Tiên (1,9 triệu), Bạch (1,8 triệu), Hà Nhì (1,4 triệu), Kazakh (Cát Táp Khắc) (1,2 triệu), Lê (1,2 triệu), và Thái (1,1 triệu).

Dân tộc thiểu số của Trung Quốc có số lượng ít, nhưng lại phân bố trên diện tích rất rộng, chiếm tới 60% lãnh thổ, họ có mặt ở tất cả các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. Các châu lớn ở Trung Quốc đều có ít nhất 2 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống. Sự phân bố dân cư của các nhóm dân tộc thiểu số có đặc điểm là vừa tập trung vừa phân tán, vừa có khuynh hướng sống xen kẽ, vừa có khuynh hướng sống tụ họp thành các cộng đồng nhỏ, sự phân bố đan xen: có các nhóm dân tộc thiểu số định cư tại khu vực của người Hán và ngược lại, người Hán cũng cư trú trên địa bàn của người dân tộc thiểu số; có một vài nhóm dân tộc sống rải rác trên một vùng rộng lớn nhưng cũng có các dân tộc sống tập trung trên một địa bàn hẹp. Đây cũng là kết quả của sự giao lưu, di chuyển giữa các nhóm dân tộc trong q trình lịch sử hình thành và phát triển đất nước. Hiện nay, các nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc phân bố chủ yếu ở các tỉnh và khu tự trị: Nội Mông, Tân Cương (Duy Ngô Nhĩ), Ninh Hạ (Hồi), Quảng Tây (Choang), Tây Tạng, Vân Nam, Quý Châu, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hải Nam và Đài Loan.

Hiện nay tại Trung Quốc cũng giống Việt Nam, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc khơng đồng đều. Trong đó, các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển có khoảng cách khá xa so với dân tộc Hán. Tình hình này một phần là do hậu quả của lịch sử để lại, phần khác là do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số.

Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc khác Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc ở đây thuộc 5 ngữ hệ, văn hóa ngơn ngữ khác nhau gắn với đặc trưng về các điều kiện sinh tồn của các dân tộc thiểu số.

Sự bình đẳng dân tộc ở Trung Quốc cũng giống Việt Nam,nghĩa là các nhóm dân tộc không phân biệt quy mô dân số, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, không kể sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng thì đều có vị trí như nhau, được hưởng các quyền lợi như nhau trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội, đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau. Bình đẳng dân tộc là nghiêm cấm mọi hình

thức kỳ thị và phân biệt đối xử giữa các nhóm dân tộc. Thống nhất dân tộc là hữu nghị, giao lưu và tương trợ lẫn nhau trong đời sống xã hội. Điều này kêu gọi sự đoàn kết của các dân tộc và chống chủ nghĩa chia rẽ dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)