Những điểm giống và khác nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 71 - 74)

B. NỘI DUNG

2.3. Những điểm giống và khác nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân

dục của dân tộc thiểu số hai nước Việt – Trung

2.3.1. Những điểm giống nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số hai nước Việt – Trung của dân tộc thiểu số hai nước Việt – Trung

2.3.1.1. Những quy định chung

Trước hết, trong quan điểm của cả hai nước đều nhất quán ở việc khẳng định tầm quan trọng của cơng tác phổ cập giáo dục và coi đó là những quyền và nghĩa vụ mà tất cả mọi người dân, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, điều kiện gia đình, tơn giáo đều được tham gia.

Trong Luật phổ cập giáo dục của cả Việt Nam và Trung Quốc đều nêu rõ vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục.

2.3.1.2.Những quy định cụ thể

- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: trong chính sách của cả hai nước đều ưu tiên đến các vùng dân tộc thiểu số, bởi hầu hết người dân ở đây có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, các điều kiện sinh hoạt cịn nhiều hạn chế so với vùng đồng bằng. Việc đầu tư xây dựng này ở mỗi nước lại có những chính sách phù hợp.

- Chính sách đối với người học: trong chính sách của cả hai nước đều có những nội dung hỗ trợ cho học sinh vùng dân tộc thiểu số như: miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn ở, sinh hoạt và cấp học bổng cho học sinh.

- Về chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí: chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí trong phổ cập giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số ở Lai Châu, Lào Cai và Vân Nam được áp dụng trong khung chính sách của các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đều có những chế độ, quyền lợi như: nhà ở, lương, phụ cấp và trợ cấp; luân chuyển và các chế độ khen thưởng đặc thù khác tương ứng với mỗi địa bàn công tác cụ thể.

2.3.2.Những điểm khác nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số hai nước Việt – Trung

Xét về quan điểm chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục tại các vùng dân tộc thiểu số nói riêng, có thể nhận thấy cả 2 nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình triển

khai đến từng vùng dân cư gắn với mỗi địa bàn cư trú khác nhau của mỗi nước thì những chính sách cụ thể lại có sự khác nhau để phù hợp với bối cảnh cụ thể. Dưới đây, xin tập trung làm rõ sự khác nhau ở 3 bình diện nội dung, đó là: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chính sách đối với người học và chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chủ yếu tập trung chỉ đạo ở hai nội dung cơ bản: thứ nhất, tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đồng bộ với xây dựng các khu dân tư; thứ hai, tập trung xây dựng các trường học nội trú để thu hút học sinh thiểu số trong điều kiện đi lại rất xa xôi và phân tán.

Ở tỉnh Lào Cai và Lai Châu (Việt Nam), những năm gần đây chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các trường nội trú, sửa sang lại hệ thống trường học, đường xá đi lại cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, việc triển khai các hạng mục cơng trình thường mất rất nhiều thời gian và chưa triệt để.

Chính sách đối với người học

Ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), bên cạnh chính sách miễn giảm học phí, xây dựng trường, ăn ở và sinh hoạt cho học sinh thì tập trung nhiều vào việc cải thiện chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn của học sinh. Còn ở tỉnh Lào Cai và Lai Châu (Việt Nam), tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập và chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh.

Chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí

Về chế độ nhà ở: ở Vân Nam (Trung Quốc) hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lí thực hiện cơng tác phổ cập giáo dục bằng cách xây dựng các cơng trình nhà ở tập trung cho họ đồng thời triển khai xây dựng chỗ ở lưu chuyển cho giáo viên trường học nông thơn ở những vùng khó khăn; trong khi đó ở Lào Cai và Lai Châu (Việt Nam) chủ yếu xây dựng nhà ở cho giáo viên và cán bộ dưới dạng những nhà công vụ, tập thể ngay tại nơi công tác để thuận tiện cho việc đi lại, lên lớp hàng ngày.

Về lương, phụ cấp và trợ cấp: nhìn chung theo quy định của Nhà nước Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 71 - 74)