Thực trạng phổ cập giáo dục tại Lào Cai và Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 56 - 66)

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng phổ cập giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số hai nước Việt-Trung

2.2.1. Thực trạng phổ cập giáo dục tại Lào Cai và Lai Châu

2.2.1.1.Cơ sở hạ tầng

Tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được mở rộng, đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ em và thanh - thiếu niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục. Số lượngcác trường học và lớp học ở toàn tỉnh đã tăng dần và ổn định theo từng năm. Cụ thể như sau:

Đơn vị: Trường Cấp học Trường- lớp Năm học 2005 2010 2011 2012 Mầm non Trường học 126 189 192 197 Lớp học 1266 2139 2264 2661 Tiểu học Trường học 232 237 239 239 Lớp học 3867 3848 3872 3932 THCS Trường học 178 118 189 189 Lớp học 1907 1503 1518 1510 THPT Trường học 24 27 27 27 Lớp học 402 435 459 468

Bảng 1. Số trường học của tỉnh Lào Cai theo từng năm.9

Theo số liệu thống kê trên, năm 2010 số lượng trường mầm non là 189 trường, đến năm 2012 tăng lên thành 197 trường (tăng 4,06%); số lớp học của trường mầm non năm 2010 là 2139 lớp, đến năm 2012 tăng lên thành 2661 lớp (tăng 19,62%).

Số trường tiểu học năm 2010 là 232 trường, đến năm 2012 là 239 trường (tăng 0,84 %), số lớp học của trường tiểu học năm 2010 là 3848 lớp, năm 2012 là 3932 lớp (tăng 2,14%).

Số trường THCS năm 2010 là 188 trường, đến năm 2012 tăng thêm 1 trường (tỉ lệ tăng 0,53%); số lớp học của trường THCS năm 2010 là 1503 lớp, đến năm 2012 là 1510 lớp (tăng 0,46%).

Ngoài ra, trong những năm vừa qua Lào Cai đã chuyển đổi 37 trường phổ thông trở thành trường PTDT bán trú, nâng số lượng trường PTDT bán trú toàn tỉnh

lên 63 trường. Loại hình trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú, trường có học sinh bán trú đã góp phần huy động trẻ ra lớp, học sinh đi học chuyên cần. Đến tháng 12/2012, toàn tỉnh có 203 trường học đạt chuẩn Quốc gia, tăng 21 trường so với năm 2011, trong đó có 30 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em” đã làm thay đổi môi trường học tập, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Đó là cơ sở quan trọng và là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện nhiệm vụ PCGD và nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập.

Tỉnh Lai Châu

Cũng như tỉnh Lào Cai, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được mở rộng, đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ em và thanh - thiếu niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển. Đơn vị: Trường Cấp học Trường- lớp Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Mầm non Trường học 127 129 135 Lớp học 1528 1617 1658 Tiểu học Trường học 136 142 144 Lớp học 3249 3264 3145 THCS Trường học 109 109 118 Lớp học 954 981 1023 THPT Trường học 16 18 25 Lớp học 188 206 286

Bảng 2. Số trường học của tỉnh Lai Châu theo từng năm.10

Theo số liệu thống kê trên, năm 2010 số lượng trường mầm non là 127 trường, đến năm 2012 tăng lên thành 135 trường (tăng 5,93%); số lớp học của trường mầm non năm 2010 là 1528 lớp, đến năm 2012 tăng lên thành 1658 lớp (tăng 7,84%). Số trường tiểu học năm 2010 là 136 trường, đến năm 2012 là 144 trường ( tăng 5,56 %), số lớp học của trường tiểu học năm 2010 là 3249 lớp, năm 2012 là 3145 lớp (tăng 3,31%).Số trường THCS năm 2010 là 109 trường, đến năm 2012 tăng thêm 9 trường (tỉ lệ tăng 7,63%); số lớp học của trường THCS năm 2010 là 954 lớp, đến năm 2012 là 1023 lớp (tăng 6,74%).

Dù số lượng phòng học đã tăng lên, nhưng hiện tại chất lượng phòng học vẫn cịn nhiều hạn chế: hiện tại, tồn tỉnh cịn khoảng 1.000 phòng học tạm, 207 phòng học nhờ...

2.2.1.2. Số học sinh theo học thực tế

Tỉnh Lào Cai

Để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục và duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục, hàng năm Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước phù hợp với thực tế Lào Cai. Bằng việc thực hiện những chính sách hợp lý, trong những năm vừa qua công tác giáo dục ở Lào Cai đã có những chuyển biến tích cực: từ năm 2003, tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và năm học 2005-2006 có 77 xã đạt chuẩn phổ cập THCS.

Cơng tác giáo dục- đào tạo đã cơ bản hoàn thành khá tốt việc củng cố mạng lưới trường học tới tận các thôn bản, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Do vậy trong những năm qua tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt cao, thực hiện và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, công tác giáo dục được đánh giá cao. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách và bố trí nguồn

kinh phí khá lớn để thực hiện chính sách giáo dục, đặc biệt là đối với con em DTTS học tại các trường dân tộc nội trú được cấp phát văn phòng phẩm, cho mượn sách giáo khoa, thực hiện chế độ học bổng cho học sinh nhằm khuyến khích con em đồng bào DTTS đến trường học.

Những năm vừa qua công tác giáo dục ở Lào Cai đã có những chuyển biến tích cực, điển hình là số lượng học sinh các cấp có xu hướng tăng và dần ổn định hơn. Cụ thể: Đơn vị: người Số học sinh các cấp Cấp học Năm học 2005 2010 2011 2012 Mầm non - 39770 39640 44280 Tiểu học 66540 62550 64670 66450 THCS 55530 44070 44220 43630 THPT 16650 16090 16790 16650

Bảng 3. Số học sinh của tỉnh Lào Cai theo từng năm.11

Theo số liệu thống kê, số học sinh tiểu học năm 2010 là 62.550 học sinh, đến năm 2012 tăng lên đến 66.450 học sinh (tăng 5,87%); số học sinh THCS năm 2010 là 44.070 học sinh, đến năm 2012 là 43.630 học sinh (giảm nhẹ 1,01 %).

Từ tình hình hiện tại, Lào Cai đã đặt ra mục tiêu phát triển trong tương lai. Cụ thể là:

- Đến năm 2010, tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường đạt 99,5%, đến năm 2015 đạt 100%;

- Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở cào lớp 10 và các trường dạy nghề đạt trên 70%; đến năm 2015 đạt 85% và đến năm 2020 đạt 98%;

- Đến năm 2010, trên 20% trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ; đến năm 2015 đạt 30% và năm 2020 đạt 50%. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 95% vào năm 2010; đến năm 2015 đạt 99% và năm 2020 đạt 100%. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em mầm non suy dinh dưỡng còn dưới 12%; đến năm 2015 còn dưới 10% và năm 2020 còn dưới 5%;

- Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 50% và tỉnh đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Tỉnh Lai Châu

Trên thực tế, ở Lai Châu tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn; điều này phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở đây. Tuy nhiên bằng những nỗ lực và cố gắng, chương trình phổ cập giáo dục ở Lai Châu cũng đã có những bước chuyển biến tích cực.

Mục tiêu phổ cập giáo dục giai đoạn 2011 – 2015 là nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng của công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở... Đáp ứng nhu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lai Châu.

Tính đến năm 2012, sau 3 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục, đến nay tồn tỉnh đã có 10 xã, phường, trị trấn được công nhận được đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mần non trẻ 5 tuổi; 98/98 xã, phường, thị trấn và 7/7 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; 09 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn ở mức độ 2; 95/98 xã đạt chuẩn tiểu học, trong đó tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp một đạt 99,9%; tỷ lệ trẻ 11 – 14 tuổi có bằng tốt nghiệp tiểu học là 97,6%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học 2 hệ là 96,1% và tỷ lệ đối tượng 15 – 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở 2 hệ là 81,8%.

Về số lượng học sinh các cấp, số liệu cụ thể được thống kê trong bảng dưới đây: Đơn vị: người Số học sinh các cấp Cấp học Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Mầm non 30310 31870 33840 Tiểu học 43740 45430 47610 THCS 25530 26200 27120 THPT 7670 8190 8700

Bảng 4. Số học sinh của tỉnh Lai Châu theo từng năm.12

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2013 số lượng học sinh ở các cấp học nói chung và số học sinh ở cấp tiểu học, THCS có xu hướng tăng đều theo từng năm. Cụ thể, số học sinh tiểu học năm học 2010-2011 là 43.740 học sinh, đến năm học 2012- 2013 tăng lên thành 47.610 học sinh (8,13%); số học sinh THCS năm học 2010-2011 là 25.530 học sinh, đến năm học 2012-2013 tăng lên đến 27.120 học sinh (5,86%). Xu hướng tăng số lượng học sinh ổn định như vậy cho thấy tín hiệu khả quan hơn của chương trình phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục cấp tiểu học, THCS cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng.

Phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ 5 tuổi ở thị xã, trị trấn và 95% vùng sâu vùng xa được học chương trình giáo dục mới 2 buổi/ngày; 100% trẻ biết tiếng Việt trước khi vào lớp 1; 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 60% biết sử dụng máy tính, 80% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn nghề ở mức độ khá trở lên. 100% số xã, phường, thị

trấn, các huyện, thị xã duy trì kết quả xóa mù chữ. Học sinh trong độ tuổi 11 - 18 được đi học và tốt nghiệp trung học cơ sở.

2.2.1.3.Đội ngũ giáo viên,quản lý

Tỉnh Lào Cai

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng, phát huy tốt vai trị của mình trong thực hiện nhiệm vụ phổ cập. Lào Cai hiện có trên 17.000 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trường học, tăng trên 870 người so với năm 2011, trong đó giáo viên mầm non tăng gần 430 người.

Số lượng giáo viên các cấp được thống kê cụ thể như sau:

Đơn vị: người Số giáo viên các cấp Cấp học Năm học 2005 2010 2011 2012 Mầm non - 2843 3216 4123 Tiểu học 4086 4915 5277 5480 THCS 3137 3565 3670 3521 THPT 722 1055 1091 1126

Bảng 5. Số giáo viên của tỉnh Lào Cai theo từng năm.13

Nhìn chung, số lượng giáo viên các cấp nói chung và số lượng giáo viên cấp tiểu học và THCS nói riêng có xu hướng tăng dần, ổn định qua từng năm. Số lượng giáo viên tiểu học năm 2010 là 4.915 người, đến năm 2012 là 5.480 người (tăng 11,50%); số giáo viên THCS năm 2010 là 3.565 người, đến năm 2011 là 3.670 người (tăng 2,94%), nhưng đến năm 2012 lại giảm nhẹ xuống còn 3.521 người.

Song song với việc tăng số lượng, tỉnh Lào Cai cũng tập trung vào nâng cao chất lượng giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục. Việc triển khai đồng bộ các cuộc vận động và phong trào thi đua đã tác động mạnh đến đạo đức, ý thức, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà giáo. Ngày càng có nhiều tấm gương cán bộ, giáo viên tận tụy vì học sinh, nhất là thầy - cô giáo ở vùng cao, vùng khó khăn. Cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng, phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở và chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục để đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ cập.

Sự phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục kéo theo sự phát triển về chất lượng giáo dục toàn tỉnh. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh, năm 2012, chất lượng và hiệu quả giáo dục tiếp tục chuyển biến, công tác PCGD đạt nhiều kết quả khả quan. Với PCGD tiểu học, 164/164 xã, phường, thị trấn duy trì đạt chuẩn PCGD – CMC (chống mù chữ) và PCGDTH – ĐĐT (đúng độ tuổi) mức độ 1; 84 xã đạt chuẩn PCGDTH – ĐĐT mức độ 2, tăng 21 xã so với năm 2011. Về PCGDTHCS, tỷ lệ người trong độ tuổi 15 -18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 90,16%, tăng 1,26% (trong đó 86 xã có tỷ lệ này từ 90% trở lên); 164 xã, phường, thị trấn duy trì PCGDTHCS. Ở các địa phương, cơng tác xóa mù chữ tiếp tục được thực hiện có hiệu quả.

Thời gian qua, việc tăng cường các nguồn lực, thực hiện chế độ, chính sách, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đã giúp Lào Cai thực hiện tốt nhiều mục tiêu PCGD. Năm 2012, các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, bao gồm kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia GDĐT (giáo dục và đào tạo), đề án kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 2008 - 2012; Chương trình 30 a, Chương trình 135, Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, kinh phí từ ngân sách địa phương tập trung đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học trên 381 tỷ đồng; riêng kinh phí tỉnh giao để thực hiện các hạng mục trong Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi là 161 tỷ đồng. Thành phố Lào Cai, một số xã thuộc huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Si Ma Cai là những điển hình trong cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Tỉnh Lai Châu

Cũng giống như ở Lào Cai, nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ở Lai Châu trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể là:

Đơn vị: người Số giáo viên các cấp Cấp học Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Mầm non 1930 2182 2519 Tiểu học 4039 4301 4388 THCS 2028 2129 2255 THPT 580 616 651

Bảng 6. Số giáo viên của tỉnh Lai Châu theo từng năm.14

Số lượng giáo viên tiểu học của tỉnh Lai Châu năm học 2010-2011 là 4.039 người, đến năm học 2012-2013 tăng lên là 4.388 người ( tăng 8,64 %); số giáo viên THCS của tỉnh năm học 2010-2011 là 2.028 người, đến năm học 2012-2013 là 2.255 người (tăng 11,19%).

Mặc dù số lượng cán bộ giáo viên nhân viên ở Lai Châu có xu hướng tăng lên theo từng năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiện tại, trên tồn tỉnh cịn thiếu trên 1.900 cán bộ giáo viên, nhân viên. Hơn nữa, số lượng giáo viên được tuyển mới chủ yếu ở miền xuôi do chưa am hiểu phong tục tập quán vùng dân tộc nên rất khó khăn trong cơng tác giảng dạy.

Năng lực quản lý của cán bộ, giáo viên cịn nhiều bất cập, cơng tác chỉ đạo của các cấp chưa thực sự quyết liệt; công tác tham mưu của các đơn vị trường còn nhiều yếu kém. Chế độ phụ cấp cho học sinh chưa đồng bộ, ý thức và sự tâm huyết

với nghề của giáo viên chưa cao. Đời sống sinh hoạt của các hộ dân đa phần cịn gặp khó khăn, một bộ phận nhân dân còn ỷ lại, bằng lòng với cuộc sống hiện tại khơng có ý chí vươn lên; cơng tác di dân tái định cư cũng phần nào ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 56 - 66)