Tình hình dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 30 - 34)

B. NỘI DUNG

1.2. Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc và ở tỉnh Vân Nam

1.2.2. Tình hình dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam

1.2.2.1. Khái quát về tỉnh Vân Nam

Vân Nam là một tỉnh vùng núi biên giới, khó khăn, nhiều dân tộc. Năm 2007, tổng dân số của toàn tỉnh là 45 triệu dân. Vân Nam là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, có ưu thế vị trí nổi bật, có khí hậu đa dạng, tài nguyên sinh vật hết sức phong phú, tài nguyên khoáng sản nhiều chủng loại, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, có nguồn tài nguyên thủy năng lớn, tài nguyên du lịch có chất lượng cao, đầy đủ chủng loại. Vân Nam là nơi hợp nhất của 3 thị trường lớn Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, là cửa ngõ qua trọng của Trung Quốc với Đông Nam Á, Nam Á và là “cầu nối trên bộ” nối liền từ nội địa tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tỉnh Vân Nam có 12 cửa khẩu loại I, 8 cửa khẩu loại II, có đường thủy quý như vàng là sông Lan Thương – sông Mê Kông thông với 5 nước ASEAN.

Những năm gần đây, tỉnh Vân Nam lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, tập trung thực hiện 3 mục tiêu lớn là: xây dựng mạnh về kinh tế “xanh”, tỉnh lớn về văn hóa dân tộc và là cửa ngõ quốc tế của Trung Quốc nối liền với các nước ASEAN và Nam Á; thực hiện 4 chiến lược lớn là: phát triển bền vững, lấy khoa họcgiáo dục chấn hưng Vân Nam, đơ thị hóa và mở cửa toàn diện; xây dựng và phát triển 5 ngành kinh tế trụ cột gồm: thuốc lá, khai thác, tạo mới về tài nguyên sinh vật, du lịch, ngành điện lực với thủy điện là nịng cốt và khống sản. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, nhanh chóng, lành mạnh và xã hội tiến bộ toàn diện. Mở rộng mở cửa đẩy nhanh phát triển, duy trì ổn định, để thúc đẩy tổng lượng kinh tế tồn tỉnh khơng ngừng tăng lên và thực lực kinh tế được lớn mạnh.

Theo báo cáo thơng kê về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vân Nam năm 2012, GDP toàn tỉnh là 1030.98 tỷ NDT(khoảng 3556.881 Tỷ VND),tăng 13 %

so với cùng kì năm ngối,cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP tồn quốc 5.2 điểm phần trăm. Trong đó khu vực ngành nơng,lâm,thủy sản tăng 165.46 tỷ NDT,tăng 6,7%; khu vực ngành công nghiệp, xây dựng tăng 441.91 tỷ NDT, tăng 16,2 %;khu vực ngành dịch vụ tăng 423.614 tỷ NDT,tăng 11,4 %. Tỷ lệ của ba khu vực nói trên trong nền kinh tế tổng thể lần lượt là 16%; 42,9% và 41,1%. GDP bình quân trên đầu người đạt 22.195 NDT/người,tăng 12,3 % so với cùng kì năm ngối. GDP tồn tỉnh lần đầu tiên vượt qua mức 1000 tỷ NDT.

Mấy năm gần đây, Vân Nam tăng cường hoạt động giao lưu đối ngoại, thiết lập mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa với hơn 110 quốc gia, tích cực tham gia vào Khu hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông – sông Lan Thương và hợp tác kinh tế khu vực Bănglađét - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanma, hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại luôn nằm trong Top 10 tỉnh mạnh nhất cả nước.

1.2.2.2. Dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam

Vân Nam là tỉnh có nhiều dân tộc nhất Trung Quốc. Cả nước có 56 dân tộc thì Vân Nam đã có 25 dân tộc sinh sống. Theo số liệu thống kê năm 2007, dân tộc thiểu số ở Vân Nam có 14,15 triệu người, chiếm 38,07% tổng dân số trong tồn tỉnh. Có trên 20 dân tộc có số dân trên 8000 người, đó là các dân tộc: Di, Bạch, Hà Nhì, Choang, Thái, Mơng, Lisu, Hồi, La Khố, Wả, Tây, Dao, Tạng, Cảnh Pha, Bố Lang, Phổ Mễ, Nộ, A Xương, Ki nô, Mông Cổ, Độc long, Mãn, Thuỷ, Bố Y... dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam phân bố đa dạng, một số dân tộc vừa có những nơi sống tập trung nhất định, lại vừa sống chung với các dân tộc khác; một số dân tộc tập trung cao độ ở một khu vực, một châu, thậm chí là trong một huyện, một xã. 25 dân tộc có số dân trên 5000 người và có khu vực sống tập trung nhất định. Có 10 dân tộc sống chủ yếu ở khu vực bằng phẳng và lưu vực sông biên giới gồm: Hồi, Mãn, Bạch, Nạp Tây, Mông Cổ, Choang, Thái, A Xương, Bố Y, Thuỷ, dân số khoảng 450 vạn người; có 8 dân tộc sống tập trung ở khu vực bán sơn địa là Hà Nhì, Dao, La Khố, Wả, Cảnh Pha, Bố Lang, Đức Ngang, Ki Nô và một bộ phận người Di, dân số khoảng 500 vạn; chủ yếu sống tập trung ở khu vực núi có 6 dân tộc là Mông,

Lisu, Tạng, Phổ Mễ, Nộ, Độc long và một bộ phận người Di, dân số khoảng 400 vạn. Cả tỉnh khơng huyện nào chỉ có một dân tộc; riêng dân tộc Hồi và dân tộc Di thì sinh sống tại hầu hết các huyện trong cả tỉnh.

Các phương ngữ chủ yếu trong tiếng Trung được nói tại Vân Nam thuộc về nhánh tây nam của nhóm Quan Thoại, và vì thế là tương tự như các phương ngữ láng giềng ở các tỉnh Tứ Xuyên và Quý Châu. Các đặc trưng đáng chú ý trong nhiều phương ngữ Vân Nam là việc mất đi một phần hay toàn bộ khác biệt giữa /n/ và /ŋ/, cũng như khơng có /y/.

Sự đa dạng sắc tộc của Vân Nam được phản ánh trong sự đa dạng ngôn ngữ của nó. Các thứ tiếng được nói tại Vân Nam bao gồm nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến chẳng hạn như Bạch, Di, Tạng, Hà Nhì, Cảnh Pha, Lisu, Lạp Hỗ, Nạp Tây; Thái hay Tráng, Bố Y, Đồng, Thủy, Thái Lự cũng như nhóm ngơn ngữ Mơng - Miến.

Cụ thể là tiếng Nạp Tây sử dụng hệ thống chữ viết Đông Ba, là hệ thống chữ viết dùng biểu tượng (hình ý văn tự) duy nhất hiện nay trên thế giới. Văn tự Đông Ba đã được các thầy cúng Đông Ba sử dụng là chủ yếu với các chỉ dẫn về nghi thức hành lễ của họ.

Nói chung, Vân Nam là một tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc với tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Từ khó khăn về kinh tế và các điều kiện khách quan khơng thuận lợi khác, trình độ học vấn của cộng đồng các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm giải quyết thực trạng này.

Như vậy, có thể thấy vấn đề dân tộc thiểu số của vùng giáp danh Việt Nam và Trung Quốc (cụ thể là Lào Cai, Lai Châu và Vân Nam) có nhiểu điểm tương đồng, trong đó tiêu biểu là vấn đề giáo dục. Đảng, Nhà nước của Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều giải pháp, thay đổi trong chính sách giáo dục. Trong hệ thống chính sách của hai nước, phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở nổi lên như một vấn đề then chốt.

1.3.Những điểm chung và riêngcủa dân tộc thiểu số ở Lào Cai( Việt Nam) và Vân Nam( Trung Quốc)

Trước hết, tình hình và đặc điểm dân tộc thiểu số của hai nước Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm giống nhau. Việt Nam và Trung Quốc đều là các nước đa dân tộc (56), trong đó có một dân tộc chiếm đại đa số (ở Việt Nam là dân tộc Kinh, ở Trung Quốc là dân tộc Hán), còn lại là các dân tộc thiểu số. Các dân tộc này sống xen kẽ nhau ở những vùng có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội cịn có nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối thấp, địi hỏi Chính phủ và Nhà nước hai bên cần có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh q trình phát triển tồn diện trên mọi lĩnh vực, nhằm nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc này.

Thứ hai, chúng ta có thể nhận thấy, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng từ hàng ngàn năm trước, đã thiết lập nhiều mối quan hệ trên mọi phương diện nên dân tộc thiểu số của hai nước có nhiều điểm tương đồng. Có thể xuất phát cùng một nguồn gốc hoặc có thể trong quá trình di cư, nhập cư trong lịch sử đã tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc thiểu số của Việt Nam và Trung Quốc.

Thứ ba, từ một số nét khái quát về dân tộc thiểu số của hai nước cho thấy: vấn đề dân tộc, công tác dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc được xác định rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt là chính sách đại đoàn kết các dân tộc. Lý luận về công tác dân tộc và chính sách dân tộc đều có điểm chung là dựa trên nền tảng lý luận cơ bản về dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời có sự kế thừa, phát triển và điều chỉnh qua các thời kỳ cách mạng khác nhau cho phù hợp... Các chính sách dân tộc đều góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng quốc gia thống nhất đa dân tộc trên cơ sở các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ lẫn nhau.

Mặc dù về cơ bản các chính sách dân tộc ở Trung Quốc và Việt Nam giống nhau về bản chất, nhưng lại có sự khác biệt trong cách tổ chức; vì thế kết quả thực hiện các chính sách này cũng khơng giống nhau hồn tồn. Có thể thấy các chính sách dân tộc của Trung Quốc được thực hiện rất kiên quyết,lâu dài và đồng bộ, ví

dụ như các chính sách giáo dục, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách bảo tồn văn hóa... đã mang lại rất nhiều thành quả. Ngoài ra cũng dễ thấy sự kiên trì, bản lĩnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam, nhất là chính sách đại đồn kết dân tộc và các chính sách dân tộc ít người;các chính sách này đã đem đến sự ổn định cho các dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Trước nhiều vấn đề đặt ra trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đồn kết toàn dân tộc... đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam và Trung Quốc từ nay đến 2015 và 2020, những kinh nghiệm về chính sách dân tộc của hai nước rất cần được nghiên cứu tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)