Tiểu kết về chính sách và thực trạng thực hiện PCGD dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 74 - 77)

B. NỘI DUNG

2.4. Tiểu kết về chính sách và thực trạng thực hiện PCGD dân tộc thiểu số

thấp hơn mức lương trung bình của cơng chức nhà nước và từng bước nâng cao. Còn ở Việt Nam, các điều khoản quy định chế độ lương, phụ cấp và trợ cấp lại khá chi tiết và có xu hướng được hưởng nhiều hơn so với mức thu nhập trung bình của cơng chức nhà nước. Ngồi ra, những cán bộ, giáo viên công tác tại các vùng dân tộc thiểu số lại cịn có các chế độ đặc biệt khác trong việc luân chuyển, bố trí cơng tác và việc được trao tặng các danh hiệu nhà giáo…

Nhìn chung, các chính sách cụ thể được triển khai tại các vùng dân tộc thiểu số của mỗi nước có sự khác nhau bởi nó liên quan đến rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và các vấn đề có tính chất đặc thù của mỗi nước. Tuy nhiên, từ sự khác nhau ấy, cũng đem đến những tham khảo cho các nhà giáo dục của hai nước nhằm phát huy những thế mạnh sẵn có và hạn chế những điểm yếu. Tất cả vì một mục tiêu, đó là: phổ cập giáo dục cho nhân dân vùng dân tộc thiểu số hai nước Việt – Trung.

2.4. Tiểu kết về chính sách và thực trạng thực hiện PCGD dân tộc thiểu số thiểu số

Thứ nhất, giáo dục là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định sự phát triển của một quốc gia. Tầm quan trọng của giáo dục được thể hiện rõ trong tư tưởng của nhà lãnh đạo, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam- Trung Quốc và được các địa phương nghiêm túc thực hiện để phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Vấn đề giáo dục luôn được thể hiện rõ trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đơng – 2 nhà tư tưởng, hai vị lãnh đạo của Việt Nam, Trung Quốc. Tuy cách thể hiện khác nhau, nhưng cả hai vị lãnh đạo luôn đặt mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.Có thể khẳng định tư tưởng của Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đơng đã đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục của đất nước: phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, mọi người dân đều có quyền bình đẳng…

Thứ hai, thực hiện theo tư tưởng của hai nhà lãnh đạo, Đảng và Nhà nước Việt Nam- Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển giáo dục, phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục tiểu học, THCS nói riêng.

- Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đặt ra những mục tiêu phổ cập giáo dục như: đến năm 2000 cả nước hồn thành xóa mù chữ hồn tồn cho dân số ở độ tuổi 15-35 và phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi; đến năm 2010 hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; đến năm 2020 hoàn thành phổ cập giáo dục THPT. Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về phổ cập giáo dục, ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục, quyền và trách nhiệm tham gia thực hiện giáo dục của các cơ quan, người dân…

- Ở Trung Quốc, từ khi thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc đã luôn cố gắng phát triển sự nghiệp giáo dục, trình bày tồn diện những vấn đề quan trọng đối với tính chất, địa vị, tác dụng, tương lai của giáo dục, chỉ đạo phát triển giáo dục ổn định, lâu dài. Nhiều văn kiện liên quan đến giáo đục được đưa ra: “Quy định về cải cách thể chế giáo dục” (1985), “đề cương cải cách và phát triển giáo dục” (1993), “đề cương cải cách giáo dục và quy hoạch phát triển chung và dài hạn nawm2010- 2020 (quốc hội khóa XVII)…

Thứ ba, dựa trên chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam- Trung Quốc đã được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của nhiều địa phương. Các chính sách đối với vấn đề phổ cập và phát triển giáo dục được đề cập trên những phương diện chính như : chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng mở rộng mạng lưới trường học, lớp học; xây dựng trường nội trú; cái thiện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và đào tạo..); chính sách đối với người học (chính sách miễn học phí, hỗ trợ chi phí ăn ở, nâng cao chế độ dinh dưỡng cho học sinh…); chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (chế độ nhà ở, lương và phụ cấp, luân chuyển công tác, khen thưởng…).

Thứ tư, sau khi thực hiện những chính sách nhằm phát triển giáo dục, nhìn chung vấn đề phổ cập giáo dục cho các dân tộc thiểu số ở các địa phương (Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc) đã có nhiều chuyển biến tích cực.

- Về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo, mạng lưới các trường học, lớp học tăng lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của đồng bào dân tộc thiểu số: ở Lào Cai, đến năm 2012 có 197 trường mầm non (tăng 4,06% so với năm 2010), 239 trường tiểu học (tăng 0,84% so với năm 2010), 189 trường THCS (tăng 0,53% so với năm 2010); ở Lai Châu, năm 2012 có 135 trường mầm non (tăng 5,93% so với năm 2010), 144 trường tiểu học (tăng 5,56% so với năm 2010), 118 trường THCS (tăng 7,63% so với năm 2010)…; ở tỉnh Vân Nam nói chung và các huyện giáp biên giới của châu Hồng Hà như huyện Kim Bình, huyện Lục Xn, huyện Hà Khẩu nói riêng mạng lưới trường học, lớp học cũng tăng lên.

- Về số lượng học sinh của các địa phương, tuy vẫn cịn tình trạng học sinh bỏ học, nhưng nhìn chung số lượng học sinh có xu hướng tăng lên và ổn định hơn: ở Lào Cai, năm 2012 có 66.450 học sinh tiểu học (tăng 5,87% so với năm 2010), 44.070 học sinh THCS (giảm nhẹ so với năm 2010); ở Lai Châu năm học 2012- 2013 có 47.610 học sinh tiểu học (tăng 8,13% so với năm học 2010-2011), có 27.120 học sinh THCS (tăng 5,86% so với năm học 2010-2011); các huyện Kim Bình, huyện Lục Xuân, huyện Hà Khẩu số học sinh các cấp nói chung và số học sinh cấp tiểu học, THCS nói riêng cũng có xu hướng tăng dần. Bên cạnh đó, nhờ vào những chính sách đối với học sinh (miễn giảm học phí, chi phí sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng…) đã góp phần nâng cao chất lượng học sinh hơn.

- Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các địa phương, nhìn chung có xu hướng tăng lên về số lượng và nâng cao hơn về chất lượng nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước và của từng địa phương.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHỔ CẬP GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 74 - 77)