Bản chất của phổ cập giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 34 - 38)

B. NỘI DUNG

1.4. Bản chất của phổ cập giáo dục

1.4.1. Thuật ngữ “phổ cập”, “phổ cập giáo dục”, “phổ cập giáo dục tiểu học” và “phổ cập giáo dục trung học cơ sở” tiểu học” và “phổ cập giáo dục trung học cơ sở”

Từ “phổ cập” được dịch ra tiếng Anh là: generalize, universalize, make widespread, make compulsory to everyone… mang một nét nghĩa chung là làm cho ai cũng biết, làm cho ai cũng có, làm thành phổ thơng, làm thành phổ biến, làm cho lan rộng.

Từ “phổ cập giáo dục”4 được dịch ra tiếng Anh là: to universalize education. Chúng mang một nét nghĩa chung là làm cho ai cũng được giáo dục, làm cho ai cũng đạt được một trình độ giáo dục.

Trong luật pháp về giáo dục của Trung Quốc, “phổ cập giáo dục” được dịch là “giáo dục nghĩa vụ”. Điều khác biệt so với nghĩa tiếng Anh nói trên là giáo dục Trung Quốc khơng chỉ để mọi người ai ai cũng có quyền đi học miễn phí, hơn nữa cịn mang tính bắt buộc mọi người đi học theo pháp luật. Người giám hộ bắt buộc phải đưa con em đến tuổi đi học đến trường học. Điều này có chút khác biệt với cả thế giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng.

“Phổ cập giáo dục tiểu học”5 là việc đảm bảo cho toàn bộ trẻ em trong một độ tuổi nhất định do luật pháp quy định, đạt được trình độ giáo dục tiểu học. Ở Việt Nam, bậc tiểu học bao gồm 5 năm; ở Trung Quốc, tùy theo khu vực khác nhau thì bậc tiểu học bao gồm 5 năm hoặc 6 năm (trong một số khu vực được thí nghiệm giáo dục sẽ thi hành chính sách 6 năm tiểu học).

“Phổ cập giáo dục trung học”cơ sở là phổ cập trình độ học vấn 9 năm/12 năm giáo dục phổ thông vào phạm vi đại trà, phổ cập một trình độ chất lượng tri thức, kĩ năng, nhất là kĩ năng sống và thái độ, tức là một chất lượng mới của từng người và của cả dân tộc.

Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

Theo Hà Thế Ngữ6, “ Phổ cập giáo dục là tổ chức việc dạy và việc học nhằm làm cho toàn thể thành viên trong xã hội, đến một độ tuổi nhất định (thường là độ tuổi bắt đầu chính thức tham gia lao động xã hội) đều có được một trình độ giáo dục nhất định (theo số năm học hoặc theo bậc học).

Khi pháp luật đã quy định đối tượng, độ tuổi và trình độ phổ cập giáo dục, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, các điều kiện để bảo đảm thực hiện thì phổ cập giáo dục đã trở thành chế độ bắt buộc.

1.4.2. Bản chất của công tác phổ cập giáo dục

Phổ cập giáo dục phổ thơng đã được thực hiện với hình thức và mức độ khác nhau. Nhưng cộng đồng quốc tế thừa nhận, công tác phổ cập giáo dục phổ thơng cần phải có 2 yếu tố cơ bản sau:

- Thực hiện giáo dục phổ thông khơng phải trả tiền cho tồn dân.

5

Số 56-LCT/HDDNN8 “Luật Phổ cập Giáo dục” của Quốc Hội (Ngày 12/08/1991), Điều 2. 6Tài liệu tham khảo số 20 Hà Thế Ngữ. “Phổ cập giáo dục cấp I”. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1998.

- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc cho những lứa tuổi nhất định.

Tuy nhiên, phổ cập giáo dục phổ thông là một chủ trương, một nhiệm vụ luôn gắn liền với bản chất và ý nghĩa của nền giáo dục quốc gia đó. Yếu tố thứ nhất chỉ có thể thực hiện được tại các nước mà thể chế chính trị đã xác lập một quan điểm rõ ràng là nền giáo dục phục vụ nhân dân lao động. Còn yếu tố thứ hai đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia, bởi vì hiện nay, trên thế giới vẫn cịn nhiều người bị bóc lột, tư tưởng phân biệt chủng tộc, trọng nam, khinh nữ vẫn tồn tại thì việc thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc cho những lứa tuổi nhất định là khó thực hiện.

“Chính phổ cập giáo dục phổ thơng địi hỏi sự thực hiện quy luật xã hội học và kinh tế học cơ bản của chủ nghĩa xã hội, là phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của mọi thành viên trong xã hội và thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần càng tăng của toàn xã hội, trong tiến trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chế độ phổ cập giáo dục là một bộ phận quan trọng trong chế độ làm chủ tập thể văn hoá, mà nội dung là tạo ra cho mọi người một cuộc sống tinh thần phong phú, phù hợp với mục đích cao quý của chủ nghĩa xã hội, là biến mọi giá trị văn hoá thành tài sản của nhân dân và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra mọi giá trị về văn hoá, là làm cho các quan hệ đối xử giữa người với người thể hiện lẽ sống tốt đẹp; mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

Có thể nói, cơng tác phổ cập giáo dục phổ thơng là nền tảng cơ bản cho sự hình thành một xã hội mới vững chắc, nó thực sự tạo ra được chất lượng nhân cách, lực lượng tinh thần mới, đồng thời cũng tạo ra khả năng sáng tạo, với một trình độ văn hố và lối sống mới cho mọi người. Vì vậy, cơng tác phổ cập giáo dục phổ thông không thể chỉ dừng lại ở một công việc giản đơn là truyền thụ một khối lượng tri thức tối thiểu, một nhóm kĩ năng cơ bản cho thế hệ trẻ có thể làm chủ được mơi trường sống, hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, phổ cập giáo dục phổ thông không đồng nghĩa với công tác huy động trẻ em đúng độ tuổi đến trường và giữ các em trong nhà trường một số năm học nhất định. Công tác phổ cập giáo dục

phổ thông phải làm được chính là tạo lập được một nền móng vững chắc, qua đó phát hiện và bồi dưỡng được những người lao động giỏi trong sản xuất, những tài năng xuất sắc trong khoa học, kỹ thuật...

Tóm lại, phổ cập giáo dục phổ thơng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần mang lại kết quả thực sự cho cộng đồng, tạo được sức mạnh và sinh khí mới để phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Đối với Việt Nam, công tác phổ cập giáo dục phổ thông phải thể hiện được bản chất ý nghĩa của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp thu trình độ văn hố, nhằm phát triển nhân cách toàn diện, đồng thời tạo ra cơ sở cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC KHU VỰC KHẢO SÁT CỦA HAI NƯỚC VIỆT TRUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)