Tư tưởng về giáo dục của các nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 38 - 42)

B. NỘI DUNG

2.1. Chính sách phổ cập giáo dục của Việt Nam (tỉnh Lai Châu, Lào Cai) Trung

2.1.1. Tư tưởng về giáo dục của các nhà lãnh đạo

2.1.1.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh

Với Hồ Chí Minh, vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người luôn được quan tâm đặc biệt. Trong bất kỳ hồn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng ln là chiến sỹ tiên phong trong việc lãnh đạo, vận động và tổ chức cho quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng họ khỏi ách áp bức bóc lột, xố bỏ các định kiến lạc hậu, xấu xa, tạo điều kiện cho hết thảy mọi người vươn lên làm chủ vận mệnh, tương lai của đất nước và của chính mình. Ngay từ những ngày cịn bơn ba ở nước ngồi để tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xay (Hội nghị của các quốc gia thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phân chia phạm vi ảnh hưởng và quyền lực) bản yêu sách gồm 8 điểm đòi quyền tự quyết cho các dân tộc Đông Dương, trong đó điểm thứ 6 đã nhấn mạnh: “Cần tự do giáo dục, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ”7.

Hồ Chí Minh đã cho cơng luận trong và ngồi nước thấy tội ác ghê tởm của chế độ thực dân trong khi chúng thực hiện các chính sách độc ác “làm ngu dân”, “gieo rắc một nền giáo dục đồi bại” đồng thời dũng cảm đấu tranh trực diện với hệ thống bè lũ thực dân Pháp, đòi được “tự do học tập” và “thực hành giáo dục toàn dân”.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời nhưng lại phải đối mặt với sự hoành hành của “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm; Hồ Chí Minh đã tuyên bố với đồng bào cả nước rằng: “Giặc dốt cũng nguy hại như giặc ngoại xâm”, Hồ Chí Minh kêu gọi tồn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ vô cùng trọng đại và cấp bách là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 03/9/1945 vấn đề chống nạn mù chữ đã được đề cập đến. Sau đó, ngày 08/9/1945 Chính phủ đã ban hành 3 sắc lệnh (số 17/SL, 19/SL và 20/SL) đặt sự nghiệp bình dân học vụ vừa là phong trào cách mạng, vừa là một thể chế văn hố giáo dục của Nhà nước Dân chủ Cộng hồ. Một kỷ nguyên mới của nền giáo dục cách mạng do dân, của dân và vì dân đã được hình thành.

Ngày 04/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, trong đó có đoạn viết: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giầu, mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì quan điểm phải xây dựng một nền giáo dục toàn dân, chống nạn dốt và nâng cao dân trí8. Cơng tác bình dân học vụ và bổ túc văn hố đã góp phần đáng kể trong q trình đấu tranh giảm dần sự bất bình đẳng về giáo dục, sự cách biệt về học vấn giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng, miền tạo sự hoà hợp trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Những tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở về lý luận cho các cuộc cải cách giáo dục được tiến hành ở nước Việt Nam với mục tiêu xây dựng nhà trường dân tộc, dân chủ và nhà trường xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta thực hiện hàng loạt các chủ trương đặt nền móng cho nền quốc học, như phổ cập giáo dục sơ học, nâng cao trình độ học vấn phổ thông, đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nhân tài... để hình thành

những chuẩn mực đạo đức và giá trị văn hoá, tinh thần cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

2.1.1.2. Tư tưởng của Mao Trạch Đông

Là một người theo chủ nghĩa Mác, Mao Trạch Đông đã kết hợp lý luận giáo dục chủ nghĩa Mác và tình hình thực tế Trung Quốc một cách sáng tạo, từ gốc lý luận tiến hành khai thác một con đường phát triển giáo dục dựa theo tình hình đất nước, góp phần quan trọng trong lịch sử phát triển giáo dục Trung Quốc.

Mao Trạch Đông rất chú trọng cơng tác giáo dục. Ơng cho rằng giáo dục đi trước cách mạng, là tiền đề của cách mạng; trong cách mạng, giáo dục là một đường lối tất yếu và quan trọng. Giáo dục cũng là một mặt trận quan trọng để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng. Cách mạng phải dựa vào quần chúng nhân dân, chỉ khi quần chúng nhân dân tiếp thu được giáo dục cách mạng, nắm vững được cơng cụ văn hóa, hiểu rõ về lý luận cách mạng mới có thể trở thành lực lượng cách mạng.

Trong thời kỳ cách mạng ruộng đất, Mao Trạch Đông khẳng định nhiệm vụ quan trọng của giáo dục văn hóa Xơ-viết là dùng chủ nghĩa cộng sản trang bị kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa quần chúng, thi hành chế độ giáo dục phổ cập, tăng cường sức lực quần chúng trong chiến tranh cách mạng.

Thời kỳ kháng chiến chống Nhật và đấu tranh giải phóng, chế độ giáo dục phải thay đổi phương thức cũ, giáo trình cũ, cải cách sang một chế độ mới phục vụ cho việc kháng chiến chống Nhật; phải tiến hành đổi mới căn bản về các phương thức giáo dục cũ và giảng dạy giáo trình mới. Vì thế Mao Trạch Đơng đích thân làm Chủ tịch Ban giáo dục đại học chính trị quân đội chống Nhật, tự biên soạn giáo trình và giảng dạy, đào tạo lực lượng cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Diên An – một huyện thuộc vùng sâu vùng xa và kém phát triển về giáo dục đã trở thành một trung tâm giáo dục cách mạng. Đến năm 1946, vùng biên Thiểm Cam Ninh đã xây dựng được 2990 trường tiểu học, với số lượng học sinh gần 300.000 người, 7

trường phổ thông trung cấp, thành lập những trường nổi tiếng như trường đại học quân sự chính trị chống Nhật, Thiểm Bắc Công học (tiền thân của Đại học Nhân dân Trung Quốc), Trường đẳng Trung ương và Học viện Lỗ Tấn. Các trường học tại căn cứ địa đã đào tạo ra rất nhiều cán bộ cách mạng, trong đó có nhiều người đã trở thành cán bộ các ban ngành của Trung Quốc thời kì đổi mới.

Sau khi Trung Quốc chuyển sang giai đoạn mới, Mao Trạch Đông lập tức đề nghị “khôi phục và phát triển giáo dục nhân dân là một trong những nghiệm vụ quan trọng nhất hiện nay”, “phải làm trình tự và cẩn thận để triển khai công tác cải cách sự nghiệp giáo dục cũ và sự nghiệp văn hóa xã hội cũ”, “một trong những nhiệm vụ quan trọng của những ngày đầu Trung Quốc thời kì đổi mới là tiến hành cơng tác xóa mù chữ cho 80% dân số”. Cuối năm 1949, dưới sự quan tâm của Mao Trạch Đông, Hội nghị cơng tác giáo dục tồn quốc lần thứ 1 được tổ chức và quyết định: “nên lấy kinh nghiệm giáo dục của khu giải phóng làm cơ sở, tiếp thu những kinh nghiệm hữu ích của giáo dục cũ, nhờ vào kinh nghiệm của Liên Xô để xây dựng giáo dục của giai đoạn chủ nghĩa dân chủ mới”. Căn cứ theo những phương châm này, chính phủ nhân dân đã thu hồi chủ quyền giáo dục từ chủ nghĩa đế quốc, cải tạo hơn 30.000.000 các loại trường học, đưa các trường học vào hệ thống giáo dục chủ nghĩa xã hội. Sau đó tiến hành điều chỉnh các khoa viện và cải cách giảng dạy, tổ chức giáo dục công nông, kết hợp giáo dục và lao động sản xuất, đặt nền móng cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Năm 1920, trong thư của Mao Trạch Đông gửi cho các học viên Hội Tân Dân học du học Pháp khẳng định: “nếu giai cấp vô sản khơng nắm được chính quyền, làm sao có thể có quyền giáo dục”. Năm 1957, khi khẳng định tính giai cấp của giáo dục, ơng nói rằng: “giáo dục, trường học, văn hóa, nghệ thuật đều là hình thái ý thức, đều là kiến trúc thượng tầng, đều có tính giai cấp”. Ngày 20 tháng 10 năm 1933, trong Hội nghị xây dựng giáo dục văn hóa Trung ương, đã thông qua quyết định xây dựng nhà trường Xô-viết, quyết định chế độ trường học Xô-viết là một chế độ giáo dục thống nhất, khơng có đẳng cấp, đối với tất cả nhân dân đều có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)