Khai thác triệt để mọi nguồn lực giáo dục để thực hiện mục tiêu PCGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 78 - 80)

3.1.2 .Tổ chức thực hiện

3.2.1. Khai thác triệt để mọi nguồn lực giáo dục để thực hiện mục tiêu PCGD

- Tận dụng chức năng của cán bộ chuyên trách và đội ngũ tuyên truyền viên tự nguyện trực tiếp đến từng gia đình vận động thực hiện chỉ tiêu PCGD.

3.2.Tổ chức thực hiện

3.2.1. Khai thác triệt để mọi nguồn lực giáo dục để thực hiện mục tiêu PCGD tiêu PCGD

Thực trạng việc PCGD ở các tỉnh biên giới Việt – Trung là vơ cùng khó khăn vì có nhiều vùng sâu, vùng xã, vùng nhiều đồng bào dân tộc. Không những trường lớp ở nhiều thơn bản cịn tạm bợ, chưa kiên cố hóa, mà tài liệu, đồ dùng học tập cũng cịn rất thiếu thốn. Do đó khơng thể chỉ dựa vào hệ thống nhà trường tiểu học và trung học cơ sở để thực hiện mục tiêu PCGD bằng việc đưa 100% trẻ trong độ tuổi đến trường học, mà phải tận dụng nhiều lực lượng, nhiều loại hình trường với nhiều hình thức linh hoạt để thu hút cả đối tượng quá tuổi đi học.

3.2.1.2.Tổ chức thực hiện

- Phòng giáo dục được coi là cấp quản lý cơ sở cần kế hoạch hóa chỉ tiêu PCGD cho các trường, các địa phương trong địa hạt hành chính của mình. Trước hết là phải cùng ủy ban dân số của huyện, dựa vào các lực lượng của địa phương điều tra, thống kê số học sinh trong độ tuổi cần được theo học chính quy để có trình độ phổ cập tiểu học và THCS; và số đối tượng đã quá tuổi cần phổ cập trong đó có tính đến các đối tượng con em gia đình cực kỳ khó khăn, con em gia đình có hồn cảnh đặc biệt, v.v...

- Căn cứ vào phân loại học sinh mà xây dựng kế hoạch, sử dụng các hình thức học theo chương trình bổ túc – học tại chức học theo các lớp phổ thông, học trong trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng cho người lớn tuổi, học tập trung tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, v.v...

- Trong trường hợp thiếu trường, thiếu lớp, các trường tiểu học và THCS có thể dạy thêm ca chiều, ca tối nhưng cần có sự bồi dưỡng hợp lý đối với giáo viên.

3.2.2. Phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng với sở giáo dục để đảm bảo chỉ tiêu PCGD

3.2.2.1.Định hướng chung

Thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục nói chung, PCGD nói riêng khơng chỉ là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục và đào tạo mà cịn cần có sự phối hợp

của các ngành chức năng như Tài chính (về kinh phí); Kế hoạch và Đầu tư (về xây dựng cơ sở vật chất)v.v...

3.2.2.2.Tổ chức thực hiện

- Kế hoạch của cơ sở phải bảo đảm huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đếnlớp học theo chương trình phổ thơng; phát huy tối đa khả năng của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất hiện có để tổ chức và dạy các lớp bổ túc tiểu học và THCS theo hướng đơn vị đạt chuẩn PCGD càng sớm càng tốt; đồng thời đề ra các phương án, các khả năng về đích sớm hơn nếu có sự hỗ trợ, tăng cường kinh phí, giáo viên của cấp trên.

- Kế hoạch của toàn ngành dựa trên nhu cầu của tất cả các đơn vị (xã, huyện) ; huy động và cân đối các nguồn lực về tài chính, con người trong phạm vi tỉnh để lựa chọn những mục tiêu ưu tiên cần tập trung chỉ đạo hoàn thành dứt điểm. Thu hẹp càng nhanh càng tốt số diện đơn vị chưa đạt chuẩn tiến tới tập trung sức chỉ đạo và tập trung các nguồn lực cho các huyện đặc biệt khó khăn bảo đảm tiến độ và chất lượng PCGD.

- Tổ chức các phong trào “vận động tiết kiệm”, “lá lành đùm lá rách” trong học sinh những vùng phát triển nữa hơn để quyên góp dụng cụ học tập, sách vở, quần áo giúp đỡ các bạn học sinh vùng khó khăn.

- Ưu tiên tuyển dụng vào biên chế của ngành những giáo sinh mới tốt nghiệp ra trường tình nguyện đến vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn dạy các lớp PCGD từ 2 đến 3 năm.

- Tiết kiệm chi tiêu kinh phí chi thường xuyên của toàn ngành, ưu tiên bảo đảm các nhu cầu chi tối thiểu cho người dạy, người học bảo đảm đúng theo chế độ chính sách hiện hành cho PCGD hồn thành đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 78 - 80)