Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc về phổ cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 42 - 46)

B. NỘI DUNG

2.1. Chính sách phổ cập giáo dục của Việt Nam (tỉnh Lai Châu, Lào Cai) Trung

2.1.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc về phổ cập

quan trọng hàng đầu.

2.1.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc về phổ cập giáo dục phổ cập giáo dục

2.1.2.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu màHồ Chí Minhln đau đáu “ai cũng được học hành” và “làm cho đất nước Việt Nam trở thành một đất nước thông thái”; Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành một số chính sách phát triển giáo dục quốc dân, mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục phổ thông, như sau:

Về phổ cập giáo dục tiểu học

Năm 1990 – Năm quốc tế chống nạn mù chữ, Chính phủ Việt Nam đã thành lập “Uỷ ban quốc gia chống mù chữ” nhằm thực hiện các hoạt động của Thập kỷ xoá mù chữ và giáo dục cho mọi người (1990 – 2000) với hai nhiệm vụ chính là xố mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII); Luật phổ cập giáo dục tiểu học (12/8/1991) và Nghị quyết Quốc hội khoá VII (1991) về thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đều khẳng định tầm quan trọng và đề ra những phương hướng cụ thể của công tác phổ cập giáo dục. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 cả nước hồn thành xố mù chữ hoàn toàn cho dân số ở độ tuổi 15 đến 35 và phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi.

Về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã xác định mục tiêu: nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học; hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 và phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2020. Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hiện phổ cập giáo dục THCS đã xác định:

- Mục tiêu của phổ cập giáo dục THCS là bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước.

- Chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS đối với các xã, phường, thị trấn: huy động số học sinh THCS đạt tỷ lệ từ 95% trở lên, những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn từ 80% trở lên; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp THCS từ 90% trở lên (vùng khó khăn 75%); bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15-18 đạt trình độ THCS từ 80% trở lên (vùng khó khăn 70%). Đối với tỉnh, thành phố phải bảo đảm 100% số quận, huyện đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục THCS.

- Trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục THCS: công dân trong diện phổ cập giáo dục có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên học tập. Nhà nước có chính sách đảm bảo các điều kiện về giáo viên, trường lớp, sách giáo khoa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, tham gia việc phổ cập giáo dục THCS. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên tồn dân thực hiện giám sát việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS.

Chỉ thị số 61/CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2000 về thực hiện phổ cập giáo dục THCS khẳng định mục tiêu là nâng cao mặt bằng dân trí một cách tồn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục THCS; quy định mục tiêu, đối tượng, chương trình phổ cập giáo dục THCS; quyền hạn và nghĩa vụ của đối tượng, trách nhiệm của gia đình và xã

hội và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục THCS, tiêu chuẩn và việc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Trong đó có một số nội dung quan trọng:

- Về phương thức giáo dục được áp dụng để thực hiện phổ cập giáo dục THCS là phương thức giáo dục chính quy hoặc phương thức giáo dục khơng chính quy. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho phổ cập giáo dục THCS; Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS ở Việt Nam theo quy định của Pháp luật.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và mọi cơng dân có trách nhiệm và quyền được tham gia thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS theo khả năng và quy định của pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, nhằm đảm bảo các điều kiện và tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục THCS đạt tiến độ và chất lượng.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cân đối ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại địa phương. Uỷ ban nhân dân các huyện quản lý, thực hiện các quy định về sử dụng ngân sách, bảo đảm thực hiện các chính sách đối với giáo viên. Uỷ ban nhân dân các xã tuyên truyền, vận động nhân dân tạo điều kiện cho học sinh độ tuổi đi học phổ cập giáo dục THCS; đóng góp, xây dựng các cơng trình giáo dục và giúp đỡ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hồn thành nhiệm vụ.

2.1.2.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Trung Quốc

Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tham gia cách mạnh chủ nghĩa Tân Dân chủ và xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa. Trong thời gian cách mạnh đấu tranh và thực tiễn xây dựng quốc gia lâu dài đã

tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, hình thành những nhận biết khoa học đối cách mạnh Trung Quốc và xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển sự nghiệp giáo dục.

Sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc đó là đi từ khơng đến có, từ tỷ lệ nhập học thấp đến phổ cập giáo dục hiện đại hóa tồn dân, bước vào một con đường phát triển tồn diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trình bày tồn diện những vấn đề quan trọng đối với tính chất, địa vị, tác dụng và tương lai của giáo dục, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục Trung Quốc phát triển một cách ổn định và lâu dài. Những chính sách này đã có tác động thay đổi một cách to lớn diện mạo sự nghiệp giáo dục của Trung Quốc, đồng thời cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nghiệp giáo dục tồn nhân loại. Cụ thể, tính đến năm 1965, các cấp học tại Trung Quốc đã có tới 5.550.000 giáo viên và nhân viên quản lý, tăng thêm hơn 5 lần so với năm 1949, là tiền đề cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng trong thời kỳ đó. Đến cuối năm 1965, sự nghiệp phổ cập giáo dục tồn dân đã có sự thay đổi rõ rệt: xóa mù chữ hơn 102.723.000 người, trung bình mỗi năm xóa mù chữ được hơn 6.043.000 người; xây dựng được 1.681.939 trường tiểu học với số lượng học sinh theo học là 116.269.000 người, tỷ lệ trẻ em đến độ tuổi được đi học là 85%; số lượng trường phổ thông trung học (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông) là 18.102 trường, học sinh theo học 14.320.000 người, tỷ lệ lên lớp của học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 47%, tăng 6,9 lần so với năm 1946.

Những thành tựu này tiếp tục được Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh trong các giai đoạn tiếp theo. Năm 1985, Trung ương ban cấp “quyết định về cải cách thể chế giáo dục”, nêu ra mục tiêu về phát triển phổ cập 9 năm giáo dục nghĩa vụ. Năm 1993, Trung ương ban cấp “đề cương cải cách và phát triển giáo dục”. Năm 1995, Trung ương đề ra chiến lược “khoa giáo hưng quốc”. Từ kì họp Quốc hội khóa XVI đến nay, giáo dục bao giờ cũng được Trung ương đặt vào vị trí chiến lược để ưu tiên phát triển, đề ra nhiều biện pháp nhằm thi hành chiến lược nhân tài hưng quốc và áp dụng hàng loạt chương trình hành động quốc gia. Quốc hội khóa XVII đề ra yêu cầu mới và nhiệm vụ mới nhằm ưu tiên phát triển giáo dục, xây

dựng nhân tài cho đất nước. Đặc biệt Quốc hội đã ban hành “Đề cương cải cách giáo dục và quy hoạch phát triển trung và dài hạn quốc gia năm 2010 - 2020”, trong đó cơng tác phổ cập giáo dục sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số sẽ là một động lực to lớn nhằm đẩy mạnh và phát triển nhanh chóng sự nghiệp giáo dục Trung Quốc.

Từ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XVI đến nay, các thế hệ lãnh đạo Trung ương Trung Quốc đã đẩy mạnh cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, khẳng định “tài nguyên nhân tài là tài nguyên đầu tiên”, đề ra chiến lược “nhân tài cường quốc”, xây dựng kế hoạch chính lược về ưu tiên phát triển giáo dục và tài nguyên nhân lực cường quốc. Ngày 29 tháng 8 năm 2006, tại Trung Nam Hải, Cục Chính trị Trung ương tổ chức học tập tập thể lần thứ 34, nội dung nhằm nắm bắt xu hướng phát triển giáo dục thế giới và đẩy mạnh cải cách cơ chế giáo dục trong nước. Trong lần học tập này, Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế giáo dục, phối hợp giữa thành phố và làng xã; phổ cập giáo dục khu vực dân tộc thiểu số; chú ý tới quy mô, kết cấu, chất lượng, hiệu quả nhằm phát triển giáo dục bền vững.

Như vậy, có thể nhận thấy, về vấn đề phổ cập giáo dục nói chung, phổ cập giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng ln được Đảng và Nhà nước Trung Quốc đặc biệt coi trọng. Đây chính là những tiền đề cơ bản để phát triển đất nước, đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)