Công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 84 - 89)

3.1.2 .Tổ chức thực hiện

3.2.3 .Tôn trọng người học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

3.3. Công tác quản lý

3.3.1. Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý PCGD PCGD

3.3.1.1. Định hướng chung

Thực hiện lao động quản lý có kết quả không chỉ phải bám sát vào các chức năng quản lý, vào nhiệt tình, vào nghệ thuật ứng xử, giao tiếp, v.v... mà còn phải biết vận dụng các thành quả của các khoa học khác đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý.

Bản chất của lao động quản lý là thu thập thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, sử dụng thông tin để đạt mục tiêu đã đề ra. Đây là một công việc rất phức tạp đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nào; đặc biệt là đối với quản lý PCGD THCS có đặc thù ln luôn biến động, luôn chứa đựng các yếu tố ngoại sinh. Do đó để bảo đảm được tính khoa học, chính xác, tiết kiệm được sức lao động thủ cơng, xử lý kịp

thời, có biện pháp kịp thời để thúc đẩy hệ vận hành đi đến mục tiêu cần phải thực hiện quản lý một cách hiểu quả.

3.3.1.2.Tổ chức thực hiện

- Hiện nay, ở các trường THCS, nguồn thơng tin về trình độ học vấn hiện tại của dân số độ tuổi 6-18 nằm trong cuốn sổ PCGD mà các trường đã lập ra thông qua điều tra cơ bản về PCGD ở một thời điểm xác định tuỳ theo từng đơn vị huyện thị; và hàng năm, được điều chỉnh, bổ sung vào khoảng cuối tháng 9 cho đến trung tuần tháng 12.

- Thứ tự trẻ ghi trong sổ là theo trình tự tăng dần của ngày tháng sinh hoặc theo thôn bản cho những trẻ sinh cùng một năm. Trong khi đó danh sách học sinh các lớp học bao gồm những trẻ có nhiều độ tuổi khác nhau, lại được xếp theo vần a, b, c.

- Để bổ sung điều chỉnh sổ phổ cập hàng năm, nhà trường phải lần lượt huy động tất cả những giáo viên phụ trách điều tra thơn bản đến văn phịng nhà trường, phối hợp với người phụ trách hồ sơ phổ cập của trường để cùng làm. Điều này mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên.

- Việc lập các biểu mẫu thống kê, tổng hợp cũng vậy. Để hoàn thành lập biểu tổng hợp PCGD của đơn vị xã, cán bộ phụ trách hồ sơ phổ cập phải đếm đi đếm lại nhiều lần trên các cột số liệu của tồn bộ danh sách trẻ 6-18 tuổi có trên địa bàn xã phường. Trong khi các cán bộ, giáo viên quản lý hồ sơ phổ cập đều là kiêm nhiệm. Chính họ cũng đang phải căng sức ra để tham gia dạy các lớp bổ túc PCGD.

Những khó khăn trên đã làm cho q trình thu thập và xử lý thơng tin PCGD chậm trễ, đơi khi cịn thiếu chính xác, khó khăn cho việc quản lý điều hành tồn hệ thống.

- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, số hố cuốn sổ phổ cập giáo dục ở xã, phường sẽ cho phép giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn nêu trên.

3.3.2.Tăng cường kiểm tra, thanh tra thực hiện mục tiêu PCGD ở từng đơn vị cơ sở

3.3.2.1. Định hướng chung

Thanh tra, kiểm tra là chức năng quản lý vô cùng quan trọng để thu thập thông tin nhằm đánh giá kế hoạch, mục tiêu, các quyết định thực hiện đến đâu, có gì trục trặc, lệch lạc trong quá trình thực hiện?

Thanh tra, kiểm tra cũng chính là để phát hiện ra những nhân tố tích cực, những tấm gương lao động, sáng tạo để kịp thời động viên, kích thích họ càng nỗ lực hơn góp phần thực hiện mục tiêu của đơn vị.

Nhờ có thanh tra, kiểm tra mà trong hoạt động quản lý phát hiện ra được những lệch lạc, những vấn đề còn lộn xộn làm cản trở, chệch hướng hệ đang vận hành và kịp thời có biện pháp, quyết định ngăn chặn, can thiệp. Vì vậy, có thể khẳng địnhđể thực hiện được mục tiêu PCGD thì khơng thể thiếu được biện pháp kiểm tra và thanh tra.

3.3.2.2.Tổ chức thực hiện

- Kiểm tra là chức năng của người quản lý, lãnh đạo đơn vị mà mình phụ trách. Cấp huyện có trưởng phịng giáo dục, cấp xã có hiệu trưởng trường tiểu học và THCS chịu trách nhiệm chính thành lập hội đồng (ban) kiểm tra tùy theo cơng việc của cả q trình hay trong từng giai đoạn; kiểm tra định kỳ hay đột xuất.

- Ban kiểm tra nên có các đại diện của các thành phần liên đới: Đảng, đoàn thanh niên, cơng đồn, kế hoạch, tài chính, v.v... và là những đại diện thông thạo chuyên môn để có những đánh giá chính xác cơng việc, các bộ phận cần kiểm tra; đồng thời cũng phải là người có phẩm chất tốt đẹp như thẳng thắn, vơ tư, biết tôn trọng con người và công việc được kiểm tra.

- Phải xây dựng nội dung kiểm tra thật cụ thể. Trả lời đầy đủ các câu hỏi: Kiểm tra vấn đề gì? Ở đâu? Tiến độ thế nào? Kết quả ra sao? Có thực hiện được chỉ

tiêu khơng? Có gì trục trặc? v.v... Mọi nội dung kiểm tra phải đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chế, mục tiêu đã xác định để phân tích, so sánh, rút ra kết luận cái được và chưa được do nguyên nhân gì? Tại sao?

- Mọi hoạt động kiểm tra, thanh tra đều phải có đánh giá, kết luận để động viên, phát huy những mặt tích cực, đồng thời có những quyết định kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh những tồn tại, lệch lạc. Kiểm tra, thanh tra mà không đánh giá, hoặc không đánh giá được đều coi như thiếu quản lý, lãnh đạo.

- Đối với thanh tra, kiểm tra PCGD nên tổ chức đoàn theo liên ngành dưới sự chỉ đạo của UBND các cấp, có các lực lượng đang trực tiếp thực hiện cùng tham gia để có sự đánh giá chính xác, khách quan.

Xuất phát từ thực trạng phổ cập giáo dục của vùng dân tộc thiểu số của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, trong đó trọng tâm là các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Vân Nam, tơi đã có những so sánh và đánh giá về những điểm giống nhau và khác nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của hai nước; qua việc phân tích những ưu điểm và nhược điểm trong hệ thống chính sách ấy, tơi đã đề ra một số giải pháp mang tính khả thi để thúc đẩy quá trình phổ cập giáo dục tiểu học và THCS của hai nước. Đây có thể là những giải pháp mà Nhà nước hai bên có thể tham khảo để áp dụng vào thực tiễn của công tác phổ cập giáo dục.

3.4. Tiểu kết về chính sách và thực trạng thực hiện PCGD dân tộc thiểu số thiểu số

Để cơng tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiếu số nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn nữa, cần thực hiện tốt đồng thời nhiều biện pháp.

Đầu tiên, cần phải nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm đối với công tác phổ cập giáo dục từ nhà trường, các cơ quan ban ngành cho đến từng gia đình, cá nhân học sinh…để cộng đổng hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục và phổ cập giáo dục.

Thứ hai, cần phải có biện pháp khai thác triệt để mọi nguồn lực giáo dục để thực hiện mục tiêu PCGD. Cụ thể, cần lên kế hoạch mở rộng mạng lưới trường lớp phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương; phân loại từng đối tượng học sinh phù hợp với những trường, lớp, trung tâm đào tạo; trường hợp thiếu trường lớp có thể áp dụng dạy thêm ngồi giờ…

Thứ ba, đối với các cấp lãnh đạo và vấn đề quản lý giáo dục, các ban ngành chức năng cần có sự phối hợp đồng bộ từ TW đến địa phương (chiều dọc), và sự phối hợp giữa các ban ngành cùng cấp (chiều ngang). Cụ thể, ngoài sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục, cần nâng cao vai trị, vị trí chỉ đạo của các Sở giáo dục, đặc biệt là của Phòng giáo dục- cơ quan trực tiếp chỉ đạo ở địa phương ( dưới là các xã, trường). Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa ngành giáo dục và ban ngành liên quan với nhau để đảm bảo các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục như: về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (sự phối hợp giữa ngành giáo dục với Kế hoạch và Đầu tư), về kinh phí thực hiện (sự phối hợp với ngành Tài chính)…

Thứ tư, để tăng chất lượng giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng học sinh cần phải thực hiện những biện pháp giảng dạy có hiệu quả hơn, giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập…đồng thời cần tôn trọng học sinh, không nên tạo áp lực hay khiến học sinh cảm thấy tự ti…

Thứ năm, cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý PCGD bằng nhiều biện pháp, trong đó sử dụng cơng nghệ thơng tin là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp quản lý thông tin học sinh, quá trình đào tạo, lưu giữ cập nhật các thông tin liên quan nhanh chóng…

Cuối cùng, cần phải tăng cường kiểm tra- thanh tra việc thực hiện PCGD ở các cấp, các địa phương hơn nữa. Qua đó, đánh giá, ghi nhận những thành tựu đạt được, đồng thời phát hiện những vấn đề tiêu cực, những hạn chế cịn tồn tại; để từ đó có những biện pháp, quyết định xử lý kịp thời…và đưa ra những phương hướng phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 84 - 89)