Xác định vai trò, vị trí chỉ đạo của phòng giáo dục cấp huyện, thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 83 - 84)

3.1.2 .Tổ chức thực hiện

3.2.3 .Tôn trọng người học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

3.2.4. Xác định vai trò, vị trí chỉ đạo của phòng giáo dục cấp huyện, thị xã

thị xã

3.2.4.1. Định hướng chung

Mặc dù trực tiếp thực hiện việc dạy và học nhằm PCGD là ở cấp trường ở bậc học phổ thông và một số đơn vị trong đơn vị hành chính cấp huyện và xã, hay nói một cách khác là giáo viên trường THCS trực thuộc xã là chủ yếu; song để điều tiết các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) trợ giúp đầu tư cho những xã khó khăn, những thôn bản xa xôi,... thì huyện – phòng giáo dục huyện, là đơn vị trực tiếp quản lý các xã, các trường mới có đủ chức năng, quyền hạn can thiệp. Do đó, vai trò, vị trí chỉ đạo, can thiệp của cấp phòng là vô cùng quan trọng và ban chỉ đạo phổ cập giáo dục nói chung, PCGD tiểu học và THCS nói riêng của huyện có vai trò hết sức to lớn.

3.2.4.2.Tổ chức thực hiện

- Phòng giáo dục dựa vào số liệu dân số, kinh tế, văn hóa,... của các phòng chức năng và căn cứ vào sự phát triển, biến đổi học sinh ở các độ tuổi cấp dưới cung cấp; cùng với sự khảo sát các đặc điểm và phương diện khác nhau, v.v... để có các dự liệu khoa học lập kế hoạch tổng thể và từng xã trong địa bàn hành chính của mình về PCGD.

- Phòng giáo dục huyện là nơi trực tiếp quản lý con người, tài chính của các trường tiểu học và THCS. Do đó có thể điều phối các nguồn lực theo hướng tập trung ưu tiên thực hiện những mục tiêu PCGD.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện PCGD trên phạm vi toàn huyện, trong đó mỗi xã, mỗi trường được xem như một bộ phận cấu thành, hoạt động tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo, điều hành của ban chỉ đạo huyện.

- Trả lời ngay được các thông tin cơ bản phục vụ cho quản lý, điều hành hàng ngày công tác PCGD ở địa phương như: sốlớp, số học viên; địa chỉ các lớp bổ túc đang học, tiến độ thực hiện chương trình; những khó khăn, vướng mắc ở từng lớp, từng trường trong quá trình tổ chức dạy và học, thực hiện mục tiêu PCGD; ...

- Thiết lập bộ máy giúp việc đủ sức tham mưu cho ban chỉ đạo huyện trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện mục tiêu, tiến độ PCGD trên phạm vi huyện. Lựa chọn những cán bộ, giáo viên nhiệt tình, năng nổ, “có ý chí thép”, tâm đắc với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung, PCGD THCS nói riêng làm cán bộ chỉ đạo PCGD đủ sức làm tham mưu cho lãnh đạo phòng giáo dục cũng như ban chỉ đạo huyện đề ra những giải pháp có hiệu quả cao.

- Thường xuyên theo dõi tiến trình thực hiện PCGD qua các thời kỳ, các địa phương, kịp thời phát hiện các trục trặc để có các biện pháp kịp thời giúp cho các đơn vị thực hiện được mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 83 - 84)