Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 46 - 55)

B. NỘI DUNG

2.1. Chính sách phổ cập giáo dục của Việt Nam (tỉnh Lai Châu, Lào Cai) Trung

2.1.3. Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc

dân tộc thiểu số của Việt Nam ( tỉnh Lai Châu, Lào Cai) và Trung Quốc (châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam)

Đối với các chính sách phổ cập giáo dục, Luật giáo dục và Luật phổ cập giáo dục(Trung Quốc-Luật giáo dục nghĩa vụ) đềucó những quy định về phát triển và mở rộng PCGD.

Là một quốc gia đang phát triển, kinh tế-xã hội cịn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Cụ thể, ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo ngày càng tăng; từ 11% tổng chi ngân sách năm 1996 lên 15% năm 2000 và đến năm 2005 là 18%. Gần nhất, theo Thông tư số 99/2012/TT- BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Tài chính yêu cầu các ban, ngành liên quan bố trí dự tốn chi ngân sách nhà nước năm 2013 đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Qua đây có thể thấy Việt Nam là mộttrong những nước có tổng chi ngân sách cho ngành giáo dục, đào tạo lớn nhất trên thế gới.

Còn Trung Quốc, trong những năm 1994 đến 1997 trên 20% ngân sách nhà nước dành cho ngành giáo dục, những năm sau có xu hướng duy trì tỉ lệ như năm trước, đến năm 2012 tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục cũng chỉ đạt 16.13%. Tuy tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục của Trung Quốc không lớn bằng VN, nhưng so với mức tăng trường kinh tế của TQ, số tiền ngân sách chi cho ngành giáo dục cũng tương đối lớn.

2.1.3.1. Việt Nam ( tỉnh Lai Châu, Lào Cai)

Lai Châu, Lào Cai là 2 trong số 6 tỉnh đặc biệt khó khăn vùng núi phía Bắc Việt Nam, ln được nhà nước đặc biệt quan tâm, đề ra nhiều chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng đất nước. Đây cũng là 2 tỉnh nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - một trong 3 khu vực trọng điểm của quốc gia (cùng với Tây Nam Bộ và Tây Nguyên).

Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học tại vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam tập trung trong Luật phổ cập giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12/8/1991 và trong các Nghị định, Quyết định của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, có thể thấy vai trò của giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất

nước. Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tại vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam(hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai) được thể hiện tập trung qua những điểm sau đây:

(1) Những quy định chung

Trong Luật phổ cập giáo dục, điều 6 quy định: Nhà nước bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn; bảo đảm từ ban đầu các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học khi xây dựng khu dân cư mới.

Điều 7: Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình, cơng dân có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục. Nhà nước coi trọng và hoan nghênh mọi sự đóng góp, giúp đỡ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào sự nghiệp phổ cập giáo dục của Việt Nam.

Tất cả những quy định, chính sách hướng tới mục tiêu:

Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường: tiểu học 95%, trung học cơ sở 79% và trung học phổ thơng 40%; 100% thơn bản có lớp học và kiên cố hố các phịng học ở xã; có 15% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo.

Giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí và cải thiện rõ rệt đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số.

(2) Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phục vụ phổ cập giáo dục là một trong những nhân tố đầu tiên quyết định sự thành cơng của chương trình này. Bởi vậy, Nhà nước dành ngân sách thích đáng để thực hiện phổ cập giáo dục. Nhà nước có chính sách động viên các

nguồn tài chính khác trong xã hội, lập Quỹ giáo dục quốc gia, nhằm hỗ trợ kinh phí cho sự nghiệp phổ cập giáo dục.

(3) Chính sách đối với người học

Từ năm 2002, thực hiện chính sách giáo dục đối với con em là người dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 ở 6 tỉnh, trong đó gồm 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Chính sách bao gồm:

- Miễn tiền đóng góp xây dựng trường, học phí. Hỗ trợ sách giáo khoa, giấy vở học tập.

- Nhà nước trả tồn bộ chi phí ăn ở, học tập ở các trường nội trú dân tộc (huyện, tỉnh). Đối với con em thuộc diện học ở trường nội trú nhưng không ở nội trú mà tham dự học ở các trường cơng lập, bán cơng thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng nội trú.

Trong Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2005/QĐ- TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Học sinh là dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo thì được miễn 100% học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp một lần tối thiểu là 120.000 đồng/ năm/ học sinh để mua sách, vở và đồ dùng học tập”.

Như vậy, có thể thấy, đối với người học trong chính sách phổ cập giáo dục của Việt Nam đã tập trung vào 3 nội dung chính: thứ nhất, miễn đóng góp kinh phí xây dựng trường và học phí (đối với học sinh nội trú, còn được Nhà nước cung cấp tiền ăn, ở); thứ hai, được hỗ trợ sách giáo khoa và đồ dùng học tập; thứ ba, học sinh được cấp học bổng định kỳ.

(4) Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí

Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí trong phổ cập giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số ở Lai Châu và Lào Cai được áp dụng trong khung chính sách của các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tập trung vào 4 điểm sau đây:

- Nhà ở

Thực hiện chính sách nhà ở cho giáo viên đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trong vùng.

- Lương, phụ cấp và trợ cấp

+ Phụ cấp ưu đãi: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

+ Phụ cấp thu hút: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng khơng q 5 năm.

+ Phụ cấp lưu động: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thơn, bản, phum, sc được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu.

+ Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang dạy bằng tiếng và chữ viết của các dân tộc thiểu số thì được hưởng thêm phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Ngoài ra, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng) cho một người và các trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Luân chuyển

Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm

đối với nam. Hết thời hạn cơng tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.

Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục cơng tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.

- Khen thưởng

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thì được xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục theo quy định của pháp luật.

2.1.3.2. Trung Quốc (Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam)

(1) Những quy định chung

Trong Luật phổ cập giáo dục Trung Quốc được thông qua ngày 12 tháng 4 năm 1986 của Đại hội nhân dân tồn quốc lần thứ VI khóa 4 và Sửa đổi vào ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Hội nghị Ủy ban thường vụ Đại hội nhân dân toàn quốc lần thứ X khóa 22 có những quy định chung về phổ cập giáo dục như sau:

Điều 3: Giáo dục phổ cập phải nhất quán với giáo dục toàn dân, thực hiện toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho trẻ em và thiếu niên trong độ tuổi đi học phát triển toàn diện về các mặt như phẩm chất, trí tuệ, thể dục

thể thao, đặt cơ sở cho việc đào tạo bồi dưỡng người kế tục có lý tưởng, đạo đức, văn hóa, kỷ luật.

Điều 4: Tất cả người dân có quốc tịch nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, bất kể già trẻ lớn bé, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, điều kiện gia đình, tơn giáo đều có quyền và nghĩa vụ tham gia phổ cập giáo dục.

Điều 6: Quốc vụ viện và các chính phủ địa phương cấp huyện trở lên đều nên phân phối hợp lý tài nguyên giáo dục, thúc đẩy sự phát triển công bằng cho giáo dục phổ cập, cải thiện điều kiện mở trường của trường học có điều kiện khó khăn và áp dụng biện pháp để bảo đảm sự thi hành giáo dục tại vùng nông thôn và dân tộc, đảm bảo trẻ con và thiếu niên bị khuyết tật hoặc có hồn cảnh gia đình khó khăn vẫn có thể tiếp nhận giáo dục phổ cập.

Chính phủ tổ chức và khuyến khích các khu vực có kinh tế - xã hội phát triển thực hiện chi viện, hỗ trợ giáo dục phổ cập tại khu vực có kinh tế - xã hội khó khăn.

Bởi tầm quan trọng chiến lược của công tác phổ cập giáo dục dân tộc thiểu số tại các vùng biên giới nên đã có rất nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh cơng tác này. Có thể khái qt thành các chính sách cơ bản sau đây:

(2) Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Theo quyết định của Chính phủ và Nhà nước Trung Quốc:

Các chính phủ nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải quy hoạch chế định và điều chỉnh thiết lập trường học theo số lượng và tình hình phân bố của trẻ em và thiếu niên đúng độ tuổi nhập học cư trú tại phạm vi hành chính theo quyết định của quốc gia. Khu dân cư mới phải thiết lập trường học đồng bộ với xây dựng của khu dân cư.

Xây dựng trường học phải theo tiêu chuẩn mở trường của quyết định quốc gia, thích hợp yêu cầu giảng dạy; yêu cầu địa điểm và tiêu chuẩn xây trường phải đảm bảo an toàn cho học sinh và đội ngũ giảng dạy và quản lý theo quyết định của quốc gia.

Các chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên phải thiết lập trường học nội trú theo yêu cầu cụ thể, đảm bảo phổ cập giáo dục cho những trẻ con và thiếu niên đúng độ tuổi mà cư trú xa trường.

(3) Chính sách đối với người học

Bên cạnh các chính sách như miễn tồn bộ học phí, kinh phí xây dựng trường, chỗ ở cho học sinh, Trung Quốc còn thực hiện kế hoạch cải thiện dinh dưỡng cho học sinh giáo dục phổ cập nông thôn, không ngừng nâng cao trình độ sức khỏe cho học sinh nông thôn.

Từ năm học 2011 - 2012, tập trung khởi động xây dựng điểm thí nghiệm về kế hoạch cải thiện dinh dưỡng học sinh giáo dục phổ cập nông thơn của vùng có kinh tế khó khăn và đặc thù (khơng bao gồm thành phố cấp huyện). Phân chia các nông thôn của vùng có kinh thế khó khăn và đặc thù theo quyết định trong “Đề cương nông thôn Trung Quốc giai đoạn 2011- 2020” và các văn kiện có liên quan.

Nội dung bao gồm: tài chính Trung ương trợ cấp tiền ăn cho các học sinh trong giai đoạn giáo dục nghĩa vụ nơng thơn của vùng thí điểm, tiêu chuẩn là 3 tệ/ học sinh/ ngày (tổng số thời gian học tại trường là 200 ngày), nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trường học phải nghiên cứu các vấn đề về thực đơn, nguyên liệu, mẫu cung cấp thức ăn, an toàn thực phẩm.

Đối với những học sinh ở nông thôn, ở giai đoạn PCGD chính phủ Trung Quốc có các chính sách hỗ trợ những học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn- chính sách “2 miễn, 1 bổ” (miễn tiền sách và miễn các khoản lệ phí, trợ cấp tiền kí túc xá và sinh hoạt phí). Chính sách này được thực hiện vào năm 2001, bao gồm những khoản chi phí như: tiền sách, tiền kí túc xá và các khoản lệ phí khác. Trong đó tiền sách được trích ra từ ngân sách nhà nước, các khoản chi phí khác được trích ra từ ngân sách của tỉnh.

Tiêu chuẩn trợ cấp:sách giáo khoa được miễn theo từng kì của học sinh, tiền kí túc xá và sinh hoạt phí cấp tiểu học từ năm 2001 là 750 tệ/người/năm; đến năm

học 2011-2012 được tăng lên 1000 tệ/người/năm, THCS là 1250 tệ/người/năm (năm học 2011- 2012).

Chính sách này là một trong những chính sách góp phần hỗ trợ những học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn được đến trường; đó cũng là nhu cầu khách quan đối với những trẻ em đến độ tuổi đi học.

(4) Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí

Trong điều 21, chương IV “Đề cương quy hoạch phát triển và cải cách giáo dục trung và dài hạn của quốc gia năm 2010 – 2020”,quy định: các cấp chính phủ nên áp dụng các biện pháp để đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên làm tại vùng dân tộc thiểu số và vùng xâu vùng xa. Điều 54, chương XVII đề ra: đối với những giáo viên đang cơng tác tại vùng có kinh tế xã hội khó khăn và vùng nơng thơn dài hạn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc (trường hợp lào cai lai châu việt nam và châu hồng hà vân nam trung quốc từ 2010 tới nay) (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)