Những điều cần lưu ý về vấn đề chủ quyền trong chính sách đối ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 104 - 120)

Chương 3 : ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ

3.2.2) Những điều cần lưu ý về vấn đề chủ quyền trong chính sách đối ngoạ

ngoại của Việt Nam

Xem xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia bị tác động rất nhiều bởi q trình tồn cầu hóa. Tồn cầu hố hiện nay vừa có những tác động thuận lợi, vừa đặt ra những thách thức nhất định. Trên một ý nghĩa nào đó, đây là một cơ hội để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện tồn cầu hố kinh tế hiện nay, chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lý xã hội, tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh công nghiệp và sử dụng tất cả những cái đó đề tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây. Những quốc gia lớn khi đầu tư, chuyển giao những cơng nghệ vào nước ta một mặt muốn tìm kiếm lợi nhuận, một mặt lại muốn giành lấy quyền thao túng thị trường trong nước theo những khuôn mẫu của nền kinh tế tư bản. Điều này đã trực tiếp đe dọa đến chủ quyền quốc gia.

Báo chí phương Tây ra sức tuyên truyền rằng, trong điều kiện tồn cầu hố, điển hình là về kinh tế thì chủ quyền dần dần mất đi và khái niệm chủ quyền đã lỗi thời. Đây hoàn toàn chỉ là những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp chủ quyền đối với các nước đang phát triển. Cần thấy rằng, tồn cầu hố hiện nay là một xu thế phát triển trong điều kiện quan niệm “chủ quyền quốc gia” vẫn là chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình này.

Hơn nữa việc bảo vệ chủ quyền quốc gia là một điều kiện tiên quyết để tránh những cuộc can thiệp mang tính chất “nhân đạo” đang tìm những cơ hội để xuất hiện ở bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam lại được thế giới đánh giá là một

trong những quốc gia rất có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và cả nguồn nhân lực, những tiêu chí hàng đầu ít nhiều sẽ là mục tiêu của các hành động can thiệp từ bên ngoài. Vỉ vậy dù nhận thức được việc tham gia vào q trình tồn cầu hóa là hồn tồn cần thiết với mục đích đưa đất nước vươn lên từ “quốc gia đang phát triển” thành “quốc gia phát triển” nhưng chúng ta cần phải cẩn trọng tuân theo những điều kiện tối thiểu mang tính chiến lược để đảm bảo chủ quyền: Thứ nhất, q trình hội nhập tồn cầu hóa phải đi theo một “lộ trình” phù hợp thơng qua q trình nghiên cứu, chọn lọc và nghiệm thu những kết quả đạt được. Thứ hai, nhà nước cần phát huy và nghiên cứu năng lực nội sinh, khả năng cạnh tranh và khả năng “tự miễn dịch ” trước các tác động tiêu cực của tồn cầu hố kinh tế. nếu chúng ta khơng tự tìm ra và phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, khơng tìm ra được những phương thức “tác chiến” phù hợp, có hiệu quả thì trước sau cũng bị các thế lực “cá lớn” nuốt trôi. Thứ ba, là việc hoạch định và thực thi mọi chủ trương, chính sách ở tất cả các cấp, các ngành trong quá trình tham gia tồn cầu hóa kinh tế cần được đặt trong mối tương quan giữa kinh tế với chính trị, văn hố, quốc phịng, an ninh, đối ngoại. Các cơng cụ tài chính, vốn, mậu dịch, thương mại đang được các nước tư bản phát triển sứ dụng như những “vũ khí” lợi hại nhất để “thơn tính”, “quy phục” những quốc gia khơng cùng lợi ích, khơng cùng ý thức hệ với họ. Đặc biệt, trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, sự tác động của tồn cầu hố kinh tế đang đặt ra nhiều bài tốn hết sức hóc búa cần có lời giải chính xác. Hiện nay, một hoạt động nào đó tham gia vào q trình tồn cầu hố kinh tế, trước mắt có thể đưa lại những lợi ích kinh tế lớn, tưởng chừng như vơ hại về quốc phịng – an ninh, nhưng sẽ là một nấc thang cực kỳ nguy hiểm trong ý đồ chiến lược “thơn tính” của chủ nghĩa tư bản mà ta không dễ thấy ngay và đang gây hậu quả nghiêm trọng cho việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

3.2.3) Những điều cần lưu ý về vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra thuật ngữ nhân quyền nhưng rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn và khái niệm nhân quyền đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thương con người, tính nhân nghĩa, nhân ái. Chính phủ Việt Nam khẳng định nhân quyền luôn được bảo vệ và phát triển, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có cả Hoa Kỳ để tăng cường hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề nhân quyền.112

Bộ Ngoại giao Anh có những nhận xét khá khái quát về tình hình nhân quyền Việt Nam, theo đó thì trong thời gian gần đây (năm 2010) đã có những thay đổi trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang đi theo quỹ đạo tích cực. Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là Peterson trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết, những tiến bộ đạt được của Việt Nam về nhân quyền trong 15 năm qua là rất quan trọng, Khi ông đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm, hiện tại nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Hay nói cách khác Việt Nam đã có những tiến bộ. Ơng cũng bày tỏ chính kiến khi cho rằng "khơng thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc

gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia"113

Những lời nhận xét của những chính khách nước ngồi đã chứng tỏ được việc tơn trọng nhân quyền của chính phủ Việt Nam dành cho công dân. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam cũng luôn công khai những giá trị nhân quyền phù hợp với quy chuẩn chung của cộng đồng thế giới. Cụ thể vào tháng 8 năm 2010,

112

Việt Nam: Báo cáo nhân quyền của Mỹ sai sự thật, Bộ ngoại giao Việt Nam, 13/03/2010 at

http://dantri.com.vn/the-gioi/viet-nam-bao-cao-nhan-quyen-cua-my-sai-su-that-384008.htm

113

http://www.voatiengviet.com/content/interview-first-us-ambassador-to-vn-07-13-10- 98121054/872864.html

Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên cho phép một đoàn chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc được vào nghiên cứu về quyền con người 114.

Đối với những quốc gia đang phát triển, vấn đề nhân quyền bức xúc nhất là quyền được sống và phát triển tự do, bình đẳng trên cơ sở độc lập chủ quyền, dựa vào chủ quyền để thực thi và bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên Mỹ lại phủ nhận tính lịch sử- cụ thể của nhân quyền và ra sức ngụy biện cho thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” hay “nhân quyền khơng có biên giới” nhằm biện hộ cho “chính sách ngoại giao nhân quyền” của Mỹ. Tuyên bố về Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ vào ngày 30/01/2002 của tổng thống G.Bush khẳng định “Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền là mục tiêu cốt yếu thứ ba của Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ”115.Tuy nhiên việc Mỹ rút khỏi một số Công ước quốc tế về kinh tế, về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, về quyền người tàn tật…cùng Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc vì cho rằng các điều khoản của Tổ chức này không theo như ý muốn của Mỹ mà chỉ nhằm bảo vệ cho lợi ích của các nước đang phát triển đã cho chúng ta thấy tính bảo thủ của siêu cường này trong cục diện chính trị. Khơng phải ngẫu nhiên vào năm 2001, Mỹ đã bi khai trừ khỏi Ủy ban nhân quyền của Liên hiệp quốc.

Hình thức can thiệp phi quân sự của Mỹ thể hiện rõ nét qua việc họ lợi dụng quan hệ thương mại, các nguồn tiền tệ quốc tế để gây sức ép cải cách hệ thống pháp luật, đồng thời xâm nhập chiếm lĩnh các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của đất nước và gấy mất ổn định về chính trị. Nước Mỹ có thật sự tơn trọng nhân quyền khi họ ra sức bốc lột và kiếm lời hàng trăm tỷ đô la mỗi năm ở các nước

114 Trà Mi, Đại sứ Mỹ Peterson: "Khơng thể đánh giá tình hình nhân quyền của một nước trên chuẩn 100%

hài lòng", Báo VOA- Đài tiếng nói Hoa Kỳ, 29/08/2014 at

http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=9965&LangID=E

115

Hội đồng Lý luận trung ương, Dân chủ nhân quyền-Giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia , 2010, Tr.437

đang phát triển. Số tiền này nhiều hơn gấp chục lần mà các nước này cần chi cho các lĩnh vực quan trọng của đời sống như xóa đói giảm nghèo, giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe. Mỹ đang ra sức đẩy mạnh “Cuộc xâm lăng mới về Văn hóa” để đầu độc và lơi kéo nhân dân, nhất là những thế hệ trẻ ở các nước đang phát triền xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc để Mỹ dễ dàng thao túng, điều khiển.

Bên cạnh đó, Mỹ cịn góp phần gây nên những cuộc xung đột vũ trang gây mất an ninh tồn cầu với món lợi nhuận khổng lồ từ cơng việc bn bán vũ khí (năm 2008 là 37,8 Tỷ USD). Mỹ cũng thường xuyên gia tăng sức mạnh quân sự dưới hình thức các Trung tâm hợp tác an ninh để khống chế các khu vực chiến lược trên thế giới với mục tiêu vừa răn đe, vừa sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của các quốc gia này. Chính bản chất cường quyền của Mỹ đã gây nên tình trạng nghèo, đói và nợ chồng chất của các khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh, nguyên nhân gây nên những thảm họa về nhân quyền trên thế giới.

Sự thiếu vắng ý thức xã hội của các cá nhân là một thảm họa đối với xã hội Mỹ. Ông Bredinski, nguyên là Cố vấn An ninh thời Tổng thống Jimmy Carter đã phải thừa nhận rằng “Nước Mỹ rõ ràng cần phải xem xét lại triết lý sống và văn hóa của mình, một cộng đồng chỉ khuyến khích sự thỏa mãn cá nhân, không tạo ra những ràng buộc xã hội vững chắc là một cộng đồng có nguy cơ tan rã”116

Với những phân tích nêu trên, chúng ta phải tự tin với những giá trị nhân quyền của quốc gia đã và đang bảo vệ cho những quyền lợi chính đáng của con người. Việc cảnh giác với những chiêu bài nhân quyền của Mỹ để có những chiến lược phù hợp duy trì một mối quan hệ lâu dài vững chắc mới là một yêu cầu cấp thiết của chính phủ ta. Cuộc sống hịa bình, những phúc lợi an sinh xã

116

Z. Bredinski, Ngồi vịng kiểm sốt- Sư rối loạn toàn cầu bên thềm thế kỷ XXI, NXb Macmillan Publishing Company, New York 1993, Tr 162-165

hội và những nhu cầu thiết yếu như giáo dục, ý tế và việc làm vốn đang tồn tại ở nước ta là một nền tảng vững chắc khẳng định giá trị nhân quyền luôn được coi trọng. Và những giá trị nhân quyền đó khi cần thiết có thể bổ sung những điều khoản phù hợp với thời cuộc một cách có chọn lọc để đảm bảo một nền hịa bình lâu dài ổn định cho nhân dân.

KẾT LUẬN

Thông qua hai cuộc khủng hoảng Rwanda và Kosovo, những động cơ thật sự của Mỹ và các nước phương Tây khi tiến hành các cuộc can thiệp nhân đạo xuất phát từ yếu tố chính là lợi ích quốc gia cũng như lợi ích riêng của các chính trị gia. Lý do nhân đạo chỉ được xem như một chiêu bài “nhân văn” phù hợp nhất để hợp thức hóa hành động quân sự của các quốc gia này vào những khu vực được đánh giá đang chứa đựng một “thảm họa nhân đạo”. Cũng vì thế mà can thiệp nhân đạo không thu được những kết quả theo đúng như trách nhiệm gìn giữ hịa bình và đảm bảo nhân quyền cho con người.

Những cuộc tranh luận về việc can thiệp nhân đạo vì mục đích bảo vệ con người cho đến nay vẫn chưa hề lắng xuống. Nhất là trong thời đại mà các giá trị về nhân quyền luôn được đẩy lên cao như một ngun tắc sống cịn thì xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài. Con người sẽ tiếp tục vì nhu cầu của bản thân mà mắc sai lầm rồi gây nên những xung đột dẫn đến sự bất lực của quốc gia và lẽ dĩ nhiên can thiệp nhân đạo sẽ xuất hiện như một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên sự thiếu nhất quán trong các thể chế cũng như khung pháp lý trong việc thực hiện các hành động can thiệp đã tạo cơ hội cho Mỹ và các nước phương Tây lợi dụng để thực hiện những ý đồ riêng về chính trị, kinh tế.

Giải pháp để hành động với những bất ổn đe dọa cuộc sống của người dân trên bất kỳ vùng lãnh thổ nào cần phải đảm bảo tính khách quan, thiết thực. Vì lý do đó “Trách nhiệm bảo vệ” đã xuất hiện thay cho “can thiệp nhân đạo” và đã trở thành một quy chuẩn đang được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Quy chuẩn này đã thể hiện những mặt tích cực với quy tắc một quốc gia khơng thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì lúc đó cộng đồng quốc tế sẽ có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng của người dân quốc gia đó. Những biện pháp cưỡng ép có thể là những động thái về chính trị, kinh tế hoặc luật pháp. Hành động quân sự chỉ thực hiện khi các biện pháp ngăn chặn không phát huy được hiệu quả. Việc xác nhận tính nghiêm trọng cũng như

những điều kiện bắt buộc mà các cuộc can thiệp cần tuân thủ để đạt được mục đích cao nhất là bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo là một vấn đề cần được chú trọng hàng đầu.

Khi một hành động quân sự được tiến hành khi thực sự cần thiết với những kết quả khả quan thì nó sẽ khơng bị lạm dụng hay nói cách khác là đem sử dụng thường xuyên. Điều quan trọng nhất là bảo đảm tính chính nghĩa cho các cuộc can thiệp nhân đạo. Tiêu chuẩn chính nghĩa này xuất phát từ nguy cơ giết người hàng loạt trên thực tế hoặc một sự dự đốn có căn cứ về tình trạng bất lực của nhà nước trước thảm họa xảy ra với cơng dân của mình, cũng có thể là sự “thanh trừng sắc tộc” trên quy môn lớn bất kể được tiến hành dưới hình thức nào, giết chết, trục xuất bắt buộc, khủng bố hay cưỡng hiếp trên thực tế hoặc dự đốn có căn cứ. Và những hành động này phải đạt được mục đích chấm dứt hoặc ngăn chặn những nỗi đau cho con người, không làm tăng nguy cơ dẫn đến những xung đột lớn hơn.

“Trách nhiệm bảo vệ” hay “can thiệp nhân đạo” về bản chất vẫn là những phản ứng tích cực của cộng đồng thế giới đứng trước những cuộc khủng hoảng nhân loại. Để có thể phát huy được hết ý nghĩa tốt đẹp của hành động này, con người cần phải đặt tiêu chí “nhân đạo” lên trên những lợi ích cá nhân, nói rộng ra là lợi ích quốc gia của chính quyền các nước. Tuy nhiên, những vị thế trên thương trường kinh tế hay địa vị chính trị của các cường quốc đã trở thành một nhân tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến những quốc gia lớn. Điều này góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 104 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)