Thực trạng hành động can thiệp nhân đạo hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 41 - 44)

Vào thập kỷ 90, can thiệp nhân đạo nổi lên như một lựa chọn khi nền chính trị của thế giới bước vào một giai đoạn ít xảy ra xung đột như trước kia. Vấn đề nhân quyền nổi lên trong quan hệ quốc tế là một nhân tố dẫn đến các hành động can thiệp nhân đạo của các nước lớn vào các nước nhỏ. Những “tính

toán về trật tự được định hình chiếm ưu thế hơn vấn đề lẽ phải bởi những cái được gọi là mối lo sợ về Cuộc xung đột hạt nhân tận thế (nuclear Amargeddon) đã có những tác động rất to lớn”25. Các nước phương Tây vẫn giương cao khẩu hiệu “vì mục đích nhân đạo” nhằm “tránh sự tổn thương về thân thể cho người dân vô tội” để thực hiện các cuộc can thiệp.

Trong thời kỳ hiện nay, ưu thế của Mỹ trong quan hệ quốc tế đang tạo thuận lợi cho các nước phương Tây và Mỹ chi phối các hoạt động trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Những nước có chính quyền cầm khơng mạnh mẽ dễ dàng trở thành đối tượng hoặc nạn nhân can thiệp từ bên ngoài. Khái niệm về chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm được đề cập trong Hiến chương Liên hiệp quốc đã khơng cịn mang tính tuyệt đối như trong thời kỳ trước đó. Tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề toàn cầu như ma túy, khủng bố, an ninh con người, an ninh lương thực, mơi trường…đã làm cho biên giới quốc gia khơng cịn mang tính cố định như trước nữa. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã phát biểu

“Chủ quyền quốc gia, nếu xét về nghĩa cơ bản của nó đang có những thay đổi – trước lực lượng của tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Nhà nước được hiểu như là những bộ máy, phương tiện bảo vệ và phục vụ người dân tồn tại trên lãnh thổ đất nước họ…Khi chúng ta đọc Hiến chương này hôm nay chúng ta cần hiểu

25

rằng mục tiêu của Hiến chương là nhằm bảo vệ con người chứ không phải để bảo vệ những ai vi phạm đến các quyền cá nhân…”26

Đồng thời vấn đề dân chủ và nhân quyền ngày càng trở thành một vấn đề được các nước phương Tây và Mỹ nhấn mạnh trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Các nước trên thế giới buộc phải tính đến nhân tố này trong quan hệ với các nước, nhất là trong việc tiếp nhận viện trợ hoặc các khoản hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn mà Mỹ có vai trị chi phối như Ngân hàng thế giới hoặc Quỹ tiền tệ quốc tế…Tình hình thế giới hiện nay đã tạo nên một số điều kiện thuận lợi cho các cuộc xung đột vũ trang mà phương Tây và Mỹ gọi là “khủng hoảng về nhân đạo để tạo nên cái cớ can dự vào. 27 Những biểu hiện rõ ràng nhất là các hoạt động gìn giữ hịa bình Liên hiệp quốc và các Nghị quyết liên quan đến vấn đề này của Hội đồng Bảo An. Theo thống kê của các chính trị gia trên thế giới, chỉ trong năm 1992, Liên Hiệp Quốc đã gia tăng mức độ triển khai Lực lượng gìn giữ hịa bình lên năm lần từ 11.000 đầu năm lên đến 52.000 vào cuối năm. Lực lượng “mũ nồi xanh” đã được cử đến các quốc gia được đánh giá đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo như Iraq, Kuwait, El Salvador, Haiti, Tây Sahara, Angola, Somalia, Rwanda, Mozambique, Campuchia, Croatia, Macedonia và Bosnia.28

Can thiệp nhân đạo đang ngày càng trở nên phổ biến và gặp phải những phản ứng mạnh mẽ. Đa số những người phản đối hành động này là các nước nhỏ và các nước đang phát triển. Họ cho rằng việc can thiệp này có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại. Lý do chính ví hiện nay chưa có một cơ chế siêu quốc gia nào giám sát các yêu cầu hạn chế về mặt hành vi của nó. Do vậy can thiệp nhân đạo dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ ý đồ riêng của họ.

26

Kofi Annan, “Two concepts of Sovereignty”, Economist. September 16, 1999

27

Roy Isbister. “Humanitarian Intervention: Ethical Endeavours and the Polittics of Interests””. ISIS Briefing on Huamnitarian Intervention. No.1.May 2000.Tr8

28

Một số nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ quan điểm cho rằng vấn đề nhân quyền là một vấn đề mang tính quốc tế. Nguyên tắc chủ quyền quốc gia được các nước này đề cao. Những người ủng hộ cho việc can thiệp nhân đạo cho rằng trường hợp các cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra khi một quốc gia bị rơi vào tình trang nội chiến hoặc tình trạng vơ chính phủ. Cũng có khi quốc gia đó có hiện tượng chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các quốc gia khác không thể coi các nguyên tắc cơ bản của trật tự pháp lý quốc tế về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ là bất khả xâm phạm. Theo nguyên tắc đạo đức, họ cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm làm một việc gì đó để giảm bới nỗi thống khổ mà những người dân ở nơi đó phải chịu đựng. Họ cho rằng Liên hiệp quốc đóng vai trị chính yếu trong việc bảo vệ nhân quyền, dựa vào hai cơ sở sau:

Thứ nhất, các vụ vi phạm nhân quyền có thể tạo thành mối đe dọa đối với

hịa bình và an ninh quốc tế, vì thế theo Điều 39 Hiến chương Liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an phải có biện pháp cưỡng chế

Thứ hai, việc ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền bản thân nó đã

là một cơ sở hợp pháp cho hành động can thiệp nhân đạo do việc phát huy nhân quyền cũng quan trọng như việc ngăn chặn xung đột được quy định trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Các quốc gia ủng hộ can thiệp nhân đạo trích dẫn rằng các Điều khoản về nhân quyền Điều 1 khoản 3, Điều 55 và 56 của Hiến chương Liên hiệp quốc đã tạo cơ sở pháp lý cho hành động can thiệp đơn phương. Họ còn lập luận cho rằng quyền được tiến hành can thiệp nhân đạo tồn tại trong tập quán quốc tế độc lập với Hiến chương Liên Hiệp Quốc 29

Trong tình hình quan hệ quốc tế hiện nay, can thiệp nhân đạo đã trở thành tiêu điểm thảo luận trong các Tuyên bố chính trị trong đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ XX. Vào năm 1991, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Javier Perez de Cuellar đã

29

tuyên bố trong Báo cáo hằng năm “Hiện nay nguyên tắc không can thiệp đối với

những công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của các quốc gia được nhận thức rõ hơn không thể coi là rào cản khi có sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng các quyền cơ bản của con người”

Như vậy vấn đề này hiện nay đang vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tuy vậy, hành động này vẫn đang phổ biến bởi những nỗi lo ngại về chủ quyền quốc gia, sự thiếu vắng những cơ chế an ninh khu vực thật sự có hiệu quả, sự bất đồng vẫn tồn tại trên thực tế mặc dù thực tế có giảm bớt đi giữa các nước thường trực Hội đồng Bảo an…Tuy nhiên Mỹ và các nước phương Tây vẫn tiếp tục thúc đẩy các học giả đưa ra các tiêu chuẩn cho việc can thiệp nhân đạo để hoàn thiện cơ sở pháp lý và để nhằm có được sự ủng hộ cho hành động còn gây nhiều tranh cãi này.

Quyền con người hiện đang bị một số lực lượng chính trị bá quyền lợi dụng như là một ngọn cờ tập hợp lực lượng hịng can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Bởi vậy, quyền con người đang trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)