Quy định pháp lý quốc tế về can thiệp nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 37 - 41)

Những nguyên tắc cơ bản trong Luật quốc tế như tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe dọa

20

George Andreopoulos, Dictionary of US Foreign Policy, Volumn E-F, Tr 326

21

sử dụng vũ lực cùng với các điều luật nhân quyền cơ bản đã làm khơi dậy làn sóng tranh cãi đối với việc can thiệp nhân đạo.

Sự ra đời của Hiến chương Liên Hiệp Quốc tại Khoản 4 Điều 2 vào năm 1945 quy định về việc cấm sử dụng vũ lực của các quốc gia đã gây nên một sự mâu thuẫn rất lớn với hành động can thiệp nhân đạo. Tuy nhiên có một số quan điểm cho rằng việc sử dụng vũ lực khơng bị loại bỏ theo điều khoản này vì hành động này không trực tiếp “chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập về chính trị” của quốc gia bị “can thiệp nhân đạo” 22. Các nhà luật học phương Tây còn viện dẫn thêm một số các quy phạm điều ước và các quy phạm tập quán quốc tế cho một số trường hợp họ đã thực hiện việc can thiệp nhân đạo.

Quy định về việc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác có nguồn gốc từ một số hiệp ước sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 1. Điều 10 của Hiến chương Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) quy định “Tất cả

các quốc gia thành viên của Hội có nghĩa vụ tơn trọng và kiềm chế hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập chính trị của các quốc gia thành viên khác”23. Bản Hiến chương này một phần đã tạo ra một cái khung pháp lý quy định về việc khơng can thiệp, mặt khác bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia. Tại châu Mỹ, từ năm 1928 đến năm 1933, các quốc gia trong khu vực đã thông qua Công ước về các Quyền và Nghĩa vụ của các quốc gia trong Tranh chấp dân sự (1928) và Công ước về các Quyền và Nghĩa vụ của các quốc gia (1933). Công ước 1928 không chỉ bao gồm các điều khoản ngăn cấm hành động can thiệp của các quốc gia mà còn quy định trách nhiệm ngăn chặn các hành vi can thiệp của cơng dân nước mình vào cơng việc nội bộ của các quốc gia khác. Điều 8 Công ước 1933 khẳng định “Không một quốc gia

nào có quyền can thiệp vào các công việc đối nội cũng như đối ngoại của các quốc gia khác”.

22

Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên), Sđd, Tr. 20

23

Bản Nghị định thư của Công ước năm 1933 đã được bổ sung những quy định liên quan đến vấn đề không can thiệp. Điều 1 của bản Nghị định thư này quy định “Các quốc gia tham gia công ước tuyên bố không chấp nhận can thiệp

dưới bất kỳ hình thức nào, gián tiếp hay trực tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào cơng việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước”

Hiện tại Hiến chưong Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý quan trọng nhất về vấn đề chống can thiệp nhân đạo. Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương quy định

“Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác khơng phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc”. Khuôn khổ của Hiến

chương được chấp nhận như một sự tuyên bố cho một thời kỳ mới của việc sử dụng vũ lực hợp pháp và được xem như một cơ sở để giải quyết sự mơ hồ của can thiệp nhân đạo đơn phương bị coi là bất hợp pháp. Mọi hành động vũ trang chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay chủ quyền chính trị của một quốc gia khác là bị nghiêm cấm trừ trường hợp phòng vệ hoặc có thẩm quyền của Hội đồng Bảo an. Điều này được khẳng định trong các phán quyết của Tịa án cơng lý quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực và liên quan đến các hoạt động can thiệp nhân đạo. Năm1947, Hiệp ước liên Mỹ về Hỗ trợ lẫn nhau (Hiệp ước Rio) lại nhắc lại nội dung của Điều khoản trên của Hiến chương. Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ cũng nghiêm cấm các hành vi can thiệp trong Điều 18 của Hiến chương như sau “Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền

can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do nào vào cơng việc đối nội và đối ngoại của các quốc gia khác. Nguyên tắc này không chỉ nghiêm cấm hành vi can thiệp vũ trang mà cả bất kỳ cố gắng hay can thiệp hoặc đe dọa nào chống lại quốc gia hoặc cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đó”

Vấn đề tồn vẹn lãnh thổ, chống can thiệp cịn được quy định tại Điều 10 của Hiến chương “Lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm, lãnh thổ quốc gia

không thể trở thành đối tượng, ngay cả khi tạm thời, của sự chiếm đóng về quân sự của bất kỳ quốc gia nào, trực tiếp hay gián tiếp vì bất kỳ lý do nào”

Tuyên bố không chấp nhận hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia bị can thiệp của Liên hiệp quốc năm 1965 cũng có 2 điều khoản quy định về việc chống can thiệp theo Luật quốc tế hiện nay:

Điều 1: Không một quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án.

Điều 2: Không một quốc gia nào được phép sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để ép buộc một quốc gia khác nhằm đạt được từ quốc gia đó sự phụ thuộc trong việc thực thi các quyền chủ quyền hoặc bất kỳ lợi thế nào khác. Không một quốc gia nào được phép tổ chức, giúp đỡ, xúi giục, cung cấp tài chính, kích động hoặc dung túng cho các hoạt động lật đổ, khủng bố hoặc các hoạt động vũ trang nhằm sử dụng vũ lực lật đồ chính quyền hoặc can thiệp vào các sung đột dân sự tại các quốc gia khác”24

Các tuyên bố trên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý song đã cho thấy quan điểm giống nhau giữa các quốc gia chống lại việc sử dụng bất hợp pháp hành vi can thiệp. Tuy nhiên với những quan điểm khác nhau của hoạt động can thiệp nhân đạo trong thực tiễn đã khiến cho hành động này được hiểu như là một quyền bất thành văn trong quan hệ quốc tế mặc dù hoàn toàn mâu thuẫn với Luật quốc tế.

Và đặc biệt sau Chiến tranh lạnh, can thiệp nhân đạo đang ngày càng trở nên phổ biến tuy vẫn vấp phải những phản ứng mạnh mẽ nhất. Lý do vì hành động can thiệp này một mặt trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại. Mặt khác, hiện nay chưa có bất kỳ một cơ chế siêu

24

quốc gia nào giám sát các yêu cầu hạn chế những hành vi của nó. Vì vậy can thiệp nhân đạo dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ những ý đồ riêng của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)