Vai trò quan trọng của nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 35 - 36)

Nhìn chung, có thể thấy dân chủ và nhân quyền là vấn đề ưu tiên trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của các nước phương Tây. Trong đối ngoại, cùng với việc đề cao mơ hình chính trị của mình, các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ và EU thường sử dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo làm phương thức để gây sức ép với các nước đang phát triển, áp đặt điều kiện đối với viện trợ kinh tế và phát triển trong quan hệ song phương.

Việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tôn giáo đã trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống J.Carter năm 1976-1980, và là hòn đá tảng trong quan hệ hợp tác của EU với các nước, như được ghi nhận trong Tuyên bố về Nhân quyền được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Luxembourg tháng 6-1991. Đồng thời, do sự khác nhau về ý thức hệ và chế độ chính trị giữa phương Đơng và phương Tây và một số nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ và phương Tây đã sử dụng dân chủ và nhân quyền như một công cụ tinh vi để thực hiện các cuộc “can thiệp nhân đạo”, tác động vào nội bộ của các quốc gia này nhằm những mục đích nhất định, trong đó lợi ích quốc gia được đưa lên hàng đầu. Mỹ rất chuộng việc thể chế hóa nội dung dân chủ, nhân quyền nhằm đưa ra những chế tài cụ thể đối với các nước mà Mỹ cho rằng có nền nhân quyền kém. EU lại xem nhân quyền là những điều khoản bắt buộc trong các Hiệp định hợp tác song phương, đồng thời xem đây là một trong các tiêu chí để xét viện trợ cho một quốc gia. Vì vậy vấn đề nhân quyền là một vấn đề gây căng thẳng, thậm chí cịn tạo ra các sự đối đầu trên các diễn đàn quốc tế cũng như quan hệ giữa các nước 19

Quyền con người đang trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay. Các quốc gia lớn đang lợi dụng quyền

19

Hội đồng lý luận trung ương, Dân chủ, nhân quyền, giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2011

con người để làm cái cớ hịng can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Khi xã hội dân chủ ngày càng phát triển, con người cũng chú trọng hơn đến nhân quyền. Đây là một hiệu ứng mà nhìn chung cộng đồng quốc tế ảnh hưởng từ những chuẩn mực sống của những quốc gia đã phát triển, đứng đầu là Mỹ. Nhân quyền ngày nay được hiểu như một lợi ích hợp pháp mà bất kỳ một người công dân bình thường nào cũng có quyền thụ hưởng, là quyền lợi sống cịn của con người. Vì vậy, nhân quyền đã trở thành một “vấn đề nóng” hiện nay trong các mối quan hệ quốc tế, cụ thể trong các chính sách đối ngoại của các quốc gia, là điều kiện để các quốc gia thỏa thuận những hiệp ước ngoại giao cùng nhau trên bàn cờ chính trị. Khơng những thế nhân quyền cịn trở thành một chiêu bài để các nước lớn chuẩn bị cho các hành động “can thiệp vì mục tiêu nhân đạo” đến các nước bị đánh giá là vi phạm nhân quyền con người. Đây là một trong những vấn đề ln đặt các nhà chính trị vào các cuộc tranh cãi theo những lập luận của riêng mình.

Một trong những lý do phổ biến được Mỹ và các nước phương Tây viện dẫn như một cái cơ để can thiệp vào cơng việc nội bộ của quốc gia khác đó chính là học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đối với các nước lớn, những nước luôn đề cao về “chủ nghĩa cá nhân”, họ ln cho rằng nhân quyền chính là một nguyên do vơ cùng chính đáng dể từ đó có những động thái thích hợp. Những lập luận phiến diện của họ nhằm che lấp những động cơ từ bên trong với những mưu đồ về chính trị. Điều này sẽ được nêu rõ hơn trong chương 3.

1.3) Can thiệp nhân đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)