Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 99 - 101)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Trong bài này, HS được học về ngữ cảnh và cách xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh. GV cung cấp kiến thức về ngữ cảnh bằng cách yêu cầu HS đọc nội dung tri thức tiếng Việt trong SGK. Với nội dung này, GV có thể tổ chức dạy học bằng phương pháp thuyết trình, dạy theo mẫu kết hợp với đàm thoại gợi mở để thông báo, phân tích, hướng dẫn HS rút ra những đơn vị kiến thức cơ bản như:

– Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. – Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ

một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ.

– Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường (nghĩa có trong từ điển) hay được dùng với nghĩa khác.

Đây là lần đầu tiên HS được học về ngữ cảnh và cách xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh nên trong quá trình dạy, GV cần nêu câu hỏi để kiểm tra xem HS đã hiểu rõ khái niệm ngữ cảnh và cách xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh hay chưa. Cần khuyến khích HS nêu câu hỏi về những điểm chưa rõ. Ngoài ví dụ đã có trong bài, GV nên tìm thêm các ví dụ khác bên ngoài và phân tích để HS hiểu rõ và có thể vận dụng kiến thức để làm bài tập ở phần Thực hành tiếng Việt.

Lưu ý: GV có thể linh hoạt hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tri thức tiếng Việt kết hợp với phần Thực hành tiếng Việt sau khi học đọc văn bản 1, 2 và 3 để tạo thuận lợi cho việc tổ chức dạy học.

TÌM HIỂU KĨ NĂNG ĐỌC1. Kĩ năng đọc theo thể loại 1. Kĩ năng đọc theo thể loại

Để HS có thể tự đọc được những văn bản cùng thể loại, GV cần đọc mẫu và tổ chức cho HS đọc diễn cảm VB 1 và 2 để cảm nhận được vần, nhịp của bài thơ.

Sau đó, GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:

– Dựa vào những căn cứ nào mà em xác định được VB 1 và 2 thuộc thể loại thơ? – Theo em, khi đọc thơ cần chú ý điều gì về vần điệu và cách ngắt nhịp của bài thơ?

2. Kĩ năng tưởng tượng và suy luận

Trong bài học này GV nên tập trung dạy kĩ năng tưởng tượng và suy luận. Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh và có tính hàm súc cho nên để hiểu VB, người đọc phải hình dung, tưởng tượng, đồng thời phải biết suy luận.

Ở lớp 6, HS đã được hình thành kĩ năng tưởng tượng và suy luận trong đọc thơ thông qua 2 bài học Vẻ đẹp quê hương Gia đình yêu thương. Kĩ năng tưởng tượng và suy luận cũng đã được hướng dẫn trong một số bài trước trong SGK Ngữ văn 7 nên ở bài này, GV chỉ cần nhắc lại và tiếp tục hình thành và phát triển kĩ năng này cho HS. Cách dạy có thể như sau:

Trước khi tổ chức cho HS đọc hiểu VB, cần tổ chức khơi gợi để HS nhớ lại và nhắc lại 2 kĩ năng quan trọng khi đọc thơ là kĩ năng tưởng tượng và suy luận (HS đã học ở lớp 6).

Nếu HS chưa vững về hai kĩ năng này, GV có thể làm mẫu lại hai kĩ năng. Ví dụ GV chọn đọc một đoạn/ khổ có trong VB, làm mẫu kĩ năng suy luận bằng cách nói to suy nghĩ (kĩ thuật think – aloud) của GV khi thực hiện kĩ năng này để HS quan sát và nhớ lại. Chẳng hạn, GV có thể chọn câu Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ và nói: “Sao lại nói “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” nhỉ? Mẹ đã bế ai vào nhà? Chắc là em bé. Vậy em bé được nhà thơ gọi là “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Cách mô tả thật độc đáo nhưng cũng thật có lí. Vì em bé đợi mẹ đến nỗi ngủ quên. Và trong giấc ngủ em bé mơ mẹ về chăng?”. Nếu cần làm mẫu lại kĩ năng tưởng tượng, GV làm tương tự.

Sau bước làm mẫu, GV nên mời 1 – 2 HS thực hành kĩ năng. GV tổ chức cho các HS khác nhận xét cách HS thực hiện kĩ năng (chú ý nhận xét cách thực hiện kĩ năng chứ không chỉ là nội dung trả lời câu hỏi).

Ở VB 2, GV có thể cho HS thực hành và góp ý theo cặp, một HS thực hiện, một HS quan sát, góp ý. Sau đó, GV khơi gợi để HS chốt lại cách thực hiện kĩ năng để củng cố kiến thức.

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w