Thực hành đọc

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 39 - 40)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2. Thực hành đọc

Sau khi học Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất, ở phần này, HS được tự mình thực hành đọc hiểu một chùm VB tục ngữ. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là chùm VB được gợi ý cho HS. Chùm tục ngữ này gồm có chín câu tục ngữ (trong đó câu số chín là câu tục ngữ của dân tộc Thái). Đây là các câu tục ngữ giàu hình ảnh, vần điệu, chứa đựng nhiều bài học quý giá. Ngoài ra, GV và HS có thể chọn các câu tục ngữ khác ngoài SGK mà GV và HS yêu thích. Nếu theo hướng này, cần quan tâm đúng mức đến nguồn VB. Các VB chọn đọc phải được giới thiệu trong những tuyển tập tục ngữ đáng tin cậy của những tác giả biên soạn và nhà xuất bản có uy tín.

Khi đọc VB xong, HS trả lời 4 câu hỏi ở phần Hướng dẫn đọc để tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu tục ngữ của mình. Qua hoạt động này, một lần nữa, HS ôn lại các đặc điểm của thể loại tục ngữ.

GV có thể giao nhiệm vụ cho HS đọc VB và hoàn thành các câu hỏi ở nhà. Đến lớp, HS trình bày và GV bổ sung, hướng dẫn chỉnh sửa khi cần thiết. Như vậy, GV sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, bài thực hành cũng được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo hơn.

Dưới đây là đáp án (gợi ý) cho các câu hỏi:

Câu 1: Câu Số chữ dòngSố Sốvế 1 4 1 2 6 8 1 2 8 8 1 2 9 8 2 2 Câu 2: Câu Cặp vần Loại vần 3 thầy – mày vần cách 4 thầy – tày vần cách 5 cả – ngã vần cách 7 non – hòn vần cách 8 bạn – cạn vần cách

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên: tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho các câu tục ngữ.

Câu 3: Những cách diễn đạt trên được dùng với nghĩa bóng: “ăn quả” (hưởng thành quả), “nhớ kẻ trồng cây” (biết ơn những người đã tạo ra thành quả), “sóng cả” (khó khăn, thử thách), “ngã tay chèo” (buông xuôi, không tiếp tục nữa), “mài sắt” (kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách), “nên kim” (đạt được thành quả). Việc dùng cách diễn đạt như thế làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm. GV yêu cầu HS chỉ ra ý nghĩa của từng cụm từ, qua đó xác định biện pháp tu từ (ẩn dụ) được sử dụng trong các cụm từ này.

Câu 4: “Mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại nữa) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

VIẾT

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

1. Yêu cầu cần đạt

Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w