II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
4. Hướng dẫn viết theo quy trình
GV cần lưu ý thêm với HS: tuỳ theo kiểu văn bản mà cách viết tóm tắt cần có những điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ tóm tắt VB tự sự khác với tóm tắt VB nghị luận, VB thông tin.
Bước 1: Chọn VB để viết đoạn văn tóm tắt.
–GV phát cho mỗi HS một tờ giấy ghi chú, yêu cầu các em liệt kê tên các VB truyện hoặc nghị luận đã học hoặc đã đọc mà em yêu thích/ ấn tượng.
– Sau khi HS viết xong, cho HS dán giấy ghi chú lên một tờ giấy A4 và cùng nhau chia sẻ trong nhóm.
–HS chốt văn bản cho đoạn văn tóm tắt của mình.
–GV xem các đề tài của HS và gợi ý điều chỉnh nếu HS chọn: VB truyện quá dài, quá nhiều tình tiết phức tạp hoặc VB có nội dung không phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Bước 2: Từ VB đã xác định, GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho đoạn văn tóm tắt một truyện ngắn/ VB nghị luận em yêu thích/ ấn tượng bằng cách điền vào phiếu học tập sau:
Ý tưởng của tôi về đoạn văn tóm tắt văn bản Phần giới thiệu văn
bản
•Tên tác giả •Tên văn bản •Thông tin bổ sung
−Truyện: tên nhân vật, không gian, thời gian diễn ra câu chuyện −Nghị luận: xuất xứ văn bản (được in ở đâu?)
Phần tóm tắt văn bản
•Trường hợp văn bản truyện: Xác định lần lượt các sự kiện, chi tiết chính. •Trường hợp văn bản nghị luận: Xác định lần lượt các ý kiến lớn và ý kiến
nhỏ.
Bước 3: Hướng dẫn HS dựa vào phiếu học tập để hoàn thành dàn ý chi tiết cho đoạn văn, bao gồm cả phần mở đoạn và kết đoạn.
Phần dàn ý chi tiết của HS có thể được thực hiện theo mẫu sơ đồ sau:
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản
VB được tóm tắt:
Phần thân đoạn Các bước lập dàn ý cho phần viết đoạn
văn:
– Đọc lại văn bản cần tóm tắt.
– Xác định các nội dung chính cần tóm tắt: + Với văn bản nghị luận: xác định các ý kiến lớn và ý kiến nhỏ.
+ Với văn bản truyện: xác định bối cảnh (không gian, thời gian), các nhân vật, các sự kiện, chi tiết chính.
– Sắp xếp các sự kiện chính/ các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.
Phần mở đoạn
Bước 4: Hướng dẫn HS dùng bảng kiểm trong SGK để tự kiểm tra bài viết của mình, sau đó cho HS chấm chéo bài viết của nhau theo các tiêu chí trong bảng kiểm.
Lưu ý: Nhắc HS tránh các lỗi hay gặp dưới đây:
–Không chọn lọc được các sự kiện/ chi tiết trong truyện hoặc ý kiến lớn/ ý kiến nhỏ trong bài nghị luận nên đoạn văn lan man, sa đà vào kể lể, thiếu ý.
–Không/ quên nêu thông tin về tên tác giả, tên VB.
– Viết đoạn nhưng lại xuống dòng, ngắt thành nhiều đoạn nhỏ. –Độ dài đoạn văn không được đảm bảo: quá dài hoặc quá ngắn.
NÓI VÀ NGHE
THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ GÂY TRANH CÃI
1. Yêu cầu cần đạt
–Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
2. Thực hành nói và nghe
Bước 1: Thành lập nhóm và phân công công việc
Để HS có thể chuẩn bị tốt bài nói, GV cho các nhóm bốc thăm nhóm lựa chọn đề tài yêu thích theo những đề tài được gợi ý trong SGK. Mỗi đề tài sẽ có hai nhóm đảm nhận với hai nhiệm vụ khác nhau: nhóm ủng hộ nhân vật và nhóm phản đối nhân vật.
Sau đó, nhóm trưởng phân chia công việc cần chuẩn bị ở nhà cho các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên cần đọc kĩ VB, đọc kĩ phần tóm tắt các truyện khoa học viễn tưởng và tiến hành xây dựng lập luận ủng hộ/ phản đối nhân vật dựa trên mẫu sau:
Nhân vật được tôi ủng hộ/ bị tôi phản đối vì:
Lí lẽ: ... Bằng chứng 1: ... Bằng chứng 2: ...
Bước 2: Thống nhất mục tiêu và thời gian thảo luận
Nhóm trưởng cùng với các thành viên trong nhóm thống nhất các nội dung sau trong phiếu học tập:
Dự kiến lí lẽ để phản bác nhóm bạn Dự kiến lí lẽ để bảo vệ ý kiến của nhóm Mục đích thảo luận là gì? Mục tiêu −nội dung thảo luận Dự kiến thời gian thảo luận
Dự kiến phần phản
biện của nhóm bạn
Bước 3: Tổ chức thảo luận
GV tổ chức buổi thảo luận cho các nhóm dựa trên phần hướng dẫn của SGK với 3 phần chính như sau:
–Trình bày ý kiến. –Phản hồi ý kiến. –Thống nhất ý kiến. GV khuyến khích HS đóng vai trò nhóm trưởng điều phối cuộc thảo luận. Đồng thời, GV in các phiếu hướng dẫn trình bày và phản hồi ý kiến trong SGK làm phiếu thảo luận và biên bản tóm tắt nội dung cuộc thảo luận cho các nhóm HS.
Lưu ý: Trước khi bắt đầu thảo luận, GV cùng HS thống nhất các nguyên tắc thảo luận: 1. Lắng nghe lẫn nhau. 2. Tôn trọng ý kiến trái chiều. 3. Phản biện dựa trên lí lẽ, dẫn
Trước khi ôn tập, GV cần hướng dẫn HS tự hoàn thành bài tập các bài tập trong mục Ôn tập ở nhà. Trong lớp học, GV nên dành một tiết để HS chia sẻ kết quả các bài tập đã làm trong mục Ôn tập. Câu 1, 2: GV có thể tổ chức cho HS chơi các trò chơi (theo nhóm hoặc cặp) để kiểm tra việc nắm các đặc điểm của thể loại truyện khoa học viễn tưởng và nội dung chính trong các VB đọc mà HS tóm tắt nội dung chính ở nhà.
Câu 3, 4, 5: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp để chấm chéo bài làm của bạn về: –Bài tập thực hành mở rộng thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của hai câu văn đã
cho bằng cụm từ.
Sau đó, HS lại bắt cặp để cùng nhau tóm tắt kiến thức về:
–Những điều cần lưu ý khi viết đoạn văn tóm tắt VB truyện hoặc VB nghị luận.
– Hai bài học kinh nghiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi trong tác phẩm văn học
Câu 6: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm về ý nghĩa, vai trò của trí tưởng tượng trong cuộc sống của con người: giúp con người tăng khả năng sáng tạo; giúp nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn con người; giúp con người có động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật để biến giấc mơ trong trí tưởng tượng thành sự thật, …
Gợi ý tổ chức hoạt động như sau:
Bước 1: HS tự hoàn thành phiếu học tập theo mẫu gợi ý sau:
Vai trò của trí tưởng tượng
Bước 2: Sau khi chia sẻ suy nghĩ trong nhóm, cả nhóm cùng nhau chốt lại những điểm chung về vai trò của trí tưởng tượng trong cuộc sống của con người;
Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm trình bày, mỗi nhóm có thể trình bày một ý, không lặp lại ý mà nhóm trước đó đã nói.