II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH
(12 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 2 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Với sự phát triển của xã hội (về kinh tế, giáo dục, văn hoá,...)
– … – … – …
Với cá nhân mỗi người (về trí tuệ, tâm hồn, cảm xúc,...)
– … – … – …
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh. – Viết được bài văn biểu cảm về con người.
– Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
– Hiểu được cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác.
Tuỳ vào điều kiện thực tế của việc dạy học mà số tiết của từng nhóm kĩ năng có thể được linh hoạt điều chỉnh sao cho đảm bảo được mục tiêu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
GV nên sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học sau:
– Sử dụng phương pháp thuyết trình để giải thích ngắn gọn về thể loại thơ, kiểu bài văn biểu cảm về con người, khái niệm ngữ cảnh và cách xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh, kết hợp với nêu ví dụ để HS hiểu rõ tri thức.
– Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, đàm thoại gợi mở để tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, chia sẻ ý kiến; tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng.
– Ngoài ra, GV có thể kết hợp một số phương pháp khác như trực quan, trò chơi và một số kĩ thuật dạy học như: sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, KWL, phòng tranh,… khi tổ chức dạy đọc, viết, nói nghe và tri thức tiếng Việt.
2. Phương tiện dạy học
– SGK, SGV.
– Một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
– Giấy A1 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
– Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu hỏi (chuẩn bị đọc, suy ngẫm và phản hồi) trong SGK thành phiếu học tập.
– Sơ đồ, biểu bảng.
– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
GV có thể dùng phần giới thiệu bài học và nêu câu hỏi như trong SGK đã nêu. Tuy nhiên, GV có thể nêu câu hỏi khơi gợi kiến thức nền của HS về những cảm xúc, tình cảm
trước một sự vật, hiện tượng hoặc nêu câu hỏi: “Khi nói đến từ “trái tim”, em thường nghĩ về điều gì? Vì sao chúng ta cần lắng nghe cảm xúc của bản thân?”. Từ đó, dẫn dắt vào bài học.