TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN 1 Tục ngữ

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 29 - 30)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN 1 Tục ngữ

1. Tục ngữ

Khi hướng dẫn HS tìm hiểu, vận dụng tri thức đọc hiểu tục ngữ, GV cần chú ý một số điểm sau:

– Tập cho HS thói quen tự tra cứu, tìm hiểu khái niệm, trang bị kiến thức nền cho việc đọc bằng cách yêu cầu các em tìm hiểu các khái niệm liên quan đến thể loại tục ngữ trước khi đọc các VB 1, 2 và trước khi đến lớp. GV cần giúp HS hiểu rằng: nếu không tìm hiểu kĩ mục Tục ngữ để nắm bắt các khái niệm có tính công cụ, thì việc đọc hiểu các VB trong bài học, nhất là việc trả lời các câu hỏi ở mục Suy ngẫm và phản hồi (sau khi đọc) sẽ gặp nhiều khó khăn.

– GV không dành quá nhiều thời gian để giảng giải các khái niệm về thể loại mà tuỳ đối tượng HS và tình hình trên lớp, có thể gợi ý, hướng dẫn, hỗ trợ HS hiểu tri thức.

– Các nội dung ở phần Tục ngữ có thể được dạy kết hợp trong giờ học VB Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. GV giới thiệu cho HS định nghĩa tục ngữ và một số đặc điểm của thể loại này (thường ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, có vần, có các vế đối xứng với nhau, sử dụng nhiều biện pháp tu từ); đồng thời kết hợp nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để HS dễ tiếp nhận lí thuyết về thể loại.

– Bài Trí tuệ dân gian là bài học đầu tiên trong chương trình THCS hướng dẫn HS đọc VB tục ngữ. Vì vậy, GV cần từng bước giúp HS tiếp nhận tri thức đọc hiểu thể loại này thông qua VB 1 (Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết) và củng cố tri thức đọc hiểu thể loại này qua VB 2 (Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất) và VB đọc mở rộng theo thể loại (Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội).

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w