ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT VĂN BẢN 1: TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 49 - 51)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT VĂN BẢN 1: TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ

VĂN BẢN 1: TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ

1. Yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi

Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi của bài học này được thể hiện qua ma trận sau:

Yêu cầu cần đạt

Hệ thống câu hỏi

Suy ngẫm và phản hồi

Nhận biết được đặc điểm VB giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

3

Nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong VB (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại).

4

Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một VB in hoặc VB điện tử.

5

Nhận biết được thông tin cơ bản của VB. 1, 2

Câu hỏi 6 yêu cầu HS liên hệ, so sánh trò chơi dân gian với trò chơi điện tử qua hình thức tích hợp viết với đọc. Bài học tuy không đặt ra mục tiêu này nhưng khi dạy, GV cần nêu câu hỏi này để giáo dục HS và tạo sự liên hệ, kết nối giữa VB với thực tế cuộc sống của HS, đồng thời gián tiếp rèn kĩ năng viết cho HS.

GV nên hướng dẫn HS đọc VB ở nhà trước khi đến lớp bằng cách thiết kế một số câu hỏi hoặc chọn một vài câu hỏi ở các mục Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng VB, Suy ngẫm và phản hồi. Cần chú ý các câu hỏi này chỉ ở mức độ nhận biết thông tin, tránh những câu hỏi ở mức độ cao như suy luận, đánh giá để HS có thể thực hiện được khi tự đọc ở nhà.

2. Gợi ý tổ chức hoạt động học

2.1. Chuẩn bị đọc

Nội dung này phải được tổ chức dạy học trước khi HS tiến hành đọc kĩ VB. Do đó, GV không nên yêu cầu HS phải đọc kĩ toàn bộ VB Trò chơi cướp cờ trước rồi mới quay lại trả lời các câu hỏi ở hoạt động này. GV có thể tổ chức cho HS thực hiện hoạt động này trong 2 tình huống sau:

– HS hoàn toàn chưa thực hiện việc đọc toàn VB.

– HS chỉ thực hiện việc quan sát nhanh hình thức của toàn bộ VB (hình thức trình bày, nhan đề, hệ thống đề mục, tranh minh hoạ, nguồn trích dẫn,…).

Ở cả hai tình huống trên, việc tổ chức hoạt động Chuẩn bị đọc tạo cơ hội để:

– HS được kích hoạt các hiểu biết nền liên quan đến đặc điểm nội dung và hình thức của VB. Hiểu biết nền trong trường hợp này là kiến thức và trải nghiệm của HS về những trò chơi dân gian nói chung, trong đó có trò chơi cướp cờ (HS có thể đã từng tham gia chơi, hoặc được đọc, xem, nghe, kể về trò chơi này), về VB thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

– HS dự đoán về nội dung thông tin của VB dựa trên việc quan sát các dấu hiệu hình thức của VB như nhan đề, hình ảnh minh hoạ, nguồn trích dẫn, đọc lướt đoạn đầu và cuối của văn bản,...

– HS được chuẩn bị tâm thế, động cơ, hứng thú (sự tò mò, kích thích tìm hiểu về một trò chơi dân gian mới) chuẩn bị cho việc đọc hiểu VB.

Do vậy, ở hoạt động này của bài học Trò chơi cướp cờ, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi/ nhóm nhỏ/ cá nhân để suy nghĩ, trao đổi nhanh về hai câu hỏi Chuẩn bị đọc bằng kĩ thuật trình bày 1 phút. Với câu hỏi 2, GV nên lưu ý hướng dẫn HS thực hiện kĩ năng đọc lướt (chú ý nhan đề, các hình ảnh minh hoạ) để tưởng tượng về cách chơi của trò cướp cờ và chia sẻ với bạn.

Hoạt động này có thể được thực hiện ở lớp hoặc ở nhà. Nếu chuyển thành nhiệm vụ học tập ở nhà, GV nên:

– Nhắc HS trả lời câu hỏi Chuẩn bị đọc trước khi đọc kĩ VB. – Ghi lại câu trả lời ra giấy/ vở/ phiếu học tập.

– Tổ chức cho HS trình bày câu trả lời, trao đổi kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập khi đến lớp, trước thời điểm tổ chức cho HS trải nghiệm cùng VB ở lớp.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Tổ chức cho HS đọc trực tiếp VB, kết hợp với việc GV đọc mẫu một vài đoạn. Khi gặp những kí hiệu như GV nên cho HS tạm dừng 1 – 2 phút để suy ngẫm, trả lời câu hỏi, qua đó, HS thực hành kĩ năng đọc. Hoặc GV có thể cho HS ghi lại câu trả lời ngắn gọn của các em trên phiếu học tập (GV có thể chuyển các câu hỏi trong khi đọc này thành phiếu học tập dùng kết hợp với việc đọc trực tiếp VB) hoặc giấy nháp. Ở bài học này, việc hướng dẫn HS theo dõi trong quá trình Trải nghiệm cùng văn bản được đặt ra để nhắc nhở các em chú ý đến những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả ở nội dung

c. Hướng dẫn cách chơi. Sự chú ý này có ý nghĩa giúp HS chuẩn bị dữ liệu “đầu vào”cho việc trả lời các câu hỏi 1, 4 ở phần Suy ngẫm và phản hồi. Điều đó có nghĩa là nếu

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w