Gợi ý tổ chức hoạt động học

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 31 - 34)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2. Gợi ý tổ chức hoạt động học

2.1. Chuẩn bị đọc

GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK để khơi gợi, dẫn dắt các em vào VB. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác động của thiên nhiên đối với cuộc sống của chúng ta.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

GV cho HS đọc VB, yêu cầu đọc to rõ, chú ý đến vần, nhịp, các vế khi đọc.

Trong quá trình đọc, khi gặp câu hỏi được trình bày trong khung cùng với VB, GV cho HS dừng đọc vài phút để tự suy nghĩ, trả lời rồi tiếp tục đọc. Thông qua hoạt động trả lời các câu hỏi trong khi đọc, HS được tự rèn luyện các kĩ năng đọc. Trong VB

kinh nghiệm dân gian về thời tiết, có một câu hỏi hướng vào kĩ năng suy luận. Từ những từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ số 6 (chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối), HS có thể suy luận về hiện tượng mà tác giả dân gian muốn nói qua câu tục ngữ này.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi về văn bản

Với các câu hỏi ở mục Suy ngẫm và phản hồi, GV có thể sử dụng linh hoạt tuỳ theo tình hình lớp học, trình độ nhận thức của HS, cụ thể là:

Cách 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi theo đúng trình tự trong SGK (từ câu 1 đến câu 7). –Cách 2: Sắp xếp lại hệ thống câu hỏi trong SGK theo một trật tự khác hoặc có thể kết

hợp một số câu hỏi với nhau.

Ngoài ra, GV cũng có thể đặt thêm các câu hỏi để dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề một cách tuần tự, chi tiết hơn.

Dưới đây là hướng dẫn và đáp án (gợi ý) cho từng câu hỏi:

Câu 1: Hướng dẫn HS đọc lại các đặc điểm của tục ngữ trong mục Tri thức Ngữ văn, sau đó, xác định độ dài, nhịp điệu, vần, hình ảnh, nội dung của từng câu tục ngữ. Từ đó, rút ra nhận xét: những câu nói trên ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, có vần; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết.

Câu 2: GV hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu nội dung của từng câu tục ngữ trong VB 1, sau đó nêu nhận xét chung về nội dung các câu tục ngữ trong VB 1 bằng cách điền vào bảng sau:

Câu Nội dung từng câu Nội dung chung của các

câu

Câu 1 Thể hiện những kinh

nghiệm của dân gian về thời tiết. Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6

Câu 3: Hướng dẫn HS đọc các câu và điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2, 4, 6 vào bảng. Gợi ý trả lời:

Câu Số chữ Số

dòng Sốvế

1 8 1 2

6 14 2 2

Câu 4: Hướng dẫn HS đọc các câu, xác định các cặp vần và loại vần trong từng câu và điền vào bảng. Gợi ý trả lời:

u Cặpvần Loại vần 1 trưa – mưa vần cách 2 hạn – tán vần cách 3 may – bay vần cách 4 đài – Hai vần cách 5 mưa – vừa vần cách 6 Năm – nằm sáng – tháng Mười – cười vần cách

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên là tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho các câu tục ngữ.

Câu 5: GV gợi nhắc HS nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát đã học ở lớp 6 để từ đó đưa ra nhận xét: câu tục ngữ số 5 có hình thức là một câu lục bát.

Câu 6: Đây là một câu hỏi mở. GV không nên áp đặt câu trả lời cho HS và có thể chấp nhận các phương án trả lời sau: (1) Giúp chúng ta dự báo thời tiết để sắp xếp công việc cho phù hợp; (2) Giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên; (3) Giúp chúng ta nhận thức về các hiện tượng tự nhiên,...

Câu 7: Câu hỏi này được thiết kế nhằm tích hợp hoạt động viết với đọc. Trước tiên, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS hình dung về một số tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trong VB 1, sau đó hướng dẫn HS viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu. Dưới đây là một vài tình huống gợi ý:

– GV hướng dẫn HS hình dung cuộc trò chuyện với bạn về sự thay đổi của thời tiết hoặc cuộc trao đổi với người thân về tình hình thời tiết trước chuyến đi chơi, đi du lịch; sau đó, hướng dẫn HS viết một đoạn đối thoại với độ dài khoảng 5, 6 câu. Sau khi HS hoàn thành đoạn đối thoại, GV tổ chức cho HS phân vai thực hành tình huống giao tiếp này. – GV gợi ý HS viết thư trao đổi với bạn ở nơi xa về vấn đề thời tiết. Sau khi HS viết xong,

GV chọn một số bài viết hay và yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm trước cả lớp để cả lớp nghe và rút kinh nghiệm.

VĂN BẢN 2: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

1. Yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi

Mối quan hệ giữa Yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi của bài học này được thể hiện qua ma trận sau:

Yêu cầu cần đạt

Hệ thống câu hỏi

Suy ngẫm và phản hồi

Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

Một phần của tài liệu SGV NGỮ văn 7 CTST tap 2 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w