7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Đối sách của các bên liên quan
3.2.1. Đối sách của Nhật Bản
Trƣớc những điều chỉnh chiến lƣợc, phƣơng thức phát triển mới của Trung Quốc và những hành động mang tính chất yêu sách về biên giới lãnh thổ, trong giới lãnh đạo và hoạch định chính sách của Nhật Bản đã diễn ra nhiều tranh luận với các quan điểm khác nhau về phƣơng thức ứng phó đối với vấn đề
này nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia. Nhìn chung, có 4 phƣơng thức chính: một là, cam kết hợp tác và phòng vệ mềm; hai là, cam kết cạnh tranh và phòng vệ cứng; ba là đối trọng và phòng ngừa; bốn là, thỏa hiệp chiến lƣợc53
. “Nếu Nhật Bản lựa chọn con đƣờng đối trọng với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ hạn chế thƣơng mại với Nhật Bản, lợi ích kinh tế có đƣợc qua thƣơng mại với Trung Quốc sẽ giảm. Nhƣng Nhật Bản sẽ có đƣợc sự tin tƣởng cũng nhƣ tôn trọng từ các quốc gia Châu Á đang lo lắng mối đe dọa từ Trung Quốc. Mặt khác, nếu Nhật Bản thuận theo Trung Quốc sẽ tạo ra sự thất vọng cũng nhƣ coi thƣờng từ các quốc gia Châu Á vốn đang kỳ vọng vào vai trò đối trọng chính của Nhật Bản với Trung Quốc. Vì vậy, lựa chọn trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản là đối trọng và phòng ngừa”54
.
Cứng rắn phủ nhận và có những hành động phản đối yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
Ngay sau khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ngày 23/11/2013, Thủ tƣớng Nhật Bản Shinzo Abe đã phát biểu tại Thƣợng viện ngày 25/11/2013 rằng việc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) quyết định lập vùng nhận diện phòng không sẽ dẫn tới những mối nguy ngoài dự tín và đề nghị phía Trung Quốc bỏ quyết định trên. Đồng thời, thủ tƣởng Abe còn nhấn mạnh sẽ “hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Mỹ, đồng thời cùng cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc thực hiện tự kiềm chế. Ngày 26/11/2013, chính phủ Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định các hang hàng không tƣ nân không phải tuân thủ tuyên bố về Vùng nhận diện hàng không của Trung Quốc. Tiếp đó, Bộ trƣởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó tuyên bố máy bay quân sự Nhật Bản sẽ thực hiện các chuyến bay tại khu vực đƣợc nhận diện phòng không của Trung Quốc mà không thực hiện theo các quy định do Trung Quốc đƣa ra. Khi tiếp tục duy trì
53 Mike M. Mochizuki (2007), “Japan’s Shifting Strategy torward the Rise of China”, The Journal of Strategic Studies, p.759.
54
TS. Trần Quang Minh (2017), Đối sách của Nhật Bản, Hàn Quốc trước sự trỗi dậy và điều chỉnh chiến lược phát triển của Trung Quốc,NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 91.
tuần tra khu vực Trung Quốc vừa tuyên bố lập Vùng nhân diện phòng không, phía Nhật Bản đã không gặp phản ứng nào từ máy bay Trung Quốc.
Thành lập Hội đồng An ninh quốc gia
Chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không, vào ngày 27/11/2013, Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia phòng theo mô hình của Mỹ, nhằm ứng phó thách thức trong việc cân bằng quyền lực tại khu vực Đông Á và đối phó lại với các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Tƣơng tự nhƣ Mỹ, cơ quan này ra đời để giúp Nhật Bản nhanh chóng đƣa ra các quyết định về chính sách ngoại giao, quốc phòng. Cơ quan này sẽ đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo của Thủ tƣớng, với tƣ cách là thành viên Hội Đồng An ninh Quốc gia, Chánh Văn phòng Nội Các, Bộ trƣởng Bộ ngoại giao và Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng sẽ có quyền đƣa ra những quyết sách trung và dài hạn trên lĩnh vực đối ngoại cũng nhƣ an ninh quốc gia.
Tăng cường khả năng quân sự
Bên cạnh đó, Nhật Bản tiếp tục duy trì đối trọng ngăn ngừa bằng việc mở rộng lực lƣợng quân sự. Có thể nói, tăng cƣờng khả năng quân sự của bản thân là một trong những ƣu tiên hàng đầu của Nhật Bản trong việc ngăn chặn Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Để thực hiện điều này, Tokyo đã liên tục điều chỉnh chính sách an ninh- quốc phòng với việc chú trọng mở rộng vai trò của Lực Lƣợng Phòng vệ cũng nhƣ đầu tƣ phát triển các vũ khí hiện đại. Trong khi Hiến pháp Nhật Bản nói rằng "lực lƣợng hải, lục, không quân, cũng nhƣ tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ đƣợc duy trì" cũng nhƣ lực lƣợng Phòng vệ Nhật Bản đƣợc thành lập ngay sau khi Mỹ kết thúc chiếm đóng Nhật Bản. Điều này thể hiện một bƣớc tiến cực kỳ quan trọng khi vai trò của Lực lƣợng phòng vệ Nhật Bản đi từ chỗ chủ yếu là bảo vệ đất nƣớc đã bắt đầu mở rộng hơn với việc đối phó với những mối đe dọa mới và các tình huống khác nhau, cũng nhƣ chuẩn bị đối phó với các cuộc xâm lƣợc toàn diện và tham gia vào các hoạt động hợp tác hòa bình quốc tế. Sau đó, tiếp tục tiến thêm một bƣớc nữa là nhấn mạnh
khả năng ngăn chặn và đối phó hiệu quả của lực lƣợng này thông qua các hoạt động tình báo, giám sát và do thám.