7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc sau năm 1991
1.3.2. Mở rộng lãnh thổ trên biển
Báo cáo của Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (năm 2012) nêu rõ: “Nâng cao khả năng khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cƣờng quốc biển”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đƣa việc “xây dựng cƣờng quốc biển” vào văn kiện Đại hội Đảng, cho thấy sự coi trọng và ý chí trỗi dậy hƣớng biển cao độ của tập thể lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề biển. Trung Quốc vốn dĩ chƣa phải là một cƣờng quốc biển, mà để trở thành một Cƣờng quốc biển, Trung Quốc sẽ phải tiến hành những động thái mở rộng lãnh thổ để mở rộng phạm vi chủ quyền biển đảo của mình. Bốn phƣơng thức sau đây thể hiện rõ nét ý chí và hành động mở rộng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc:
Thứ nhất, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền, tiến hành mở rộng lãnh thổ với một loạt các vùng thuộc lãnh thổ của các quốc gia khác.
Tại biển Hoa Đông, ai mới là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku . Nếu xét theo nguyên tắc sở hữu theo pháp luật, câu trả lời sẽ rất đơn giản: Nhật Bản. Quốc gia này tuyên bố đã “phát hiện” ra quần đảo này, tức vùng đất vô chủ – vào năm 1884. Đầu năm 1895, Nhật Bản sát nhập chúng vào lãnh thổ của mình ngay sau khi đánh bại một Trung Quốc suy yếu trong một cuộc chiến ngắn
ngủi và chiếm đóng Đài Loan, hòn đảo nằm ngay phía Nam Nhật Bản, làm chiến lợi phẩm. Sau thất bại của Nhật Bản vào năm 1945, quyền kiểm soát quần đảo rơi vào tay ngƣời Mỹ, và quốc gia này sử dụng quần đảo nhằm thử nghiệm việc ném bom. Năm 1972, vào giai đoạn cuối thời kỳ chiếm đóng của Mỹ, chính phủ Nhật Bản đã giành lại quyền kiểm soát đối với quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, cho đến lúc đó, trữ lƣợng dầu mỏ và khí đốt đã đƣợc xác định nằm dƣới đáy biển xung quanh quần đảo. Trung Quốc, gọi đây là quần đảo Điếu Ngƣ, khẳng định yêu sách của mình, tƣơng tự là Đài Loan, lãnh thổ nằm gần nhất với quần đảo này (và cũng bị Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình). Yêu sách của Trung Quốc là khá mơ hồ, và đƣợc dựa trên những bằng chứng nhƣ một bản đồ Trung Quốc từ năm 1403 ghi lại sự tồn tại của quần đảo này. Tất cả đều nói về một thế giới trƣớc đó khi Trung Quốc nằm ở trung tâm của một hệ thống các nƣớc chƣ hầu tại khu vực Đông Á – một trật tự đã bị phá vỡ bởi sự nổi lên của chế độ quân phiệt Nhật Bản từ cuối thế kỷ thứ 19. Tuyên bố của Trung Quốc vào ngày 23/11/2013 thành lập một “vùng nhận dạng phòng không” trên biển Hoa Đông, trong đó bao trùm quần đảo Senkaku, là một bằng chứng nữa cho thấy nỗ lực của quốc gia này nhằm thay đổi nguyên trạng. Đồng thời Trung Quốc tuyên bố Điếu Ngƣ là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc (tháng 5 năm 2012).
Còn tại Biển Đông, Vào năm 2009, Trung Quốc tuyên bố “đƣờng lƣỡi bò” tại Biển Đông và coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Việc Trung Quốc tự cho rằng, Biển Đông là vùng nƣớc chủ quyền của mình khi công bố bản đồ “đƣờng chín đoạn” hay còn đƣợc gọi là “đƣờng lƣỡi bò”, đã gây tranh cãi trong dƣ luận quốc tế và bị các nƣớc Đông Nam Á có chủ quyền tại vùng nƣớc này phản đối cực lực. Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền theo tuyên bố “đƣờng lƣỡi bò” là: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.
Vành Khăn cách đảo Palawan của Phi-lip-pin 239 km (khoảng 135 hải lý), cách đảo Cam Ranh của Việt Nam là 715 km, và cách đảo Hải Nam của
Trung Quốc là 1110 km. Đảo Vành Khăn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa mà Philippines tuyên bố từ năm 1962. Trung Quốc cũng coi dải đá ngầm này nằm trong đƣờng lƣỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Xung đột Trung – Phi liên quan đến dải đá ngầm Vành Khăn bắt đầu từ năm 1995 khi Philippines phát hiện Trung Quốc đang cho xây dựng một hệ thống trú phòng trên một hệ thống cột trụ vững chắc, chính thức khẳng định sự hiện diện thực tế của họ trên hòn đảo này. Xung đột này đánh dấu một bƣớc chuyển quan trọng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Bãi cạn Scaborough hay phía Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nƣớc này, theo Công ƣớc về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nƣớc này, ít nhất là từ thế kỷ 13, và họ còn đƣa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng. Vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên bãi cạn Scarborough diễn ra ngày 10/4/2012 khi tàu Hải giám Trung Quốc ra sức ngăn cản tàu Cảnh sát biển Philippines bắt tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền và kiểm soát trên thực tế - đầm phá bãi cạn Scarborough. Trƣớc tháng 4 năm 2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thƣờng trực ở bãi cạn Scarborough. Ngƣ dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản. Vào những thời điểm trong quá khứ, đặc biệt là cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, hải quân Philippines từng bắt giữ những ngƣ dân Trung Quốc đi vào khu vực bãi cạn này. Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5 năm 2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn, nơi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp
chủ quyền căng thẳng suốt hơn hai tháng các tàu của chính phủ nƣớc này vẫn sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ quanh bãi cạn tranh chấp trên cơ sở nhu cầu thi hành luật pháp, quản lý và duy trì tại đó. Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này. Trung Quốc đã kiểm soát thực sự bãi cạn này và những vùng biển xung quanh, bằng cách đó thay đổi hiện trạng trong tranh chấp quyền lợi, nƣớc này đã kiểm soát chắc chắn trực tiếp đối với bãi cạn Scarborough.
Liên quan đến vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Malaysia, ngày 26/3/2013, Hải quân Trung Quốc phô trƣơng thanh thế ngay tại một rạn san hô vùng cực Nam Biển Đông mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Đó là bãi san hô James Shoal nằm cách mặt nƣớc khoảng 22m, đƣợc Malaysia gọi là Beting Serupai, nhƣng bị Trung Quốc tranh chấp dƣới tên tiếng hoa là bãi Tăng Mẫu. Lội ngƣợc dòng lịch sử, vào tháng 5 năm 1983, một đội tàu Hải quân Trung Quốc ghé thăm bãi James Shoal nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia của Trung Quốc. Tháng 9 cùng năm. Malaysia chính thức tuyên bố về quyết định chiếm bãi ngầm James Shoal và coi nơi này là vùng kinh tế biển của mình. Trở lại với sự kiện tháng 3 năm 2013, một đội tàu gồm 4 tàu đổ bộ dẫn đầu của Trung Quốc đã tới bãi James Shoal với mục đích tham gia tập trận. Bãi ngầm James chỉ cách Malaysia 80km, cách Brunei 200km, nhƣng lại cách đất liền Trung Quốc tân 1,800km và nằm gần sát điểm cực nam đƣờng 9 đoạn mà Trung Quốc đòi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Kể từ sau khi Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ phi pháp năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và năm 1988 tại quần đảo Trƣờng Sa thuộc vùng lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng các hành động trái phép tại Biển Đông. Tháng 6-1999, Trung Quốc đơn phƣơng ra lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong phạm vi từ vĩ tuyến 12 độ Bắc trở lên trong thời gian 3 tháng. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thƣờng của
ngƣ dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thế nhƣng, các lực lƣợng ngƣ chính, hải giám của Trung Quốc bắt đầu gia tăng việc bắt bớ, tịch thu phƣơng tiện, tàu thuyền và đối xử vô nhân đạo với hàng loạt ngƣ dân Việt Nam hành nghề trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trong vùng biển này. Ngày 26-6- 2009, ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 21-6-2009, Trung Quốc đã bắt 3 tàu cá của ngƣ dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khi đang hành nghề đánh cá bình thƣờng trong khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Việc gây hấn của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam bắt đầu gia tăng khi xảy ra sự kiện vào ngày 26-5-2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt đứt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chỉ 116 hải lý. Ngày 27-5-2011, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Trung Quốc yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đồng thời bồi thƣờng thiệt hại cho Việt Nam. Tối 28-5-2011, ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khƣơng Du ngang nhiên cho rằng vùng biển chủ quyền Việt Nam mà tàu Bình Minh 02 đang thả cáp thăm dò dầu khí là vùng biển thuộc "chủ quyền Trung Quốc”. Ngày 31-5-2011, tàu Viking 2 đang thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc phá rối. Chiều cùng ngày, một ngƣ dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản trên vùng biển Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Cao điểm của việc xâm nhập trái phép chủ quyền lãnh thổ là vào ngày Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dƣơng 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Việt Nam theo Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Giàn khoan dầu Hải Dƣơng 981 là giàn khoan biển sâu di động cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do Tổng công ty Dầu khí Hải dƣơng Trung Quốc (CNOOC) sở hữu. Hải Dƣơng 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thƣớc bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m. Trung Quốc đã đầu tƣ 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu USD) để chế tạo Hải Dƣơng 981 trong suốt 3 năm trời ròng rã. Vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan sâu khoảng 1.000 m, trong đó nơi Trung Quốc hạ đặt Hải Dƣơng 981 sâu khoảng 1.100 m. Vì vậy, Trung Quốc phải dùng giàn khoan đặc biệt, dạng nửa chìm nửa nổi. Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 7 tàu quân sự nhƣ tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những thời điểm, số lƣợng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc, trong đó các tàu chiến thƣờng xuyên lởn vởn xung quanh giàn khoan. Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nƣớc ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chƣa đƣợc phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị. Đáp lại, tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích nhƣ mở bạt che pháo để uy hiếp, sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sàng đâm húc gây hƣ hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thƣơng một số kiểm ngƣ viên. Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, giải thích rõ lập trƣờng của mình cũng nhƣ cập nhật tình hình trên biển cho bạn bè quốc tế, để dƣ luận các nƣớc hiểu rõ sự hung hăng, ngang ngƣợc của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng uyết liệt trƣớc cách hành xử hung hăng, ngang ngƣợc của Trung Quốc trên Biển Đông. Một loạt các quốc gia nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Ấn Độ đã lên án các hành động bất chấp luật pháp quốc tế, gây mất ổn định và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực của Bắc Kinh. Trƣớc những sức ép ngày càng lớn đến từ dƣ luận trong nƣớc
và quốc tế, Trung Quốc không còn con đƣờng nào khác ngoài việc rút giàn khoan phi pháp ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ngày 16/7/2014, họ đã quyết định rút Hải Dƣơng 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch và đƣợc “che đậy” bằng lý do “đã hoàn thành nhiệm vụ”.
Thứ hai, xây dựng cơ sở vật chất, bồi đắp và tiến hành xây dựng căn cứ quân sự tại các vùng lãnh thổ của quốc gia khác
Trung Quốc đã củng cố sự hiện diện quân sự của mình tại Biển Đông thông qua việc xây dựng trên các thực thể mà nƣớc này chiếm đóng đƣợc. Trung Quốc đã chiếm đóng đá Vành Khăn vào năm 1995 và xây dựng những công trình đầu tiên tại Biển Đông. Những công trình này đƣợc mở rộng vào tháng 10 năm 1998 với việc tăng cƣờng ba công trình bát giác bằng gỗ và hai tháp hai tầng. Cùng với đó là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đá Vành Khăn với hai bến tàu mới, một đƣờng bang dành cho máy bay trực thăng, một ra-đa hàng hải, một số sung chống máy bay và hệ thống tên lửa hành trình đối hạm.
Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trƣờng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đƣợc từ năm 1988. Tại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng một công trình bê tông có chiều dài 60 mét. Ở đó có hệ thống ăng ten ra đa tần Yagi tần số cao, hai mái che tích hợp hệ thống đối phó điện tử và một số ăng ten liên lạc cáp kéo và ăng ten cột. Hệ thống ăng ten này hỗ trợ nhiều nhu cầu khác nhau nhƣ giám sát tín hiệu radio và liên lạc tầm xa. Cơ sở trên đá chữ thập còn bao gồm các đĩa liên lạc vệ tinh và khí tƣợng thủy văn. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trƣờng Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)19
. Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi
19 H. Bình, “Trung Quốc chi 11,5 tỉ USD mở rộng trái phép Đá Chữ Thập?”, nld.com.vn, <http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-chi-115-ti-usd-mo-rong-trai-phep-da-chu-thap- 20150415205000411.htm>, [1/8/2017].
đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là