7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Lý thuyết Địa chính trị
2.3.3. Lý thuyết về địa chính trị tài nguyên
Trong những năm gần đây, các nhà lý luận địa chính trị ngày càng dặc biệ quan tâm đến vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với chiến lƣợc đối nội và đối ngoại của các quốc gia. Giáo sƣ xã hội học ngƣời Mỹ Michael T. Klare đã kiên trì khẳng định rằng tài nguyên thiên nhiên mới là cội rễ của các xung đột dai dẳng hiện nay chứ không phải văn hóa. Ông định nghĩa về địa chính trị nhƣ sau: “địa chính trị là “sự tranh giành giữa các đại cƣờng quốc và giữa những đại cƣờng quốc có tham vọng đối với việc kiểm soát lãnh thổ, kiểm soát các nuồn tài nguyên và những vị trí đại lý quan trọng nhƣ hải cảng, kênh đào, hệ thống sống ngòi, ốc đảo, cùng các nguồn của cải và nguồn ảnh hƣởng khác”44. Quả thực, Klare trƣớc sau luôn tin rằng tài nguyên là nhân tố sai khiến địa chính trị của các cƣờng quốc. Cũng có thể nói, địa chính trị tài nguyên chính là nguồn gốc cho phối mọi lĩnh vực chính trị khác, đặc biệt là chi phối lĩnh vực
dối nội và đối ngoại- kể cả chiến lƣợc quân sự của một quốc gia cũng đều nhằm mục đích bảo vệ và khai thác địa chính trị tài nguyên.
Bên cạnh đó, địa chính trị tài nguyên cũng chỉ ra rằng áp lực về các nguồn lực cần thiết để phát triển đất nƣớc, tiêu biểu là tài nguyên. Các quốc gia có tốc độ phát triển dân số và tốc độ thay đổi công nghệ cao luôn cần nguồn tài nguyên lớn hơn để có thể tiếp tục phát triển kinh tế. Theo thời gian, các quốc gia nhận ra rằng họ thiếu hụt tài nguyên ở ngay bên trong lãnh thổ của mình và họ phải đối mặt với áp lực về việc thiếu hụt tài nguyên. Áp lực này ngày càng gia tăng và sẽ thúc đẩy họ bành trƣớng ra bên ngoài. Theo nhà nghiên cứu Stephen Van Evera thì “Mặc dù có thể có đƣợc tài nguyên thông qua thƣơng mại, tuy nhiên các quốc gia có thể nghĩ rằng tài nguyên là thứ cần đƣợc tích lũy và kết luận rằng chúng cần đƣợc kiểm soát hoặc chiếm giữ thông qua chinh phạt”45
. Theo đó thì lợi ích chủ yếu của bành trƣớng, mở rộng lãnh thổ là tăng cƣờng sự kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên quan trọng. Và nhƣ vậy, áp lực tài nguyên thúc đẩy mở rộng lãnh thổ. Các quốc gia có khả năng cao nhất phải đối mặt với áp lực biên lớn là những quốc gia có dân số lớn, tốc độ tăng trƣởng cao và đang trong quá trình công nghiệp hóa. Trung Quốc hiện nay đang đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của một quốc gia gặp vấn đề với áp lực tài nguyên. “Do nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong vòng hơn hai thập kỷ qua, với tốc độ phát triển hằng năm trên 9%, sự thèm khát tài nguyên của nƣớc này đã tăng lên đột ngột. Cho tới năm 2005, Trung Quốc đã là nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới về các mặt hàng nhƣ ngũ cốc, thịt, than đá, và thép, và là nhà tiêu thụ dầu mỏ đứng thứ hai thế giới”46. Sự khao khát các loại sản phẩm, tài nguyên này của Trung Quốc cho thấy trong tƣơng lai, nƣớc này có thể mở rộng
45 Fravel M.T., “Khả năng bành trƣớng lãnh thổ của Trung Quốc dƣới góc độ lý thuyết quan hệ quốc tế.” www.nghiencuuquocte.net. <http://nghiencuuquocte.net/2014/12/01/banh-truong-lanh-tho-trung-quoc/> [19/4/2015], tr.15.
46
Fravel M.T., “Khả năng bành trƣớng lãnh thổ của Trung Quốc dƣới góc độ lý thuyết quan hệ quốc tế.” www.nghiencuuquocte.net. <http://nghiencuuquocte.net/2014/12/01/banh-truong-lanh-tho-trung-quoc/> [19/4/2015], tr.15.
lãnh thổ để đảm bảo tiếp cận đƣợc các nguồn tài nguyên quan trọng nhƣ dầu mỏ hay đất canh tác.
Dầu mỏ- một loại tài nguyên có thể khiến Trung Quốc đối mặt với việc thiếu hụt tài nguyên mạnh mẽ từ đó thúc đẩy bành trƣớng để có đƣợc loại tài nguyên này. Mặc dù dầu mỏ không phỉa là trung tâm quyền lực chính trị của thế giới, nhƣng chúng lại có ý nghĩa nhƣ là khu vực chiến lƣợc quan trọng phục vụ cho các khu vực đầu não địa chính trị. Bên cạnh Hoa Kỳ, Trung Quốc đang nổi lên là một cƣờng quốc nhập khẩu dầu mỏ. Song khác với Hoa Kỳ, Trung Quốc chƣa dám công khai sử dụng vũ lực để tìm kiếm dầu mỏ, và hiện tại dầu mỏ đang trở thành mục tiêu địa chiến lƣợc có tầm quan trọng hàng đầu của Trung Quốc. “Việc Trung Quốc lặng lẽ trở thành một nƣớc nhập khẩu ròng về dầu thô vào năm 1993 đã đánh dấu sự chuyển hƣớng mạnh mẽ sau “cuộc thử nghiệm” tự cung tự cấp kéo dài ba thập kỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở nên dễ bị ảnh hƣởng nhƣ các nƣớc công nghiệp khác trƣớc những biến cố không mong muốn tác động tới thị trƣờng dầu mỏ toàn cầu”47. So với các nƣớc BRICS (nhóm các nƣớc có nền kinh tế mới nổi), thì mức độ tiêu thụ dầu sơ cấp của Trung Quốc đã tăng từ 522 triệu tấn dầu quy đổi (năm 1985) lên 2,61 tỷ tấn dầu quy đổi (năm 2011), trong khi quốc gia có quy mô dân số tƣơng đƣơng là Ấn Độ chỉ tiêu thi hết 559 triệu tấn dầu quy đổi (vào năm 2011, tƣơng đƣơng mức tiêu thụ của Trung Quốc năm 1985). Trung Quốc hiện đã vƣợt Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới (với mức độ tiêu thụ gần 10 triệu thùng/ngày). Với tốc độ tiêu thụ năng lƣợng nhƣ vậy, Trung Quốc sẽ gặp phải nhiều vấn đề an ninh năng lƣợng khi dân số đang tiếp tục tăng lên, mức độ đô thị hóa ngày một cao (năm 2010 chạm ngƣỡng 50%) và nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng trong nƣớc tăng tỷ lên thuận với mức độ tăng trƣởng kinh tế. Theo ƣớc tính, đến năm 2030 tiêu thụ
47 Myers A.J & Lewis W.S., “Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh.” www.nghiencuuquocte.net. <http://nghiencuuquocte.net/2013/05/10/ngoai-giao-dau-mo-cua-bac-kinh/> [6/4/2015].
năng lƣợng sơ cấp của Trung Quốc sẽ còn tăng gần gấp đôi, lên mức 4,5 tỷ tấn dầu quy đổi48. Đồng thời, do phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, tranh luận đã nổ ra bên trong Trung Quốc về việc làm thế nào để đảm bảo an ninh cho quá trình tiếp cận các nguồn năng lƣợng. Kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trƣởng, nƣớc này có thể sẽ xem xét tới việc sử dụng vũ lực để đảm bảo tiếp cận đƣợc các nguồn năng luộng bằng cách chiếm giữ các mỏ dầu bên ngoài lãnh thổ. Việc kiểm soát trên thực địa các cơ sở dầu khí của các quốc gia láng giềng cũng sẽ là một hình thức của mở rộng lãnh thổ và mở rộng lãnh thổ nảy sinh có thể để phục vụ nguyên nhân này.
Một bộ phận liên quan đến an ninh năng lƣợng là đảm bảo an ninh cho quá trình vận chuyển năng lƣợng từ các nguồn cung ở nƣớc ngoài. Trung Quốc có thể theo đuổi mở rộng lãnh thổ để đảm bảo cho quá trinh này. Trung Quốc hiện đang đa dạng hóa các kênh cung cấp năng lƣợng bao gồm kênh cung cấp trên đất liền và trên biển. Khu vực Trung Á gồm có các quốc gia Kazhkhastan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. “Về dầu mỏ Kazakhstan có trữ lƣợng 30 tỷ thùng, Turkmenistan và Uzbekistan chỉ có 600 triệu thùng, còn khí đốt thì Turkmenistan có trữ lƣợng 24.300 tỷ m³, xếp thứ 4 trên thế giới”49. Lợi ích về mặt tài nguyên đã khiến Trung Quốc hình thành “con đƣờng tơ lụa về năng lƣợng” chạy qua các quốc gia Trung Á. Tuy hiện nay con đƣờng này mang tính hợp tác có lợi cho cả hai bên, tuy nhiên do nó mang tính sống còn gắn chặt với lợi ích Trung Quốc nên không ngoại trừ khả năng trong tƣơng lai, đây sẽ là nguyên nhân cho việc mở rộng trƣớng lãnh thổ hoặc kiểm soát các nƣớc Trung Á của Trung Quốc để đảm bảo lợi ích này. Đƣờng biên giới phía Bắc của Trung Quốc bao quanh Mông Cổ. Đã từng nhiều lần xâm chiếm Mông Cổ thành công để dọn đƣờng tiến vào vùng đất trù phú, Bắc Kinh hiện nay đã
48
Phạm Sỹ Thành, “An ninh dầu mỏ và chính sách của Trung Quốc.”
www.vjol.info.<http://www.vjol.info/index.php/ssir/article/view/12024/10963> [7/4/2015], tr.2.
49 Phạm Sỹ Thành, “An ninh dầu mỏ và chính sách của Trung Quốc.”
sẵn sàng chờ đợi thời cơ để quay lại chinh phục Mông Cổ lần nữa, theo một cách khác, để thỏa cơn khát dầu mỏ, than đá, uranium và cả những đồng cỏ hoang vu màu mỡ. Các công ty khai khoáng của Trung Quốc hiện vẫn đang tìm kiếm cổ phần lớn trong những tài sản dƣới lòng đất của Mông Cổ.
Trữ lƣợng dầu khí tại Biển Hoa Đông mặc dù không lớn nhƣng các mỏ khí tự nhiên mới mà Trung Quốc đang phát triển tại bồn trũng Tây Hồ đã trở thành nguồn gốc gây căng thẳng với Nhật Bản từ năm 2003. Nếu Trung Quốc thực sự theo đuổi mở rộng lãnh thổ vì dầu mỏ, thì nỗ lực chủ yếu nhất sẽ đƣợc tập trung vào Biển Đông. Theo báo cáo mới nhất của cơ quan Năng lƣợng Quốc tế (IEA) về Biển Đông đƣợc công bố đã lƣu ý rằng Biển Đông là một tuyến đƣờng thƣơng mại quan trọng của thế giới và giàu tiềm năng hyđrôcácbon, nhất là khí đốt tự nhiên, với những tranh chấp chủ quyền lãnh hải và các tài nguyên. IEA ƣớc tính trữ lƣợng dầu khí đã đƣợc chứng minh là tiềm năng tại Biển Đông là 11 tỷ thùng dầu và 190 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Trữ lƣợng dầu khí thông thƣờng hầu hết nằm tại các vùng lãnh thổ không tranh chấp. Ƣớc tính trữ lƣợng dầu khí tại Biển Đông của IEA thấp hơn nhiều so với tính toàn của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho rằng trữ lƣợng dầu mỏ tại Biển Đông là 28 tỷ thùng. Trong khi Công ty Dầu khí Hải dƣơng Quốc gia Trung Quốc lại ƣớc tính Biển Đông có khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500.000 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên chƣa đƣợc phát hiện, mặc dù chƣa có nghiên cứu độc lập nào xác nhận con số trên50
. Có lẽ niềm tin vào một trữ lƣợng dầu khí khổng lồ tại Biển Đông đã thúc đẩy cho những hành động tranh chấp manh tính bành trƣớng, mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc với những quốc gia có chủ quyền tại Biển Đông trong thời gian gần đây.