7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Lý thuyết Địa chính trị
2.3.2. Lý thuyết sức mạnh biển
Alfred Thayer Mahan, ngƣời đƣợc nhà sử học quân sự hiện đại ngƣời Anh- Huân tƣớc John Keegan coi là “nhà chiến lƣợc quan trọng nhất nƣớc Mỹ trong thế kỷ XIX”39
chính là tác giả của Lý thuyết sức mạnh biển. Ông là một sĩ quan hải quân dạy sử học đồng thời là một chiến lƣợc gia về địa chính trị, đã nghiên cứu kỹ lƣỡng quá trình trở thành cƣờng quốc biển của các cƣờng quốc tiêu biểu trên thế giới là Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đúc kkeets nên một hệ thống lý thuyết về sức mạnh biển nổi tiếng. “Khái niệm “sức mạnh
trên biển” đƣợc dựa trên ý tƣởng căn bản rằng các nƣớc với sức mạnh hải quân lớn hơn sẽ có tác động lớn hơn trên toàn thế giới”40
. Theo Alfred Thayer Mahan, tổng hợp sức mạnh biển mà một quốc gia cần phải có bao gồm:
1. Vị trí địa lý: nếu một nƣớc có vị trí dễ tiếp cận với biển cả sẽ cho phép nó kiểm soát đƣợc một trong những đại lộ lớn trong con đƣờng buôn bán và nƣớc đó sẽ có vị trí chiến lƣợc rất cao
2. Cấu tạo tự nhiên: quốc gia có đƣờng bờ biển dài, với nhiều hải cảng
sâu sẽ có tiềm năng về sức mạnh và sự giàu có
3. Quy mô lãnh thổ: độ dài của đƣờng bở biển lớn và tính chất của các hải càng
4. Dân số: số lƣợng dân số theo nghiệp biển lớn, gắn bó với biển hoặc ít nhất sẵn sàng làm việc trên tàu biển hay chế tạo vật liệu hàng hải
5. Tính cách dân tộc: quốc gia đó trƣớc hết phải có ý chí ham thích làm giàu và có xu hƣớng làm thƣơng mại cộng với yêu cầu sản xuất để buôn bán trao đổi.
6. Tính cách của chính quyền: những chính quyền chuyên chế thành công trong việc phát triển một nền thƣơng mại biển lớn mạnh và một lực lƣợng hải quân hung mạnh
Song song với đó, Mahan còn cho rằng các quốc gia dựa vào xuất khẩu hàng hóa để phát triển thì phải giành lấy và nắm giữ quyền kiểm soát biển, đặc biệt là các tuyến đƣờng giao thông biển huyết mạch để đảm bảo lợi ích ngoại thƣơng của quốc gia mình. Từ đó, các quốc gia phải có một mạng lƣới các căn cứ địa chiến lƣợc bao gồm các hải cảng, căn cứ hải quân và các tuyến hàng hải trên biển cùng một đội thƣơng thuyền mạnh, lực lƣợng hải quân mạnh để bảo vệ đội tàu buôn và tuyến hàng hải, nhằm tiến tới duy trì ảnh hƣởng và kiểm soát
40
Huỳnh Tâm Sáng (2015), Biển Đông trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.2.
biển. Đây chính là điều kiện cơ bản tại cho các quốc gia trở thành cƣờng quốc kiểm soát biển. Khái niệm sức mạnh biển còn có ý nghĩa vƣợt ra ngoài phạm vi của khái niệm ƣu thế hải quân, vì thế mà trong thời bình, các quốc gia cần tăng gia sản xuất, thúc đẩy khả năng vận tải bằng đƣờng biển, tìm cách giành đƣợc những miền sở hữu ở hải ngoại- hoặc là thuộc địa, hoặc là giành đƣợc đặc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và thị trƣờng nƣớc ngoài.
Với trƣờng hợp của Trung Quốc, cần phải nhấn mạnh rằng, “Trung Quốc chƣa bao giờ đƣợc coi là cƣờng quốc biển bởi: tỉ lệ bờ biển trên diện tích lãnh thổ thấp nên Trung Quốc không đƣợc thừa nhận là quốc gia biển. Dù có nhiều bến cảng tốt dọc theo chiều dài bờ biển khoảng 18.000km nhƣng định hƣớng truyền thống của đất nƣớc không phải ra biển mà hƣớng về đất liền”41. Thời đại của các vị đế vƣơng đƣợc ghi danh ở Trung Quốc không quan tâm đến lãnh thổ và nguồn lợi từ biển. Quan niệm lãnh thổ ở thời kỳ trƣớc đó chỉ bó hẹp trong nhu cầu ruộng đất, nhu cầu định canh, định cƣ của dòng tộc, vì thế mà các tộc ngƣời lục địa chứ không phải là các tộc ngƣời lên từ biển vào giúp củng cố và phát triển đế chế Trung Hoa. Trên thực tế, Trung Quốc thƣờng phải đƣơng đầu với những cuộc xâm nhập từ đất liền phái Tây Bắc. Vì thế, trải qua nhiều thời đại ngƣời Trung Quốc chỉ tập trong phòng vệ ở khu vực đất liền mà quên mất vùng biển. Đặc biệt là từ khi đế quốc Nguyên Mông hai lần thử nghiệm xâm lƣợc Nhật Bản vào những năm 1274 và 1281 nhƣng không thành công,thì ngƣời Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề phát triển ra biển. Từ đó, Trung Quốc có khuynh hƣớng coi trọng đất liền và coi nhẹ biển. Đồng thời, họ không có kinh nghiệm với biển, không có lịch sử biển, không sống với biển và không có những kiến thức về biển nên không có những chứng cứ pháp lý, những bằng chứng mang tính lịch sử, những thực thi chủ quyền một cách thực sự, liên tục và hòa bình để chứng minh cho thế giới thấy biên giới lãnh thổ trên biển của mình.
41
GS. TS Trần Ngọc Vƣợng (2015), Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và Tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 95.
Đến thời Minh- Thanh, Trung Quốc cũng đã có hạm đội Trịnh Hòa- một ngƣời Hồi Giáo, mang toàn bộ tri thức, kinh nghiệm buôn bán ở Địa Trung Hải của tổ tiên ông để phục vụ Minh triều. Nhƣng Trung Quốc lại chỉ sử dụng nó để bảo vệ đất nƣớc chứ không dùng để mở mang thƣơng mại biển. Do vậy, “nền văn minh Trung Hoa là một nền văn minh đại lục kiểu hƣớng nội khác với nền văn minh biển mang tính mở cửa”42. Với quan điểm hƣớng nội và tự thỏa mãn với nguồn lực của bản thân đó, triều đình Minh- Thanh đã thực hiện chính sách co cụm, bế quan tỏa cảng, khiến Trung Quốc nhiều lần mất đi cơ hội phát triển, cuối cùng lạc hậu so với trào lƣu phát triển của thế giới, rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Kinh nghiệm của thời đại tƣ bản chủ nghĩa tại một số nƣớc thế kỷ vừa qua đã khiến Trung Quốc phá vỡ truyền thống từ quay lƣng và xa lạ với biển biến thành nỗ lực trở thành cƣờng quốc biển. “Sự thức tỉnh muộn màng” về vai trò của biển đang khiến những ngƣời cầm quyền ở Trung Hoa đại lục ngày nay sôi sục. Trung Quốc đang bằng mọi giá trở thành cho bằng đƣợc cƣờng quốc biển. Một trong những mốc khởi đầu Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cƣờng quốc biển là việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Việt Nam đã trở thành nạn nhân đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa tham vọng trở thành cƣờng quốc biển của Trung Quốc. “Tới năm 2000, Trung Quốc cho xuất bản bản dịch cuốn The Influence of the Sea Power Upon History,
1660-1783” của Mahan và đẩy mạnh tuyên truyền về sức mạnh biển. Các nhà
chiến lƣợc biển của Trung Quốc cũng đã bƣớc đầu lập ra các chƣơng trình nghiên cứu nhằm vận dụng các lý thuyết của Mahan vào thực tiễn của Trung Quốc”43. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã chú ý đến việc giảm dần lục quân, thay vào đó là tăng cƣờng hải quân, đống nhiều loại tàu chiến và tàu ngầm hiện đại. Sự nghiệp phát triển của Trung Quốc đang phụ thuộc vào đƣờng biển lớn đến
42 Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.240.
43
Huỳnh Tâm Sáng (2015), Biển Đông trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.4.
nỗi quốc gia này đang phải tập trung toàn lực cho việc xây dựng chiến lƣợc biển của mình. Trong việc xây dựng chiến lƣợc biển, Trung Quốc coi việc mở rộng lãnh hải nói riêng và mở rộng lãnh thổ nói cung là một mục tiêu quan trọng hàng đầu. Đây là một tham vọng có nguồn gốc từ lâu, nhƣng ngày nay, khi thế giới đang ngày càng quan tâm đến sức mạnh và kinh tế biển, thì Trung Quốc càng đẩy mạnh tham vọng biển lên một mức làm cho các quốc gia láng giềng phải lo ngại. Nhƣ vậy, nghiên cứu về “Thuyết sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan trở thành một nguyên nhân cơ bản và quan trọng giải thích mong muốn trở thành cƣờng quốc biển, trƣớc mắt là để bành trƣớng chủ quyền, mở rộng lãnh thổ trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc, sau đó là mở rộng khả năng kiểm soát hàng hải quốc tế, hậu thuẫn cho các chiến dịch tìm kiếm lợi ích ở các khu vƣc khác nhƣ Châu Phi, Châu Mỹ…