Lý thuyết miền đất trái tim

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay dưới góc nhìn lý thuyết quan hệ quốc tế (Trang 75 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Lý thuyết Địa chính trị

2.3.4. Lý thuyết miền đất trái tim

50 Thông tấn xã Việt Nam (2013), “Thông báo về trữ lƣợng dầu khí làm nóng thêm tranh chấp biển Đông”, Bản tinThông tấn xã Việt Nam, 1 (36), 1-2.

Halford J. Mackinder (1861-1947)- một học giả ngƣời Anh- là ngƣời đã đƣa ra học thuyết nổi tiếng trong lĩnh vực địa chính trị. Đó là “học thuyết miền đất trái tim”, Mackinder xác định cính hạt nhân Bắc-Trung của lục địa Á- Âu là “khu vực trục” hay “quốc gia trục” của nền chính trị thế giới. Nó chính là “miền đất trái tim”. Nó đƣợc che chắn xung quanh, ngăn cách với biển cả, có khả năng tự cƣng, tự cấp. Con đƣờng bộ duy nhất có khả năng tiếp cận với nó là khu vực Đông Âu để từ đó có thể làm chủ thế giới. Và ông lập luận nhƣ sau:

Ai cai trị được Đông Âu thì sẽ khống chế được “miền đất trái tim Ai cai trị được miền đất trái tim thì sẽ khống chế được lục địa Á- Âu Ai cai trị được lục địa Á- Âu thì sẽ khống chế được cả thế giới

Khi đề cập đến học thuyết này, “Mackinder giải thích rằng khái niệm “miền đất trái tim” của ông đƣợc dựa trên ba khía cạnh khác biệt của địa lý tự nhiên:

1. Vùng đồng bằng đất trũng rộng nhất trên bề mặt trái đất;

2. Những con song lớn cho phép tàu bè đi lại đƣợc xuyên qua vùng đồng bằng này nhƣng chúng không thông ra đại dƣơng;

3. Một miền đồng cỏ tao thành những điều kiện lý tƣởng cho phép phát triển sự cơ động cao thông qua vận tải đƣờng bộ.”51

Về cơ bản, Mackinder cho rằng “miền đất trái tim” này tƣơng đƣơng với lãnh thổ Liên Xô, trừ miền đất nằm ở phía song Yenisei. Tại thời điểm Mackinder viết học thuyết này (1943) Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt. Và ông đã cho rằng nếu Liên Xô đánh thắng nƣớc Đức, thì Liên Xô sẽ trở thành cƣờng quốc đất liền lớn nhất trên địa cầu. “Miền đất trái tim” Liên Xô sẽ trở thành pháo đài tự nhiên lớn nhất trên trái đất. Bên cạnh đó, để cập nhật bức tranh địa chính trị của mình, Mackinder còn xác định ba đặc điểm địa lý bổ

51

Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.89.

sung khác: Thứ nhất, là vành đai sa mạc và hoang mạc trải dài từ sa mạc Sahara sang đía đông đến bán đảo Arabia, Tây Tạng, Mông Cổ, Miền Đông Xibiri, Alaska, một phần của Canada và phía Tây Hoa Kỳ. Thứ hai, là vành đai Nam

Mỹ, Nam Đại Tây Dƣơng và Nam Phi. Thứ ba, là vành đai miền đất gió mùa bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ. Ông hy vọng các miền đất này sẽ phát triển thịnh vƣợng và nhờ thế sẽ tạo thế cân bằng với các khu vực khác trên địa cầu. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng mặc dù học thuyết Mackinder là học thuyết chính trị thế giới dƣới góc độ địa lý, nhƣng nhƣ ông công nhận ở cuối bài báo nổi tiếng năm 1904, ông đã thận trọng tránh thái độ quyết định luận địa lý (tuyệt đối hóa sự quyết định của địa lý) khi xác dịnh rõ rằng: “ Sự cân bằng thế lực chính trị ở bất cứ thời điểm nào… cũng đều là kết quả, một mặt của các điều kiện địa lý, kinh tế và cả chiến lƣợc, mặt khác là của số lƣợng tƣơng đối, tinh thần dũng cảm, trang thiết bị và tính tổ chức của một dân tộc”52

.

Mở rộng từ học thuyết của Mackinder, có thể coi Trung Quốc là “miền đất trái tim” của Châu Á. Xét về mặt địa chính trị. Trung Quốc là một nƣớc lớn có nhiều yếu tố đặc biệt. Thứ nhất, Trung Quốc là một nƣớc có vị trí, quy mô vào hàng lớn trên thế giới. Xét về mặt diện tích, Trung Quốc chiếm xấp xỉ 1/14 diện tích đất liền thế giới, là nƣớc rộng thứ 4 trên thế giới (sau Nga, Canada, Hoa Kỳ) và gần nhƣ bằng cả diện tích Châu Âu, còn xét trong phạm vi Châu Á thì Trung Quốc là nƣớc đứng thứ nhất về quy mô diện tích. Thứ hai, Trung Quốc là nƣớc có đƣờng biên giới chung với nhiều nƣớc trên thế giới, 14 nƣớc với tổng đƣờng biên giới trên bộ dài nhất thế giới: 22,117 km. Thứ ba, Trung Quốc nằm giữa miền nhiệt đới và hàn đới, điều đó đã ban tặng cho Trung Quốc có đủ các đặc điểm khí hậu của các vùng trên thế giới. Thứ tƣ, Trung Quốc có đủ các đặc điểm cấu tạo dịa lý của bề mặt Trái đất, từ miền đồng bằng phì nhiêu ở miền Đông đến miền cao nguyên và sa mạc ở phía Tây, từ vùng đất thấp ở ven biển đến dãy núi cao nhất thế giới là Himalaya. Với một vị trí đặc biệt nhƣ vậy, Trung Quốc

52

Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.94.

có thể tự cho mình là một “quốc gia trung tâm” của thế giới, có đầy đủ mọi nguồn cung cấp để tồn tại và phát triển. Để bảo vệ quốc gia trung tâm ban đầu của vùng bình nguyên Hoa Bắc thuộc Châu thổ song Hoàng Hà, còn đƣợc gọi là Trung Nguyên, chính quyền trung ƣơng Trung Quốc đã chinh phục các nƣớc xung quanh biên họ thành các quốc gia chƣ hầu để làm “phên giậu”. Với vị trí đặc biệt nhƣ vậy, Trung Quốc vũng đã có một vị trí vững vàng giống nhƣ vị thế “miền đất trái tim” của nƣớc Nga. Hay nói chính xác hơn, Trung Quốc là “miền đất trái tim” của Châu Á. Sau bao biến động thời gian, Trung Quốc không những không phải trải qua quá trình thu hẹp lãnh thổ nhƣ các nƣớc Đế Quốc La Mã, Thực dân Anh, Mông cổ mà giữ đƣợc gần nhƣ nguyên vẹn lãnh thổ của mình và còn đang có xu hƣớng mở rộng lãnh thổ.

Xét trong phạm vi nội bộ, Trung Quốc có thể đƣợc chia thành hai phần: “miền đất trái tim” có ngƣời Hán sinh sống và các vùng đệm bao quanh có các tộc ngƣời không phải là ngƣời Hán sinh sống. “Miền đất trái tim” đó của Trung Quốc là đất miền đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đến thời hiện đại, do quy mô dân số quá lớn, làm cho diện tích đất canh tác bình quân đầu ngƣời giảm, chỉ bằn 1/3 diện tích đất canh tác bình quân đầu ngƣời của thế giới. Đây chính là nguyên do dẫn tới việc một số lƣợng lớn dân số Trung Quốc tràn sang các quốc gia xung quanh theo hình thức di dân. Ngƣời Trung Quốc đi đâu, thì sẽ kéo theo bản sắc Trung Quốc ở đó. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc di dân sẽ kéo theo công cuộc mở rộng lãnh thổ một cách vô hình của Trung Quốc.

Tiểu kết:

Việc ứng dụng các Lý thuyết quan hệ quốc tế cơ bản đã giúp luận giải đƣợc những nguyên nhân sâu xa nhất thúc đẩy hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Với chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh vào nhân tố sát sƣờn là quyền lực để từ đó thấy rằng quyền lực chính là thứ chi phối, làm nảy sinh nhu cầu mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng thời, quyền lực cũng tạo ra một vòng tuần

hoàn luẩn quẩn thế lƣỡng nan về an ninh càng làm thúc đẩy ham muốn mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Chủ nghĩa kiến tạo mà cụ thể là Chủ nghĩa dân tộc nƣớc lớn và Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ đề cập tới bản sắc đặc thù trong văn hóa Trung Hoa từ đó chi phối đến nhận thức, và tiếp tục ảnh hƣởng tới việc thiết lập tƣ duy ngoại giao và chính sách mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Lý thuyết địa chính trị là một lý thuyết gắn chặt và có nhiều minh chứng sinh động nhất cho vấn đề mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Tựu chung lại, các lý thuyết quan hệ quốc tế này đều đem đến cho ngƣời đọc cái nhìn khái quát, hiểu đƣợc những nhân tố chính chi phối tới tƣ duy và chính sách mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc từ sau năm 1991.

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA VẤN ĐỀ MỞ RỘNG LÃNH THỔ, ĐỐI SÁCH CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay dưới góc nhìn lý thuyết quan hệ quốc tế (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)