Lý thuyết về không gian sinh tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay dưới góc nhìn lý thuyết quan hệ quốc tế (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Lý thuyết Địa chính trị

2.3.1. Lý thuyết về không gian sinh tồn

Lý thuyết về không gian sinh tồn có mối liên hệ chặt chẽ với tƣ tƣởng chủ nghĩa dân tộc nƣớc lớn khi một quốc gia tự coi dân tộc của mình là thƣợng đẳng, các quốc gia lớn phải đƣợc quyền phát triển, mở rộng lãnh thổ nhƣ một lẽ tự nhiên; mà Trung Quốc là một điển hình. Năm 1901 nhà địa lý học ngƣời Đức Friedrich Ratzel trong một bài tiểu luận của mình đã đề cập tới khái niệm “không gian sinh tồn”. Trong các nghiên cứu của mình, ông đã đề cập đến quan điểm cho rằng “quốc gia là một cơ thể hữu cơ đang phát triển, vì thế biên giới của nó mang tính động chứ không phải tĩnh và sự mở rộng bờ cõi của một quốc

gia sẽ thể hiện sức khỏe của quốc gia đó”35. Với quan điểm nhƣ vậy, ông đã đặt nền móng cho sự ra đời của một bộ môn khoa học mới đƣợc gọi bằng tiếng Đức là Geopolitik, trong đó có tƣ tƣởng mở rộng lãnh thổ liên quan đến vấn đề không gian sinh tồn. Nhà khoa học chính trị ngƣời Thụy Điển Rudolf Kjellén- học trò của Ratzel trong cuốn sách Quốc gia như là một dạng sinh vật sống xuất bản năm 1916 đã cho rằng: “Các quốc gia có sức sống mạnh với một phạm vi chủ quyền hạn chế sẽ bị thôi thúc quyết liệt theo hƣớng mở rộng lãnh thổ của mình bằng công cuộc chiếm thuộc địa, liên minh với các quốc gia khác hoặc chinh phục theo nhiều kiểu khác nhau… đó không phải là bản năng chinh phục thô thiển, mà là xu hƣớng bành trƣớng tự nhiên và cần thiết nhƣ là một phƣơng tiện tự bảo tồn” 36. Quan niệm về không gian sinh tồn của Ratzel cộng với quan niệm động vật hóa quốc gia của Kjellén đã xuất hiện nhƣ một cơ sở lý thuyết khoa học có khả năng biện minh cho mọi hành động mở rộng lãnh thổ của một quốc gia. Áp dụng vào với Trung Quốc, một trong những ngƣời giƣơng cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc vị kỷ theo kiểu lý thuyết không gian sinh tồn là Wang Xiao Dong đã cho rằng “nhiều khó khăn của Trung Quốc chính là do thiếu không gian sinh tồn, mà vấn đề cơ bản nhất của trái đất này là bất bình đẳng về không gian sinh tồn và nguồn tài nguyên”37. Đồng thời, các lực lƣợng vũ trang Trung Quốc cũng đƣợc xây dựng theo quan điểm “biên giới chiến lƣợc và không gian sống còn”. Quan điểm này đƣợc hình thành làm cơ sở và thẩm quyền để các lực lƣợng quân sự Trung Quốc tiến hành những hành động quân sự tiến công. ““Biên giới chiến lƣợc không gian sống còn” cần phải đƣợc thay đổi theo sự

35 Nguyễn Văn Dân, “Một số lý thuyết địa chính trị trên thế giới.”

www.vjol.info.<http://www.vjol.info/index.php/ssir/article/view/7310/6838> [5/4/2015], tr.19.

36

Nguyễn Văn Dân, “Một số lý thuyết địa chính trị trên thế giới.”

www.vjol.info.<http://www.vjol.info/index.php/ssir/article/view/7310/6838> [5/4/2015], tr.19.

37 Nguyễn Xuân Cƣờng (2014), Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đầu thế kỷ 21 và tác động đến Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.40.

tăng trƣởng “sức mạnh tổng hợp quốc gia””38. Quan điểm này trùng khớp với Lý thuyết về không gian sinh tồn khi quốc gia cho rằng mình mạnh lên và sự mở rộng không gian tồn tại tự nhiên của quốc gia là một bản năng tự nhiên. Quan điểm này ngụ ý là chuyển các hoạt động quân sự từ các vùng gần biên giới tới các vùng “biên giới chiến lƣợc”, hoặc thậm chí ra ngoài biên giới chiến lƣợc để “đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc tại vùng Châu Á- Thái Bình Dƣơng”. Do vậy, phải thông qua chiến tranh, mở rộng lãnh thổ để giải quyết bất bình đẳng về không gian sinh tồn cũng nhƣ nguồn tài nguyên.

Đồng thời, thuyết này cũng đề cập 7 qui luật liên quan đến sự thành hình của một cƣờng quốc:

1. Không gian sinh tồn của một dân tộc đƣợc mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.

2. Lãnh thổ quốc gia sẽ phát triển theo tỉ lệ thuận với sức mạnh kinh tế của quốc gia cũng nhƣ chủ thuyết phát triển quốc gia. Việc bành trƣớng vì thế chỉ tùy thuộc vào ý chí và phƣơng tiện.

3. Việc bành trƣớng của cƣờng quốc đƣợc thực hiện qua phƣơng cách “hấp thụ và tiêu hóa” các nƣớc nhỏ.

4. Đƣờng biên giới quốc gia không xác định (frontière vivante). Biên giới xác định chỉ có giá trị tạm thời, chỉ để đánh dấu giữa hai giai đoạn bành trƣớng.

5. Trong quá trình bành trƣớng, đất (hiện nay là biển) là mục tiêu chính. 6. Mục tiêu bành trƣớng là các quốc gia yếu kém ở kế cận. Sự bành trƣớng của cƣờng quốc không thể tiến triển nếu quốc gia lân bang cũng là cƣờng quốc.

38 Đỗ Minh Cao (2012), Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.20.

7. Hiện tƣợng bành trƣớng có khuynh hƣớng lan rộng do việc tranh dành lãnh thổ của các quốc gia.

Căn cứ theo các 7 qui luật trên của thuyết không gian sinh tồn thì Trung Quốc có những đặc điểm khách quan và chủ quan rất phù hợp để biến thuyết này thành sự thật khi : Trung Quốc có một nền văn minh lớn, tƣ tƣởng Đại hán bành trƣờng từ lâu đời cùng với chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cho phép nƣớc này hiện đại hóa quân đội. Những hành động, động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông đang cho thấy ý chí, tham vọng mở rộng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc. Đồng hóa và “hấp thụ” những quốc gia nhỏ là chính sách mà Trung Quốc đã thi hành từ lâu trong lịch sử dân tộc. Mục tiêu mở rộng lãnh thổ là các quốc gia nhỏ nhƣ Phi-lip-pin, Việt Nam, đặc biệt Việt Nam lại là một nƣớc có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc. Có thể thấy rằng, Trung quốc hiện nay là một điển hình của chiến lƣợc dựa trên học thuyết Không gian sinh tồn này, Trung quốc không bành trƣớng theo kiểu "vƣơn vòi" nhƣ Mỹ mà theo kiểu "giãn nở" ra xung quanh. Một điểm khác biệt nữa là khi thực hiện chiến lƣợc này Trung Quốc đã không làm nhƣ Đức quốc xã đã từng làm là dùng vũ lực, mà Trung Quốc vận dụng một chiêu thức văn minh hơn, từ từ mở rộng ảnh hƣởng vô hình, sau đó nhằm mục đích chiếm lấy lãnh thổ hữu hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay dưới góc nhìn lý thuyết quan hệ quốc tế (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)