5. Cấu trúc của Luận văn
2.2 Tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh phản ánh sức sống của tín ngƣỡng trong
2.2.1 Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Trong cấu trúc văn hoá, phong tục là yếu tố thƣờng xuyên biến đổi. Phong tục quy định ứng xử của con ngƣời nhƣng chính con ngƣời lại làm ra phong tục. Thời gian sẽ thử thách và bảo tồn những phong tục tốt đẹp nhƣ những giá trị văn hoá, đồng thời điều chỉnh, sửa sang những phong tục chỉ thích hợp với một không gian văn hóa và thời gian lịch sử nhất định. Ở khía cạnh này, công chúng nhìn vào thái độ của văn học cũng có nghĩa là để tham khảo một cách ứng xử phù hợp.
Tâm linh là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tƣợng nghệ thuật. Mối quan hệ giữa biểu tƣợng văn hóa và hình tƣợng văn học nhƣ một tất yếu đƣợc thức nhận chủ yếu qua ý thức tâm linh. Tâm linh cũng gắn liền với cái “siêu thức” - cái mà có khi vƣợt quá cảm nhận của tƣ duy thông thƣờng và không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Đặc biệt, tâm linh luôn gắn liền với niềm tin tâm thức - tức niềm tin vào bản thể mình và những giá trị thiêng liêng mà mình đã thức nhận. Tâm linh hay niềm tin hiểu theo cách ấy rõ
ràng là một cái gì đó không thể thiếu trong mỗi con ngƣời. Tuy nhiên, tâm linh không tự có mà nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, đó là một quá trình tự rèn luyện khắc khổ, tự đấu tranh, đòi hỏi ý chí và sự thông tuệ. Theo một số tài liệu nghiên cứu, tâm linh là một hình thái ý thức đặc thù của con ngƣời mà ở đó có sự nhận thức về những giá trị thiêng liêng hiện tồn trong đời sống tinh thần, chứa đựng sự tôn thờ, lòng kính trọng.
Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật đƣợc biểu hiện ở hai mặt: nội dung và hình thức nghệ thuật. Về nội dung, đó là sự thức nhận những giá trị thiêng liêng trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội và với chính mình; là sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng và sự tôn kính đối với các đấng bậc Chúa, Trời, Phật, thần thánh nhƣ một biểu tƣợng về những giá trị tốt đẹp, vĩnh hằng... Ở phƣơng diện này, văn học chủ yếu đề cập đến con ngƣời tâm linh mà một nội dung chủ đạo là để khẳng định sự tồn tại của bình diện vô thức với những tính năng đặc biệt. Đó là niềm tin và hành động vƣơn tới những giá trị vĩnh hằng, niềm tin vào hồn đất của ngƣời dân Cổ Đình và hành động ngồi đồng trong Mẫu Thượng ngàn… Đó là sự tin tƣởng tuyệt đối vào triết lý “từ bi hỷ xả” của nhà Phật; niềm ngƣỡng vọng trƣớc khả năng “thanh tẩy” mà Phật đạo mang đến cho đời và ứng nghiệm trong đời mà các nhân vật trong Đội gạo lên chùa đã thức nhận. Về nghệ thuật, đó là việc nhà văn xây dựng các hình ảnh biểu tƣợng thiêng liêng làm khơi dậy những xúc cảm cao quý ở con ngƣời. Đây chính là phƣơng diện tạo nên điểm nhấn quan trọng về nghệ thuật tâm linh trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói riêng.
Trong tác phẩm văn học, ngƣời ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là những tín ngƣỡng, phong tục trong
tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh nhƣ đạo Mẫu và tín
cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cƣới hỏi… Ở Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh lại tạo dựng nên từ một thế giới đa sắc của những ngƣời có niềm tin vào tâm linh, vào thuyết lý giao hòa âm dƣơng, luật nhân quả… Nhân vật bà vãi Thầm có thể coi nhƣ ngƣời có duyên đi về giữa hai cõi âm dƣơng, mách bảo cho ngƣời dƣơng về sự hiện hữu của thế giới tâm linh. Vì có niềm tin tâm linh nên sƣ Vô Trần biết mình có duyên nhƣng không có nghiệp với nhà chùa đã sớm lựa chọn theo một đƣờng hƣớng khác. Đó còn là sự dâng hiến trọn vẹn trong tình yêu, hy sinh cao cả cho tình yêu nhƣ Nguyệt trong Đội gạo lên chùa, bà Tổ Cô trong MẫuTthượng ngàn…
Khi nói đến tâm linh, ngƣời ta cũng thƣờng gắn với sự xuất hiện những yếu tố huyễn hoặc, kỳ bí mà những thao tác của khoa học không bao giờ lý giải nổi. Trong Đội gạo lên chùa đó là hình tƣợng bà vãi Thầm có thể đi lại, liên thông hai thế giới, vừa tâm tình đƣợc với con ngƣời lại vừa chuyện trò đƣợc với ma; hình ảnh những con đom đóm ma lập lòe, chờn vờn trong cái hƣ ảo của đêm, chứa trong chúng là linh hồn nửa ma nửa ngƣời. Cả cái chết của cô bé Rêu nơi giếng thơm ngoài chùa làng cũng có phần huyền hoặc, cái chết của sự trong trắng, tinh khôi làm nƣớc giếng tỏa mùi thơm ngào ngạt hơn, sau đó là sự hiện hình trở lại cuộc đời của một con vàng anh hót trên giàn mƣớp, cất lên bài ca cháy lòng về thế thái nhân tình… Còn trong Mẫu Thượng ngàn,
đó là sự có mặt của ông hộ Hiếu giữ chùa đổ có thể chữa bệnh bằng cách đuổi con ma trong ngƣời bệnh; là hành động trừng phạt dành cho cha con Lý Cỏn khi vứt thần cẩu xuống hồ làng; là sự xuất hiện của con rắn trắng mà ngƣời dân gọi là “ngựa ngài” khi một tên thực dân ngƣời Pháp dám phỉ báng đạo Mẫu là tà đạo…
Ở một mức độ nhất định, khi đề cập đến vấn đề tâm linh của tác phẩm cũng có thể hiểu là sự xâm nhập của các yếu tố kỳ ảo vào trong nó. Giữa chúng có mối tƣơng liên mật thiết, trong văn xuôi dân gian thƣờng dung nạp
yếu tố huyễn hoặc, kỳ bí. Nhƣng tất nhiên chúng không hoàn toàn đồng nhất. Bản chất của văn học chứa đựng yếu tố kỳ ảo “là sự “xé rách” thực tại bằng một yếu tố kỳ ảo nào đó mà có khả năng gây nên sự hoang mang, do dự, sợ hãi cho ngƣời đọc” và đó là “nơi ngƣời ta luôn bị dẫn dắt vào mê lộ thực - ảo”. Mẫu Thượng ngàn đƣợc xem là cuốn tiểu thuyết giàu giá trị ở việc thể hiện một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngƣỡng, phong tục tập quán của văn hóa Việt. Tác giả đã tạo dựng trong đó một thế giới tâm linh đa dạng, đậm nét từ ngoại cảnh đến nội tâm thông qua hàng loạt những hình ảnh liên quan trực tiếp đến đời sống, tín ngƣỡng và phong tục ngƣời Việt. Có khi chỉ là hình ảnh đơn sơ, bình dị nhƣng cũng trở thành biểu tƣợng trong tâm thức ngƣời dân Cổ Đình. Bởi những hình ảnh ấy khi đi vào tác phẩm đều đƣợc thổi hồn để mang chứa một ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc.
Tác giả đã cấp cho nhân vật bà Tổ cô một cuộc đời đƣợc đan bện bằng những huyền thoại, để trở thành một biểu tƣợng về lòng thủy chung, đạo nghĩa vợ chồng, cũng nhƣ cách ứng xử không khéo trong từng hoàn cảnh, từng ngƣời xung quanh. Từ chuyện bà có nuôi một con Hắc xà mà ngƣời dân quen gọi là “ngựa ngài” đã là một việc làm thu phục đƣợc lòng tin, sự sùng kính của mọi ngƣời. trong truyện có một sự kiện xảy ra, khi nhân vật Julien tới thăm đền Mẫu, với thái độ xem thƣờng cho rằng rắn không đáng đƣợc thờ, đã tự giật hai con rắn bằng vải, lập tức Hắc xà xuất hiện và cứ vậy đuổi theo Julinen khiến hắn khiếp sợ chạy tháo thân khỏi đền Mẫu.
Cô Mùi cũng là dạng nhân vật mang tính tâm linh khi cô có khả năng chữa bệnh chỉ bằng cách nắm bàn tay ngƣời bệnh, rồi đặt lên đó niềm tin của Mẫu: “Con hãy thật tin vào hai bàn tay con. Mẹ cho con để làm dịu cái đau của ngƣời ta. Khi hai bàn tay nắm lấy hai bàn tay tức là lòng đã nói với lòng. Nếu con muốn xin cho ngƣời bệnh khỏi đau ốm, thì ý muốn của con truyền qua tay, sẽ đến với ngƣời bệnh” [7, tr. 700-701]. Chính cách chữa bệnh hiệu
nghiệm mà cô Mùi mang đến cho mọi ngƣời đã khiến củng cố lòng tin tuyệt đối trong họ, đến với cô họ cảm thấy đƣợc xoa dịu nỗi đau và thanh thản.
Nhân vật ông hộ Hiếu cũng đƣợc khắc tả mang dáng dấp của màu sắc huyền thoại: “Có một lần đang chặt cây thì mƣa ập tới. Mƣa to gió lớn, sấm sét đùng đùng. Ông đội nón thu lu trú mƣa dƣới một gốc cây to; trƣớc mặt là một vạt rừng bị chặt phá nên đất trống quang quẻ. Một tiếng sét xé trời đánh vào khu rừng đằng trƣớc. Mấy tiếng sét nổ liên tiếp sau đó làm ông nhắm mắt lại… quả cầu sáng chói đâm vào mặt, không tài nào tránh đƣợc. Thế là ông ngã vật xuống, hôn mê bất tỉnh. Những ngƣời thợ bạn ông khiêng ông về nhà. Ông nằm liền một tuần không biết gì nhƣng vẫn còn thở… Lúc ông tỉnh dậy thì điều lạ lùng đã xảy ra. Nhìn vào con ngƣời ông có thể trông thấy rõ các ngũ tạng, tim gan, não,… và có thể nhận ra bộ phận nào khỏe mạnh, bộ phận nào đau ốm” [7, tr. 241]. Cách chữa bệnh của hộ Hiếu cũng hết sức kỳ quái, nhƣng lại đƣợc chứng thực qua việc ông chữa khỏi bệnh cho bọn trẻ con trong làng, cho bà ba Páo và cho Pierre…
Ngoài nhân vật huyền thoại ông Đùng bà Đà làm nên linh hồn cho tác phẩm nói chung, màu sắc tâm linh nói riêng, việc tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo trong xây dựng hình tƣợng các nhân vật nói trên, góp phần tạo ra một không khí linh thiêng cho truyện kể, đồng thời thể hiện đƣợc vẻ đẹp trong đời sống tâm linh của ngƣời dân Việt.