5. Cấu trúc của Luận văn
3.1 Phƣơng thức biểu hiện của hai tiểu thuyế t vài đặc điểm nổi bật
3.1.1 Sự xâm nhập của chất liệu văn học dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
3.1 Phƣơng thức biểu hiện của hai tiểu thuyết - vài đặc điểm nổi bật
3.1.1 Sự xâm nhập của chất liệu văn học dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn Mẫu Thượng ngàn
Một số ý kiến nhận định, Mẫu Thượng ngàn mang dáng dấp của một
truyện kể dân gian. Nhƣng ở đây chỉ là sự thâm nhập lẫn nhau về chất liệu văn học, một hiện tƣợng diễn ra khá phổ biến đối với văn học hiện/đƣơng đại ở Việt Nam. Sự xâm nhập này không làm xoá nhoà ranh giới giữa văn học dân gian và văn học viết. Bởi, mỗi tác gia văn học viết đều có ý thức rõ ràng rằng họ đang sử dụng chất liệu văn học dân gian để làm ra một sản phẩm văn học viết và tất nhiên họ biết phải sử dụng chất liệu ấy nhƣ thế nào. Sự có mặt của chất liệu văn học dân gian trong Mẫu Thượng ngàn làm cho tác phẩm này gần gũi với dân gian nhƣng không làm mất đi chất bác học của nó, khiến nó vừa quen vừa lạ, tƣởng nhƣ gần gũi nhƣng vẫn thích thú với việc dõi theo diễn biến câu chuyện.
Không thể phủ nhận một đặc điểm nổi bật về phƣơng diện tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là tác giả đã sử dụng linh hoạt và tái tạo một cách hết sức độc đáo những motif dân gian. Sự xâm nhập của các yếu tố dân gian trong văn học đƣơng đại thông thƣờng bằng cách, các chi tiết ở truyện dân gian truyền thống bị cắt rời ra và đƣợc xâu chuỗi lại theo một trật tự của ngƣời kể chuyện tạo ra một dị bản mới không trung thành với các logic truyện dân gian. Trật tự mới này thể hiện một cách nhìn mới, nhằm khắc họa diện mạo đời sống hiện tại.
Một trong những biểu hiện khá thú vị của công cuộc đổi mới tƣ duy tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại chính là ở sự thâu nhận và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố tự sự truyền thống, đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian. Đó cũng chính là cách thức tƣơng tác phổ biến giữa các văn bản tự sự đƣơng đại với các truyện kể dân gian - một biểu hiện của cách thức “liên văn bản”.
Mẫu Thượng ngàn với sự xuất hiện huyền thoại “ông Đùng bà Đà” là một kiểu “xâm nhập” nhƣ vậy theo lối “truyện lồng truyện”. Huyền thoại này không đƣợc đƣa vào tiểu thuyết ở hình trạng vẹn nguyên của nó, mà bị cắt rời thành nhiều mảnh và đƣợc xâu chuỗi lại theo một tuyến tính mới dọc theo tác phẩm. Điều đáng nói ở đây, dù không đƣa nguyên si nhƣng huyền thoại “ông Đùng bà Đà” vẫn có thể đƣợc xâu chuỗi lại thành một tự sự nguyên vẹn nằm trong lòng tiểu thuyết này. Cái không khí hƣ ảo, huyền hoặc song lại thấm đẫm ý nghĩa phồn thực, nhờ đó mà các nhân vật huyền thoại đƣợc tạo nên một cách tự nhiên bao bọc lấy cuộc đời và số phận các nhân vật thời cận, hiện đại. Ranh giới về mặt thời đại dƣờng nhƣ đã bị xóa nhòa. Có thể nói truyện cổ dân gian này đã “tái sinh” trong một tự sự hiện đại theo đúng nghĩa của nó.
Nếu ông Đùng và bà Đà là hai nhân vật huyền thoại gắn với quá trình sáng tạo vũ trụ của ngƣời tiền Việt-Mƣờng, thì trong kí ức của ngƣời Cổ Đình truyện kể về ông Đùng, bà Đà đã có một hình hài mới, đó không chỉ là một huyền thoại sáng thế thuần nhất, mà là sự pha trộn của nhiều hơn một huyền thoại và cả sự giải thiêng huyền thoại thông qua thái độ của từng thế hệ khác nhau trong tác phẩm này. Ngƣời kể không chỉ dùng chất liệu huyền thoại, mà cả “giải huyền thoại”, thế mới tạo nên cái kết cục, nhân vật của huyền thoại bị xua đuổi và bắn chết. Nhƣ vậy, với cốt truyện đƣợc triển khai bằng các lớp huyền thoại và giải huyền thoại này đã khiến cốt truyện của dân gian không còn đƣợc giữ nguyên mà có sự xáo trộn, pha lẫn. Những nhân vật huyền thoại ấy không hiện lên ở dấu vết sáng thế, mà chỉ đƣợc giữ lại ở dấu vết khổng lồ
với dáng hình “to lớn gấp rƣỡi ngƣời thƣờng”, có một nguồn gốc thế tục là anh em ruột, ghép vào họ yếu tố phồn thực và một quyết định hôn nhân theo motif dân gian thƣờng gặp: Mỗi ngƣời đi về một phía gặp ai thì lấy làm chồng/vợ, cuối cùng thì chỉ họ gặp nhau. Yếu tố giải huyền thoại thể hiện ở chỗ, số phận của các nhân vật huyền thoại nhƣng đƣợc đặt dƣới quyền uy của Mẫu - một biểu tƣợng vốn xuất hiện sau đó và chịu sự phán xét của Nho giáo. Chính việc ngƣời kể chuyện để hai nhân vật mang dáng dấp huyền thoại kia chung đụng với trai gái làng đã mang đến những màu sắc mới mẻ cho đời sống tính giao của gái trai làng. Dù không làm hài lòng “các cụ già trong làng” về tính chuẩn mực thì những kẻ có thể gọi là “dị giáo” kia lại gợi lên ở giới trẻ những ƣớc ao về sự bứt phá khuôn khổ. Nhƣ vậy, câu chuyện mới về ông Đùng bà Đà đƣợc xác lập, tái hiện dần qua cách kể, cách nghĩ của nhiều ngƣời, nó đƣợc phục sinh trong tác phẩm nhƣ là một tập hợp các cách nhìn, các cách nghĩ, các cách quan niệm của nhiều ngƣời theo quy chuẩn của tâm lí cộng đồng.
Trong tiểu thuyết này còn có một biến thể của truyền thuyết về tục thờ thần cây nhƣng dƣới dạng motif “khúc gỗ trôi sông”. Motif này đƣợc nhiều ngƣời biết đến qua truyền thuyết về Tứ Pháp ở Bắc Ninh, truyền thuyết về Thiên Yana - nữ thần ngƣời Chăm đƣợc Việt hóa ở Khánh Hòa, truyền thuyết về chùa Bà Đanh ở Hà Nam... Đây đƣợc coi là một “phái sinh” của truyền thuyết thờ cây khi tín ngƣỡng thờ cây đã bị cắt đứt cội rễ, chuyển hóa thành khúc gỗ, sau đƣợc vớt lên tạc thành tƣợng. Khúc gỗ trôi sông, vì vậy, cũng đƣợc coi nhƣ là một “mẫu gốc” trong truyền thuyết dân gian và là biến thể của tục thờ cây trong tín ngƣỡng dân gian…
Trong quá trình tiếp nhận những yếu tố của văn học dân gian, các nhà văn đã sáng tạo nên những “folkore hiện đại”, đã làm một cuộc cách mạng trong tƣ duy thể loại so với truyền thống. Thực chất, sự xuất hiện trở lại của
chất liệu văn học dân gian trong lòng các tiểu thuyết và truyện ngắn đƣơng đại là một hiện tƣợng tái diễn dịch lại “cái huyền thoại”, “cái kỳ ảo” trong một bối cảnh văn hóa - xã hội mới, đem lại cho những ký hiệu, những biểu tƣợng quen thuộc những hàm nghĩa mới. Việc tái diễn dịch này đƣợc thực hiện với hai thái độ: hoặc trang nghiêm hoặc bi thiết. Chúng tái hiện lại một thế giới “đa thế giới”, với cả quá khứ và hiện tại, hiện thực và huyễn ảo… Lúc này các “tự sự dân gian”, các “cổ tích”, “truyền thuyết”, “huyền thoại” trở thành những “mẫu gốc lớn”, cắm rễ, ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời viết tiểu thuyết hiện đại, tạo cho tác phẩm của họ một chiều sâu văn hóa thực sự, một sự “đa bội hóa” những khả năng diễn giải.