5. Cấu trúc của Luận văn
2.3.2 Một số biểu tượng Phật giáo đã hòa vào hệ thống biểu tượng văn hóa
văn hóa truyền thống Việt
Đầu tiên là hình ảnh ngôi chùa. Ngôi chùa vốn luôn gắn bó với làng xã Việt Nam từ hàng nghìn năm. Nơi để lại dấu vết sâu đậm trong tâm hồn ngƣời Việt. Đồng thời, ngôi chùa gắn với đạo Phật và là một thành tố quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Mỗi ngôi chùa là một chốn yên tĩnh, một không gian của vƣờn cây, giếng nƣớc, của khói nhang yên hòa, thanh khiết. Con ngƣời tìm đến chùa để tâm hồn đƣợc thanh tịnh, đƣợc tẩy rửa bụi trần. Nghe tiếng mõ đều đều, âm thanh niệm tràng hạt và mùi khói hƣơng lan tỏa con ngƣời ta có cảm giác đƣợc thanh lọc và muốn rũ bỏ những tội lỗi mà cuộc sống trần tục vốn nhiều oan khiên, nghiệt ngã đƣa lại. Dù tác giả cũng gọi nhà chùa “là nơi trong vắt ở thế gian”. Nhƣng trong Đội gạo lên chùa, ở cái bối cảnh giao thời khắc nghiệt ấy, ngôi chùa không có đƣợc sự yên bình nhƣ thƣờng thấy.
Đó là thời khắc cùng với đất, ngôi chùa cũng phải hứng chịu những biến động dữ dội, với nhiều đau thƣơng, mất mát. Nếu bỏ ra ngoài những thời khắc biến loạn nhất thời kia, không gian chùa chiền vốn bình yên vẫn là không gian quán xuyến. Đó là khi âm thanh vang vọng xa xăm của tiếng chuông ngân những buổi chiều, tiếng mõ đều đều nhịp nhàng khi đêm xuống, khu vƣờn tỏa bóng mát rƣợi, làn khói nghi ngút của hƣơng trầm bốc lên, hƣơng thơm của hoa nhài, hoa bƣởi thoảng lại. Cuộc sống thƣờng ngày của những con ngƣời nơi đây sẽ vẫn thảnh thơi, chậm rãi. Đó vẫn là nơi nâng đỡ, đem lại bình yên cho cuộc sống ngƣời dân làng Sọ.
Ở một dạng thức nhất định, biểu tƣợng văn hóa là những tín hiệu chứa một ngữ nghĩa văn hóa nhất định. Bản thân ngữ nghĩa văn hóa ấy là một di sản văn hóa phi vật thể thuộc về một nhóm ngƣời, một cộng đồng ngƣời cụ thể nào đó. Ví dụ, nếu ngƣời đời nghe câu tụng niệm “A Di Đà Phật” chỉ hiểu nó nhƣ dấu hiệu nhận biết hay một ký hiệu Phật giáo thông thƣờng. Nhƣng còn với ngƣời nhà chùa, với các tín đồ của đạo này, câu niệm ấy không chỉ là lời chào, lời xin lỗi, mà có lúc là lời cảm ơn, cũng có thể là lời thông cảm chia sẻ với một tiếng kêu đau xót giữa cuộc sống trần thế vô thƣờng. Nhƣ lời của nhân vật sƣ Vô Úy đúc kết: “Nó nằm trong hạnh an lạc của Phật. Đó là chữ Nhẫn của Phật gia”. Bởi vậy, cần phải “nói làm sao để cái từ bi đƣợc biểu lộ trong ánh mắt trên gƣơng mặt của ta. Nói làm sao để khi gặp nghịch cảnh, không có chút nào sân hận. Nói làm sao để ngƣời đã vui đƣợc vui thêm, và ngƣời gặp cảnh buồn đƣợc vơi nhẹ” [6, tr. 245-246] và bằng cách niệm Phật “lòng sân hận trong ta sẽ không dấy động”, đồng thời cầu mong đối tƣợng ta hƣớng tới “đừng nhúng tay vào cái ác, để tránh nghiệp quả”…
Đội gạo lên chùa còn có hàng loạt những hình ảnh, biểu tƣợng mang ý nghĩa Phật giáo nhƣng lại thấm đẫm, ăn sâu trong tâm thức ngƣời dân Việt nhƣ “tràng hạt” và việc “lần tràng hạt”, tiếng chuông chùa… Đó là “giếng
thơm” làm “chùa thơm tho lắm” và nhân vật Rêu đã nhìn thấy “những ông Phật hiền hòa từ giếng thơm bay lên” [6, tr. 506]. “Nƣớc ấy là nƣớc thơm, nƣớc thiêng. Một lần đƣợc tắm ở đấy là con ngƣời sạch bong. Sạch từ trong lẫn ngoài” [6, tr. 512.]. Nƣớc ấy chỉ ở chùa mới có, chỉ ở Phật mới có… Đó là âm thanh của tiếng mõ đều đều rong đếm khuya, tiếng mõ đánh thức lòng từ bi trong con ngƣời “là tiếng nói của đức Phật. Tiếng mõ đánh thức sự tốt lành, đánh thức cái tâm Phật trong mỗi con ngƣời. Tiếng mõ đêm khuya vang lên trong xóm làng nói với thế gian rằng Phật luôn ở giữa cuộc đời này” [6, tr. 25]. Đó còn là tiếng chuông ngân nga trong buổi chiều lộng gió “tiếng chuông nhắc cho mọi ngƣời biết nơi đây là đất Phật. Tiếng chuông báo điều lành, đuổi điều dữ. Báo cho bọn ngạ quỷ không đƣợc quấy nhiều, rồi nhắc nhở cho dân làng nhớ tới lòng từ bi hỷ xả của đức Thế Tôn… Tiếng chuông nhƣ những làn sóng đƣa những điều lành bay thật xa đến hang cùng ngõ hẻm” [6, tr. 771]. Nhƣ vậy, chính những nhạc khí linh thiêng này là biểu tƣợng của lòng từ bi đã thấm khắp nhân gian, tạo thành hệ thống dấu hiệu nhận biết, vừa đại diện cho Phật giáo Việt, vừa rất riêng, rất lạ chỉ có thể bắt gặp trong Đội gạo lên chùa.