Sự dung hòa giữa tín ngƣỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ hướng tiếp cận văn hóa học (Qua Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 54 - 61)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.4 Sự dung hòa giữa tín ngƣỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam

Hành trình gian nan của dòng sông trên đƣờng tìm về với đại dƣơng là luôn đƣợc khởi nguồn từ đất liền, chảy qua bao vùng miền, với vô vàn gềnh thác và những hoạn lộ mới có thể hoà vào biển lớn. Dòng sông văn hoá Việt Nam cũng vậy, khởi nguồn từ quá khứ bốn nghìn năm lịch sử, chảy trong thời gian qua các miền văn hoá bằng việc kế thừa và sáng tạo, kết tụ lại thành những giá trị văn hoá “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhƣng, đó mới là con đƣờng “cần” mà chƣa “đủ” trên hành trình hình thành bản sắc dân tộc. Bởi vì, ngoài những giá trị văn hóa nội sinh, nhƣ một quy luật tất yếu, luôn có những mạch ngầm văn hóa ngoại lai vẫn hiển nhiên nhập vào dòng chảy lớn kia dù có thể theo cách chủ động hoặc ngẫu nhiên, để từ đó kiến tạo nên một dòng thác văn hóa hoàn bị, có sự “thống nhất trong đa dạng”. Nƣơng theo yếu tính của sự tồn sinh bản sắc văn hóa này, Nguyễn Xuân Khánh đặt ra và trao quyền suy xét cho độc giả về những hiện tƣợng đáng trăn trở, nhất là ở vấn đề tiếp nhận văn hoá ngoại lai đang diễn ra nhƣ một hiện tƣợng nổi cộm cần quan tâm với xã hội hiện nay.

Trong quá trình tiếp biến văn hóa, có những lúc, những nơi không tránh khỏi tình trạng du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, du nhập cả những yếu tố văn hoá vốn ko mang nhiều giá trị nhân văn, thẩm mỹ, mà chỉ để thoả mãn nhu cầu. Trong quản lý văn hóa, gọi đó là bộ phận có biểu hiện sống ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, bị hoà tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập, tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tƣ tƣởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, khai hóa văn hoá ngoại lai, chỉ khƣ khƣ chăm chút cái vốn văn hoá xƣa cũ của dân tộc, không chịu đổi mới… Cả 2 đối tƣợng trên đều có ảnh hƣởng tiêu cực, là bƣớc cản trở trên con đƣờng xây dựng một nền văn hoá tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Do bối cảnh của lịch sử với biết bao thăng trầm, trƣớc những dòng văn hoá du nhập từ bên ngoài vào cả chính thống lẫn phi chính thống. Trong đó nổi lên sự xâm nhập văn hóa bằng con đƣờng cai trị mà phong kiến, thực dân nhiều khi dùng đến hình thức “cƣỡng bức” văn hóa, buộc ngƣời Việt chấp nhận một cách miễn cƣỡng. Làm thế nào để bảo tồn một nền văn hoá Việt không bị hoà lẫn, vừa có thể “chiếm lĩnh” và “đồng hoá” mà không bị chiếm lĩnh và đồng hoá trở lại là nhiệm vụ tối cần thiết luôn phải đặt ra trong mọi thời đoạn. Giờ đây, khi nhìn vào sự nghiệp văn hóa đƣợc tạo dựng bởi các lớp tiên tổ, ngƣời Việt hoàn toàn có thể tự hào, chính sự năng động và sáng tạo đã góp phần làm văn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phối trộn hài hoà giữa cái cũ và cái mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Đúng nhƣ nhà nghiên cứu văn hóa-văn học gạo cội Nguyễn Đình Hƣợu từng khẳng định: “Con đƣờng hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá ko chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài”.

Tuy nhiên, nhìn vào hiện thực nền văn hóa hiện nay, chẳng ai dám khẳng định, cái cơ thể văn hóa ấy vẫn đang khỏe mạnh, đầy sức sống và có

khả năng miễn dịch cao. Bởi vì, không quá khi nói, trong một khoảng thời gian không dài nhƣng cũng không quá ngắn so với ngày nay, những dấu hiệu “dạn nứt” đã xuất hiện, những con vi rút mạnh đang xâm nhập và đục khoét. Ngƣời ta bắt đầu hoài nghi vào những chiến lƣợc dài hơi về phát triển văn hóa, trong đó một mảng lớn là văn học nghệ thuật. Mối lo ngại hơn cả lại là sự xâm nhập có phần “quá đà” và thiếu chọn lọc của những cái chƣa thuộc về bản sắc, thứ văn hóa ngoại nhập; lo ngại về sự xuất hiện có phần thái quá và thiếu kiểm định của lòng tin nơi con ngƣời hiện thời; về sự trì trệ, ỷ lại của cái đầu, sự yếu đuối của những chủ thể sáng tạo; và cả những vụ lợi, chủ nghĩa thành tích của những ngƣời làm nhiệm vụ định hƣớng, giữ gìn bảo lƣu bản sắc văn hóa nữa… Nhƣng nói nhƣ vậy không phải là để phơi bày thực tại một bộ mặt tinh thần xã hội “có vấn đề”, mà nhƣ một sự gợi mở về một vấn đề có tính thời cuộc cần đƣợc khai phá bởi những nhà văn-nhà tƣ tƣởng, cũng nhƣ để nhìn nhận công bằng hơn với những sáng tạo nghệ thuật của sự thức thời.

Trở lại với hai tiểu thuyết đang bàn đến ở khía cạnh tổng hòa của tín ngƣỡng và tôn giáo. Có thể thấy tổ hợp đền - đình - nhà thờ là một sự bổ sung khác, chúng xuất hiện nhƣ để liên kết các chân đứng tôn giáo cả truyền thống và phi truyền thống cho mục đích cụ thể là yên ổn xóm làng theo hƣớng “Một thôn xóm văn minh sạch sẽ. Một ngôi làng hiền hòa nề nếp” [7, tr. 320]. Để chúng có thể “sống chung” trong sự hòa hợp, liên kết tín ngƣỡng với tôn giáo, tác giả còn dùng đến những lời lẽ luận bàn mang tính chất “dàn hòa” cao: “Tôn giáo nào, đạo nào ở trên đời này cội nguồn cũng đều tốt đẹp cả” [7, tr. 304). Tất nhiên đó không phải là quan điểm hòa cả làng khi phải tìm kết luận cho tam/tứ giáo đồng nguyên sau này, mà là cái nhìn đề cao sự hòa hợp giai tầng nhờ triết lí yêu thƣơng, tâm từ của mỗi tôn giáo. Từ chỗ tuân theo nguyên tắc “không có sự cai trị nào vững bền hơn sự cai trị thông qua văn hóa tôn giáo” đến “Chúa hiền từ đầy lòng xót thƣơng đƣơng ban phƣớc cho đàn

con chiên lầm lũi”, “xoa dịu những nỗi thống khổ của ngƣời dân An Nam” [7, tr. 316],… là quá trình hiện thực hóa quan điểm tình yêu vô biên của Chúa mà thực dân chinh phục đã không thể đảm nhận, buộc chuyển giao cho các bề tôi Cơ đốc tận tụy nhƣ cha Colembert, trƣởng Cam trong Mẫu Thượng ngàn, hòng lấy lòng nhân từ, ban phƣớc làm cảm hứng phát tán giáo lý. Nhà văn cũng không ngần ngại nối dài vùng đất ngoại đạo vốn mộ Phật là Kinh đô với một xóm ngụ cƣ thấp cổ bé họng bị đám chức dịch theo đạo Thánh hiền bỏ rơi ở Cổ Đình. Và cũng nhƣ đức Phật là đức cứu khổ cứu nạn, Chúa đã đƣợc ngƣời Việt chấp nhận nhƣ một đấng toàn năng che chở, định hƣớng lối sống an hòa, thanh sạch. Đó cũng có thể xem là điều kiện vƣơn tới nội lực văn hóa dân tộc, khó có thiết chế nào đi đƣợc xa hơn trong thời kỳ xác lập một đƣờng đi nƣớc bƣớc cho quá trình hội nhập lúc bấy giờ.

Ngay trong tập hợp làng mạc, những kết cấu nhỏ hơn là gia tộc, dòng họ vốn đã đƣợc khuôn khổ hóa bởi các khế ƣớc, hƣơng ƣớc vẫn có những thành viên “vƣợt khung”, có độ “lệch” nhất định. Đó là những dòng họ Vũ Xuân, họ Đinh ở làng Cổ Đình, là hệ thống những thế hệ trong gia tộc Chánh Long ở làng Sọ… Trong khi đề cao sự di truyền của tiếng gọi nòi giống, gốc gác dòng giống, thì vẫn có những đột khởi, phá vỡ dẫn đến cái sáng tạo và cá tính riêng thể hiện qua một số phần tử thuộc dòng tộc ấy, ví dụ cậu tú Vũ Xuân Tân trong họ Vũ Xuân… Những cá thể này là sự “lai tạp” theo kiểu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, và trong một chừng mực nhất định hoàn toàn có thể đƣợc chấp nhận.

Nguyễn Xuân Khánh đã làm mới tiểu thuyết của mình bằng tƣ tƣởng nghệ thuật, bằng tri thức văn hóa về tín ngƣỡng dân gian, về đạo Phật... Thông qua thủ pháp đồng hiện, hồi tƣởng, cho ngƣời đọc cảm giác thoáng rộng về không gian tâm tƣởng. Tín ngƣỡng và tôn giáo là biểu hiện của văn hóa tâm linh nằm trong nhu cầu tất yếu của một bộ phận nhân dân. Tác giả đã

sử dụng những vấn đề ấy để xử lý toàn bộ hệ thống nhân vật, lý giải những vấn đề sâu xa trong thâm tâm con ngƣời và đời sống xã hội. Một diễn giải tƣơi mới khác của nhà văn là đã cho thấy đời của/trong đạo và ngƣợc lại còn diễn ra thông suốt ở đời sống bình dân. Nếu Mẫu Thượng ngàn với việc cải đạo về đời và từ đời qui về đạo diễn ra hết sức tự nhiên, phần vì thói quen quần cƣ chật hẹp trong địa phận đa tín ngƣỡng của mình, phần vì giáo luật luôn nhƣợng bộ trƣớc sự hợp lí của lý lẽ nghĩa tình, thì ở Đội gạo lên chùa, nhà sƣ xuất thân từ kẻ cƣớp, nhà sƣ bỏ chùa đi làm cách mạng, hay hoàn tục lập am thờ Phật... đã lại tiến thêm một bƣớc khi thuyết giải xuất phát từ triết lí tùy duyên. Tùy duyên, tự tính giác ngộ, không chấp vào mƣu cầu đạo, thì nghĩa lí của lối sống, dù âm tính hay dƣơng tính, không nên xét hơn hay kém, mà đều trở nên đáng tôn trọng và đặc biệt “chúng bổ sung cho nhau thì đúng hơn” [6, tr. 864].

Từ một chi tiết khác trong Mẫu Thượng ngàn, là hành vi cƣỡng hiếp nhân vật Nhụ của Julien, hay nhƣ ngƣời anh của Julien là Philippe từng kiêu hãnh vì xây đƣợc ngôi nhà thờ ở Cổ Đình, cho thấy các đối cực tôn giáo, khi đã thuộc về không gian ngoại cảnh cụ thể nào đó, sẽ chuyển di vào từng cá nhân cùng cƣ trú. Điều này cũng chứng tỏ, có sự chinh phục chồng chất lên nhau giữa các lớp văn hóa thông qua xung đột tín ngƣỡng, tôn giáo. Nhƣng vấn đề lại đƣợc giải quyết khi ở chƣơng XIV của Mẫu Thượng ngàn, những con nhang đệ tử làng Cổ Đình vào tế thần linh, những ngƣời Pháp cũng có mặt và bàn luận về thứ tín ngƣỡng bản địa mà họ đang chứng kiến. Trong cuộc bàn luận ấy, chính họ đã thừa nhận vẻ đẹp tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng nhƣ quyền năng của Mẫu ở xứ sở họ cai trị. Mặt khác, mặc dù tác giả mới dừng lại ở sự gửi gắm hy vọng, nhƣng cái chủ kiến “thờ đức Thế Tôn. Và cũng thờ dân tộc” [6, tr. 846] nhƣ ở Đội gạo lên chùa có vẻ nhƣ là một gợi ý kín kẽ đối với công cuộc bảo lƣu cái kết cấu tinh thần dân tộc hôm nay. Bởi sau bao “sai

lầm”, “nóng vội” từng xảy ra trong quá khứ, cần thiết phải có sự tỉnh táo để lựa chọn một hƣớng đi đúng đắn, phù hợp với mỗi cá nhân, mỗi tập hợp ngƣời trong tổng thể cái cộng cộng Việt Nam này.

Tiểu kết:

Ở phƣơng diện mối tƣơng quan giữa bản sắc dân tộc với những hƣ cấu văn chƣơng, chúng tôi đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch, có thể khẳng định rằng trong suốt tiến trình lịch sử của một dân tộc, dân tộc tính/ bản sắc dân tộc/ đặc sắc văn hóa dân tộc là những yếu tố thƣờng trực đƣợc tái diễn dịch và một trong những tác nhân tích cực góp phần vào quá trình tái diễn dịch đó chính là những hƣ cấu văn chƣơng. [46].

Nhìn chung, văn học là một thành tố hết sức quan trọng của văn hóa. Văn học làm nhiệm vụ là một công cụ chuyển tải văn hóa và lƣu giữ bóng dáng con ngƣời qua các thời đại. Trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn sẽ giúp cho ngƣời đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Tác phẩm văn chƣơng không chỉ hƣớng đến một mô hình văn hóa tốt đẹp hơn, mà còn giúp ngƣời tiếp cận những tác phẩm ấy xích lại gần nhau thông qua giao lƣu văn hóa giữa những cá thể và giữa những nền văn hóa với nhau. Đồng thời, văn học cũng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hoá truyền thống. Trong đó nhà văn đích thực cũng đồng thời là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học xét trong tính toàn diện của nó là một sản phẩm văn hoá và ngƣời tiếp nhận tác phẩm nghiêm túc là ngƣời thụ hƣởng văn hoá.

Nếu ở Mẫu Thượng ngàn, nhà văn thể hiện một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngƣỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa Việt, vừa chan chứa cảm hứng và tâm thức dân gian, đồng thời cũng thấm đẫm tinh thần hiện đại, thì ở Đội gạo lên chùa, tác giả bằng việc gắn lòng thƣơng yêu con ngƣời nhƣ một bản tính Việt vào tinh thần “từ bi hỷ xả” ở đạo Phật và coi đây nhƣ

một tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt trong tác phẩm. Nhà văn quan niệm Phật giáo, mà cụ thể là triết lý “từ bi hỷ xả” là một lối sống của tình yêu thƣơng, bao dung và tha thứ, đồng thời khai thác triết lý này ở khía cạnh, tình yêu thƣơng đã kéo con ngƣời xích lại gần nhau, xóa bỏ bớt hận thù, định kiến, cũng giống nhƣ liều thuốc đặc trị cho những tâm hồn bị thƣơng tổn.

Chƣơng 3

PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÁC PHẨM CỦA TIỂU THUYẾT

MẪU THƯỢNG NGÀN ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ hướng tiếp cận văn hóa học (Qua Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)