5. Cấu trúc của Luận văn
2.3.3 Vị trí của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại
Thời gian gần đây, đạo Phật ngày càng hấp dẫn với nhiều ngƣời, số lƣợng Phật tử tăng lên không chỉ ở Việt Nam. Theo lý thuyết thông thƣờng, ngƣời ta sẽ giải thích, bởi đạo Phật có sự bình đẳng giữa mọi ngƣời, ngƣời giàu cũng nhƣ ngƣời nghèo, sang, hèn, ngƣời yếu, kẻ mạnh, tất cả đều chung một lòng từ bi. Mặt khác, xã hội hiện đại, bản ngã con ngƣời đặt cao hơn tất cả, đạo Phật cho rằng, không phải đấng tối cao tạo ra hay mang lại hạnh phúc cho con ngƣời. Mà con ngƣời sung sƣớng, hạnh phúc, tốt hay xấu đều do tự bản thân mình. Đó là một hấp lực “vẫy gọi” con ngƣời theo Phật. Ở góc độ thực tiễn, mỗi ngƣời sẽ có một cách lý giải riêng cho hiện tƣợng ấy. Nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh trong những bài trả lời báo giới đã khẳng định, con ngƣời hiện đại phần dƣơng tính hiện đang lên cao quá, cần phải nghiên cứu đạo Phật để dẹp bớt phần dƣơng tính ấy. Vì vậy ông viết Đội gạo lên chùa, phần nào giúp con ngƣời thời đại nhận ra những thái cực tâm cảm đã và đang có nguy cơ “lệch khuyết” trong chính bản thân mỗi ngƣời.
Sức hấp dẫn lớn nhất của đạo Phật là lòng từ bi. Con ngƣời thấy rằng, nếu cứ đối xử hoàn toàn vị kỷ thì thế giới sẽ nhiều va chạm, xung đột. Từng có lúc đạo Phật trở thành Quốc giáo của nƣớc ta. Theo thời gian, lúc suy lúc thịnh và giờ đây dƣờng nhƣ ngƣời ta lại đƣa nhau tìm đến tiếng mõ, tiếng chuông hòng giữ an tâm tĩnh trí, nƣơng nhờ giọt nƣớc cành dƣơng, hƣớng đến cuộc sống thanh sạch tích thiện. Từ trong Đội gạo lên chùa, nhà văn đã có những thao tác khảo sát khá kỹ lƣỡng các lớp lang và giá trị văn hóa Việt với một cảm quan dân tộc chủ nghĩa. Qua đó, trao cho Phật đạo quyền năng điều chỉnh và quyến dụ tâm thế, một mãnh lực hấp thu con ngƣời.
Có nhiều ngƣời lâu nay vẫn nghĩ, bản sắc văn hóa là nét văn hóa cá biệt và phải thuần nhất nơi nó xuất phát. Nhƣng thực ra, bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngƣng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hƣớng tích lũy, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại. Chính vì vậy Phật giáo trong dòng chuyển lƣu của văn hóa Việt đã thâm nhập và đƣợc tái tạo, qua quá trình đồng hóa để trở nên một thành tố gắn bó mật thiết với các thành tố văn hóa bản địa khác, cũng nhƣ hội tủ, kết tinh đầy đủ các giá trị mang tính bản sắc dân tộc. Tất nhiên, đó cũng chỉ là cách nhìn ở bề nổi, ở sự sáp nhập mang tính khách quan. Thực tế, chỉ khi có sự tƣơng đồng nhất định các thành tố văn hóa di nhập từ bên ngoài vào mới có khả năng “nằm lại” ở một môi sinh mới. Tức là, dẫu thế tự thân Phật giáo đã mang trong đó những đặc trƣng, bản chất về giáo lý gần gũi với lối nghĩ cách làm, ứng hợp với nhu cầu, thậm chí đáp ứng
việc lý giải những hoài nghi trong tâm thức một bộ phận đông đảo cộng đồng ngƣời Việt, cho nên mới khiến những đạo lý nhà Phật nhanh chóng thích nghi, “ở lại” trong đời sống tâm linh con ngƣời Việt Nam, trong môi trƣờng văn hóa bản địa.
Có thể khẳng định, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hoá Việt Nam đã vƣợt qua thế bị động để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình. Giá trị của một nền văn hoá dân tộc thƣờng đƣợc bồi đắp qua thời gian, không gian có tính tiếp nối truyền thống nhƣ những lớp phù sa đƣợc bồi từ dòng sông. Đồng thời, trong quá trình tồn tại phát triển luôn luôn có sự tiếp biến, loại suy để gạn lọc những thứ không phù hợp. Không thể phủ nhận việc Phật giáo, hay đúng hơn những yếu tính Phật giáo đã hòa trong dòng chảy văn hóa dân tộc từ buổi đầu kết tạo một quốc gia dân tộc, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt.
Với Đội gạo lên chùa, nhà văn cũng với quan điểm “đạo Phật ở nƣớc Nam ta luôn gắn bó với dân tộc, bởi vì họ biết đất nƣớc có tự chủ thì đạo Phật mới phát triển đƣợc”. “Ở mỗi làng đều có đình và chùa” và nhà sƣ vẫn đi bộ đội hay một ngƣời giang hồ cũng có thể trở thành sƣ... Đặc điểm tính cách văn hóa Phật giáo Việt ở đây là, ngƣời xuất gia đi tu và kẻ đời tục cùng cập nhật đời sống xung quanh, hƣớng đến cƣ trần lạc đạo và nếu xã tắc lâm nguy thì nhà chùa, thiền sƣ, ngƣời bình dân cùng đặt quốc sự trên vai. Bởi vì tất cả ƣa thuận hòa, khoan dung, sự yên bình hơn là sự giành giật, xâm chiếm lẫn nhau. Đó là thứ Phật giáo làng quê, tuy hai con đƣờng tu hành nhƣng cùng một đích đến của giác ngộ. Nó đảm bảo cho một lối sống hƣớng Phật hơn là việc tìm đến một tôn giáo để “thoát tục”.
Bên cạnh dòng mạch chính, câu chuyện nƣơng theo chủ trƣơng của Phật gia là “từ bi hỷ xả”, Đội gạo lên chùa còn mang theo một thông điệp khác, đạo Phật ở Việt Nam là một thứ đạo nhập thế, không nhiều lý thuyết mà
nặng về cách hành xử hằng ngày ở đời. Có sự kết hợp giữa cái trần tục với cái cao siêu. Phật giáo ở đây là lối sống. Với ngƣời tu tập “không phải chỉ ở chùa mới tu. Gặp cảnh an bình tu. Gặp cảnh oan nghiệt cũng tu”. “Chỉ nói miệng đời là bể khổ, điều ấy chƣa đủ. Bản thân trải qua cảnh khổ, chính lúc ấy ta mới hiểu thế nào là khổ đế” [6, tr. 598]. Một ví dụ để thấy rõ hơn điều này, nhân vật bà vãi Thầm, một ngƣời có khả năng nhìn thấy ma, nói chuyện với cõi âm và nhân vật cô bé Rêu có thể nhìn thấy hình hài của Phật nơi giếng thơm. Hai nhân vật ấy thƣờng đi với nhau, một bên đại diện cho tín ngƣỡng dân gian và một bên đại diện cho Phật giáo, ở đây với nghĩa là một tôn giáo ngoại lai, họ tạo nên cặp đôi song trùng, cùng chung sống trong một cộng đồng làng Sọ nhiều biến cố. Ngay ở việc làng và chùa đồng tên làng Sọ - chùa Sọ đã tạo nên một thực thể cặp đôi hài hòa giữa một bên là biểu tƣợng của sự cố kết cộng đồng có tính thuần Việt với một bên thuộc về thiết chế Phật giáo… Qua vài minh chứng trên, có thể nói, câu chuyện nhƣ một cuộc phối thanh mà ở đó âm hƣởng đã trộn hòa giữa tiếng nói nhà Phật với tiếng lòng những ngƣời dân Việt cất lên để gửi gắm tâm sự cuộc đời.
Với một đặc tính khác của Phật giáo - “thiên tính nữ” đƣợc biểu hiện trong Đội gạo lên chùa: “Ngƣời nam sinh hoạt ở đình. Ngƣời nữ sinh hoạt ở chùa. Vì vậy tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thông quan ngƣời mẹ, ngƣời vợ. Mà ngƣời phụ nữ nào chả có gia đình và con cái. Ngƣời đàn bà ứng xử trong gia đình xã hội và dạy con cái ít nhiều theo tinh thần Phật giáo. Vậy nên mới nói, bất cứ ngƣời Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong ngƣời” [6, tr. 255]. Có ai đó cho rằng, chữ nhẫn của đạo Phật là sự yếu hèn, cam chịu, nhƣng “cuộc đời lắm lúc phải biết dừng lại để suy ngẫm, để tích tụ sức mạnh”. Bởi “sức mạnh của từ bi có thể làm sụp đổ những gì bạo tàn nhất” [6, tr. 256]. Điều này dễ khiến chúng ta liên tƣởng đến phụ nữ và chiến tranh.
Trong đó, đức hạnh, sự mềm mỏng phụ nữ và cả thứ bản năng của sự phồn sinh mãnh liệt đàn bà ở họ có thể khiến cả thế giới điên đảo.
Trong khi dân gian vốn đầy lấp lửng, giàu ẩn ý, thì Đội gạo lên chùa lại mƣợn chính cái “lắt léo” rất đáng yêu ấy của dân gian để chuyển tải những thông điệp tôn giáo - Phật giáo. Ở đó không những tái hiện và kiến giải lịch sử Phật giáo, cũng nhƣ lịch sử tu hành dòng đạo này ở Việt Nam theo cách của văn học, mà còn dõi theo những biến đổi, sự hòa nhập của Phật giáo trong dòng chảy văn hóa truyền thống dân tộc trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi thế mới khẳng định, tác phẩm nhƣ một tham khảo Phật giáo, một gợi mở về lối sống giúp con ngƣời và xã hội hiện đại phát triển một cách hài hòa và bền vững.