5. Cấu trúc của Luận văn
2.3.1 Đội gạo lên chùa và một nền Phật giáo đã Việt hóa
Nhiều ngƣời khi cầm cuốn tiểu thuyết với cái tựa Đội gạo lên chùa dễ tƣởng tác giả sẽ kể câu chuyện về các nhà sƣ, về những cô gái đẹp khoe “yếm thắm” hay bi kịch về một mối tình “lạc lối” nào đó. Bởi tên tác phẩm chính là bốn chữ đƣợc rút ra từ trong câu ca dao nổi tiếng “Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư/ Sư về sư ốm tương tư/ Ốm lăn ốm lóc nên sư trọc đầu”. Thực chất nhà văn nói những gì qua tác phẩm này bài viết chƣa vội bàn. Chỉ có điều, ngay chính cái tựa đề ấy đã lộ ra dấu hiệu Phật giáo hết sức quan trọng, đó là hình ảnh ngôi chùa. Hình ảnh những ngôi chùa mọc lên ở khắp các làng xã trên đất nƣớc Việt Nam, sự có mặt của nó đƣợc lý giải qua lời nhân vật sƣ Vô Uý: “Từ bao đời nay, Phật giáo dùng để cứu đời”, nếu “chính quyền lo sự an dân” thì “nhà chùa lo dạy dân hƣớng thiện, tránh ác. Tức là Phật giáo lo trị bệnh cái tâm con ngƣời. Nếu tâm lành thì mọi sự bình an, trời đất thái bình” [6, tr. 560].
Đọc Đội gạo lên chùa ngƣời ta buộc phải suy ngẫm , bởi đằng sau cái tên tác phẩm nghe rất gợi nhƣ để lừa ngƣời đọc vào những tiên đoán khác nhau, lại là biết bao phận ngƣời, phận đời gây ám ảnh, những triết lý nhân sinh giằng co trong nhiều thái cực thức nhận, nhất là nỗi trăn trở về những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc quá nhiều biến đổi vẫn không ngừng tiếp diễn của thời cuộc.
Bối cảnh tác phẩm trải suốt dọc thời gian từ kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, thời kỳ chống Mỹ, rồi thống nhất đất nƣớc. Viết về cuộc đối đầu địch - ta trong chiến tranh và cả câu chuyện “sửa sai, sai nên sửa và sửa lại sai” trong cải cách ruộng đất là đề tài quen thuộc của rất nhiều tác phẩm văn chƣơng hiện đại, nhƣng sự khác biệt của Đội gạo lên chùa, chính là ở cách giải quyết những mâu thuẫn ấy thông qua sự kiến giải của giáo lý nhà Phật, với thuyết lý chữ Tâm hết sức dung dị đã thấm sâu trong nếp nghĩ của ngƣời Việt Nam truyền thống. Nhà văn đã ƣu ái khi dành những mỹ từ, mỹ
cảm “Phật giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hƣởng sâu nặng với làng quê từ bao đời nay”, đối xử với đạo Phật là “đối xử với cả bề dày văn hóa tâm linh. Đối xử với nó tức là đối xử với cả một chiều sâu thăm thẳm của lòng nhân ái. Đối xử với nó tức là đối xử với chính mình”…[6, tr. 559]. Đây cũng là tâm niệm sống và quán xuyến hành trạng của các nhân vật chính diện trong Đội gạo lên chùa.
Trong cái không gian tƣởng yên ả, bình lặng, với một cái làng nhỏ gọi làng Sọ, một ngôi chùa nhỏ, gọi là chùa Sọ, lại ẩn chứa những cảnh đời, những số phận nghiệt ngã. Bên trong cái màu xanh hiền hòa của vƣờn cây ruộng lúa lại đỏ au những máu cùng xƣơng của biết bao con ngƣời dân quê vốn mộc mạc, chân lấm tay bùn đổ xuống. Không chỉ vì thảm cảnh của những cuộc vây càn mà kẻ thù để lại trên mỗi tấc đất, trên mỗi bƣớc đƣờng quê trong suốt cuộc chiến chống ngoại xâm, đó còn là thảm cảnh của “câu chuyện buồn” một thời khi đã ra ngoài đạn bom nhƣng vẫn “vô tình” lấy đi máu và nƣớc mắt của không ít ngƣời. Dù vậy, vƣợt lên trên những điều tác phẩm muốn gợi, Đội gạo lên chùa còn đánh thức độc giả khi buộc phải suy ngẫm về những phận ngƣời vốn luôn phải đƣơng đầu với “bể khổ” nơi thế gian. Và dẫu cuộc đời đầy rẫy những nghiệp chƣớng nhƣng không ai đƣợc phép phó thác, hãy nƣơng theo những lẽ sống của Phật để trả hết nghiệp với cõi đời.
Bên trong sự biến động của một đất nƣớc, của một dân tộc luôn có sự chi phối mạnh mẽ của các hệ ý thức văn hóa, tôn giáo. Mặc dù sự tồn tại của chúng không “nổi lên” nhƣ sự có mặt của những cuộc cách mạng xã hội, nhƣng chúng ngầm lƣu thông trong lòng mỗi xã hội, ngấm vào tâm thức của mỗi con ngƣời trong xã hội ấy, đây cũng chính là yếu tố góp phần tạo nên ý thức hệ ở mỗi giai đoạn trong quá trình vận động của một dân tộc. Nói nhƣ vậy để khẳng định một điều rằng, tác phẩm này đã dồn chứa trong đó những câu chuyện về cuộc đời, về số phận những cá nhân nói riêng, số phận của một
cộng đồng hay đúng hơn là một thành tố trong tổng thể Văn hóa Việt - cộng đồng làng, để qua đó đặt vấn đề về số phận của một nền văn hóa trong quá trình va chạm, đụng độ, thâu nhận, tiếp biến, cũng nhƣ dung hòa hai yếu tố văn hóa bản địa và ngoại lai.
Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhƣ “vén” bức màn để ngƣời tiếp xúc nó cùng “thâm nhập” vào bên trong và chứng kiến cuộc sống diễn ra của một miền Bắc Việt Nam thu nhỏ dƣới ảnh hƣởng của Phật giáo trải dài gần hết thế kỷ XX. Mọi động thái, hành vi của con ngƣời nơi đây dƣờng nhƣ đều có sự tác động sâu sắc bởi Phật giáo. Cũng có thể nói, với Đội gạo lên chùa,
Nguyễn Xuân Khánh dùng Phâ ̣t giáo nhƣ một điểm nhìn, từ đó soi ro ̣i , suy ngẫm về các sự kiê ̣n . Chính vì vật, cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủ đạo của thiên tiểu thuyết. Đồng thời tác giả cũng đã làm rõ vai trò của Phật giáo đối với đời sống nhân dân trong muôn vàn thử thách của những cuộc chiến. Đạo Phật trở thành nơi nƣơng tựa tinh thần cho biết bao số phận đau thƣơng, mất mát, giúp họ vƣợt qua những nỗi đau, đƣa họ đến với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn những gì họ đã và đang nếm trải.
Phâ ̣t giáo là tôn giáo đề cao, coi tro ̣ng chƣ̃ Tâm , khai thác triê ̣t để thế giới tâm linh, sƣ̣ huy đô ̣ng tối đa phần vô thƣ́c , tâm thƣ́c, tiềm thƣ́c, cảm thức của con ngƣời. Riêng ở khía ca ̣nh tình thƣơng thì chƣ̃ Tâm của Phâ ̣t là bao la vô ha ̣n đi ̣nh đối với chúng sinh , đối với muôn loài . Bởi Phâ ̣t giáo vốn là tôn giáo vì con ngƣời và về con ngƣời, hƣớng con ngƣời vƣơn tới tình thƣơng yêu bao la, mênh mông, với tƣ tƣởng “tƣ̀ bi hỷ xả ”, và đặc biệt chú trọng đến nhƣ̃ng con ngƣời đau k hổ. Chính tƣ tƣởng này là điểm trùng khớp với tƣ tƣởng dân tô ̣c truyền thống Việt. Cuộc gặp gỡ ấy nhƣ cách nói ngày nay là những “tƣ tƣởng lớn gặp nhau”. Con ngƣời Viê ̣t Nam vốn có tƣ tƣởng dân chủ, phóng khoáng nên khi Phật giáo vào Việt Nam đã biết tự mở của tiếp thu tinh hoa của tƣ tƣởn g Phâ ̣t giáo để sau đó tiếp biến, chuyển hoá nó thành cái
riêng của mình , phù hợp với dân tộc mình và rồi truyền phát, nhân rô ̣ng tƣ tƣởng ấy tƣ̀ đời này sang đời khác.
Tuy nhiên, không phải khi nào, ai và ở đâu Phật cũng đƣợc coi là thiện tâm. Nhất là trong giai đoạn cách mạng đấu tố, dù ngoài ý muốn nhƣng với những sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra, thì những tín đồ Phật giáo cũng không tránh khỏi. Một thời chùa chiền, hƣơng nhang ở nông thôn Việt Nam tan hoang là thế. Hơn nữa, dù trong bất kỳ giáo giới nào cũng đều có sự song hành của cả phần tử chính và tà, ngƣời hiền và kẻ giả hiền. Lẽ dĩ nhiên, dù Phật giáo có là tôn giáo từ bi, đạo hạnh và minh chính đến thế nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi việc ở đó vẫn luôn thấp thoáng bóng dáng của những giáo đồ “hạ đốn” mà ngƣời ta gọi là “sƣ hổ mang”. Đấy là chƣa kể đến những thế lực thƣờng trực rình rập và sẵn sàng tiêu hủy tiền đồ mà Phật đạo dày công dựng tạo. Mặt khác, ai cũng có thể nghi hoặc về sự tồn tại của Phật giáo ở điểm “con đƣờng của Phật tuy vĩ đại nhƣng ảo tƣởng. Và nếu đi quá mức đến một giới hạn nào đó sẽ là thứ thuốc ru ngủ cho những con ngƣời tuyệt vọng” [6, tr. 596].
Trong cuộc chiến đấu giữ nƣớc, Phật giáo luôn đồng hành cùng cách mạng. Biết bao chùa chiền trở thành cơ sở cách mạng, biết bao nhà sƣ đã nuôi nấng, che chở các cán bộ, du kích. Sự gặp gỡ của cách mạng và Phật giáo mà cụ thể là các nhà sƣ đƣợc nhìn từ lòng yêu thƣơng và đồng cảm với nỗi đau của những ngƣời nghèo khổ, từ tấm lòng thiết tha với cuộc sống no ấm, yên bình. Có thể nói, chữ “tùy duyên” trong Phật giáo đã hoàn toàn trở thành Việt Phật - dòng Phật hoàng Trần Nhân Tôn, trở thành hạt nhân của tinh thần dân chủ tôn trọng thân hữu với những ứng xử và chính kiến. Chỉ cần bỏ công tìm hiểu một chút sẽ thấy Thiền phái Trần Nhân Tông và Phật giáo làng quê ở Việt Nam, tuy hai con đƣờng tu hành nhƣng là một đích đến của giác ngộ, không cố chấp câu nệ ranh giới đời - đạo. Đâu đó có ngƣời đọc Đội gạo lên
chùa rồi bình rằng, lối sống Phật giáo đành rằng có thể thiệt thân nếu giữ khƣ khƣ hai chữ từ bi, nhƣng tác giả, một lần nữa kiên quyết lƣu ý thêm “nếu hai chữ ấy mà bị mất đi hoàn toàn chắc chắn con ngƣời sẽ bị rơi lại vào thời mông muội”.
Cho dù trong mắt bọn chính quyền địa phƣơng và thực dân nằm vùng, những nhà sƣ Vô Úy, Vô Chấp trở thành cái gai khó nhổ, bởi họ luôn thấu hiểu và kịp thời cản ngăn những hành động dã tâm của chúng. Nhƣng tấm lòng nhân từ của những con ngƣời này lại ảnh hƣởng không nhỏ đến một lớp ngƣời thuộc nhiều thế hệ nhƣ nhƣ An, Huệ, Nguyệt, Rêu, Trắm, nhƣ Chánh Long, nhƣ cha con Xuân Hạ… gắn kết, đùm bọc và an ủi lẫn nhau giữa cuộc sống đầy bất trắc. Họ bên cạnh vị trí của nhà sƣ, còn là những công dân và khi đƣợc tham gia vào đời sống xã hội, tâm trạng, suy nghĩ cũng nhƣ cách ứng xử của họ cho thấy dƣới lớp vỏ áo cà sa là tâm hồn Việt, cốt cách Việt, cụ thể hơn, là một thứ Phật giáo đã đƣợc thuần Việt.