5. Cấu trúc của Luận văn
2.2 Tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh phản ánh sức sống của tín ngƣỡng trong
2.2.2.2 Tín ngưỡng thờ vật linh
Tín ngƣỡng thờ vật linh xuất phát từ tín ngƣỡng thờ đa thần vốn có từ ngàn xƣa trong văn hóa truyền thống. Đến Mẫu Thượng ngàn, để khẳng định sự tồn tại của tín ngƣỡng thờ đa thần của ngƣời Việt một cách khách quan nhất, ngƣời kể chuyện đã để một nhà dân tộc học ngoại bang nhận xét: “Ở xứ sở này, chỗ nào, nhà nào cũng thờ thần Đất. Đất cũng có hồn, đó là hồn Đất. Nó là tổng hợp của những hồn ngƣời, hồn ma, hồn cây cỏ, ao hồ, cả hồn đá nữa. Chúng ta thƣờng chê dân bản xứ là vô đạo, thực ra họ là những kẻ phiếm
thần giáo. Họ tôn sùng sự bí ẩn, thiêng liêng của tất cả thiên nhiên. Mới đầu tôi cũng nhƣ anh cho họ là những kẻ tà giáo. Nhƣng điều cay đắng mà tôi nhận ra: đó là ngƣời dân ở xứ này biết hòa vào thiên nhiên” [7, tr. 193]. Một cách nhìn khác, “ở xứ nhiệt đới này, từ lá cây ngọn cỏ đến luồng không khí huyền ảo mà ta hít thở, từ con mắt đen nhánh ngơ ngác của con ngƣời đến thân hình mềm dẻo đầy nhục cảm của ngƣời đàn bà bản xứ, tất cả đối với ngƣời phƣơng Tây đều xa lạ, đều nhƣ thù nghịch, đều nhƣ chẳng chịu hòa hợp, chúng đều mang những tố chất loại trừ” [7, tr. 374]... Đây là những dẫn chứng xác tín và hoàn toàn thuyết phục với bất cứ dân tộc nào muốn tìm biết về văn hóa truyền thống Việt Nam.
Mặt khác, khi đã tin vào sự có thật của linh hồn vạn vật, tức là tin cả sự tồn lƣu của linh hồn ấy sau khi phần xác của những vật kia đã bị hủy diệt. Ngƣời thờ vật linh cho rằng, bởi linh hồn có liên lạc với ngƣời sống và mọi hành vi của họ có thể đem lại niềm vui, cũng có thể đƣa đến sự bất mãn cho linh hồn, cho nên niềm tin vào sự tồn tại ấy dẫn tới sự sùng kính linh hồn một cách tự nhiên.
Niềm tin vào sự hiện hữu của linh hồn vạn vật đƣợc ngƣời kể chuyện trong Mẫu Thượng ngàn dẫn dụ một cách khéo léo khi để những nhân vật ngoại bang có cơ hội trải nghiệm phép màu ma thuật của làng Cổ Đình, từ đó thấm thía hơn cái nền văn hóa đa thần huyền bí này. Đầu tiên là chàng họa sỹ ngoại bang Pierre, đƣợc cứu sống nhờ việc cúng ma, uống thuốc bùa, phải chịu đau đớn vì thầy cúng là ông Hộ Hiếu đánh roi dâu trừ tà lên ngƣời để đuổi con ma cụt đầu, từ đó Pierre thức tỉnh, anh ta bắt đầu suy nghĩ về sức kháng cự của văn hóa bản địa với tất cả sự thâm trầm, bí ẩn, và nhận ra đó chính là nguyên do một xứ sở bé nhỏ lại khiến một ngoại bang hùng mạnh không tài nào đè bẹp nổi. Và rồi, chính những tên thực dân đã lên tiếng bênh vực và đánh giá cao tín ngƣỡng dân gian bản địa, sánh nó ngang hàng với
những tôn giáo lớn: “Tôi nghĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều có trạng thái lên đồng. Cơ Đốc giáo có sự thiên khải, Phật giáo có trạng thái ngộ đạo. Khi đã lí thuyết hóa, ta mới coi đó là tôn giáo. Còn những sự thiên khải vô ngôn thì sao? Còn những ngƣời bình thƣờng bằng trực giác bỗng nhiên thấy đƣợc những điều đẹp đẽ bí ẩn thì sao?” [7, tr. 715].
Nói đến tín ngƣỡng thờ vật linh trong Mẫu Thượng ngàn, phải kể đến tục “thờ thần cây”. Tục này vốn có từ trong lịch sử văn hóa dân tộc bao đời, nhƣng vào đầu thế kỷ XXI lại diễn ra một cách phổ biến hơn ở nhiều làng quê, vùng miền. Có vẻ nhƣ con ngƣời của thời hiện đại luôn hoài nghi lý trí và tin nhiều hơn vào sự tồn tại của thánh thần, hồn khói. Sự xuất hiện dày đặc của những hình thức tế lễ cũng đồng nghĩa với việc con ngƣời của thời hiện đại đang nhiều hơn những bất tin vào những thứ họ đang có. Bởi vậy, những tình tiết, giai thoại Nguyễn Xuân Khánh viết trong Mẫu Thượng ngàn mang tính trải nghiệm xuyên suốt, nó len lỏi trong lòng đời sống một bộ phận cƣ dân và đƣợc cộng đồng chấp nhận. Một cây đa trở thành niềm kiêu hãnh của tất cả các thành viên trong làng Cổ Đình, không phải chỉ vì chiều cao, độ lớn của nó, mà còn vì “tính thiêng”. Đó là “một cây đa cổ thụ nổi tiếng, gốc to chục ngƣời ôm không xuể. Một cây đa vừa hùng vĩ, vừa đẹp, ngƣời trong vùng ai cũng biết. Ngƣời ta dùng nó làm điểm xác định vị trí. “Làng tôi là làng Già, cách làng Cổ Đình hai cây số về phía đông” [7, tr. 220]. Thực tế, tập tục thờ vật linh là đặc trƣng của loài ngƣời từ thuở nguyên khai khi còn tồn tại dƣới hình thức các bộ lạc, nhƣng theo thời gian, vì vẫn đáp ứng những nhu cầu về mặt tâm linh của con ngƣời nên nó đã tự nâng lên, biến đổi và tiếp tục có mặt trong những môi trƣờng văn hóa mới, nói cách khác, dƣới những hình thức ngƣỡng vọng hiện đại hơn nhƣng không thay đổi nhiều về bản chất.
Trong niềm tin chung của ngƣời dân Cổ Đình, còn là hành vi thờ một ông thần cẩu. Việc thờ chó đá, theo các nhà nghiên cứu là một tục thờ xuất
hiện muộn nhƣng khá phổ biến ở các làng quê Bắc bộ. Có nơi ngƣời ta chôn chó đá dƣới đất, có nơi đặt lên ngai thờ, cũng có khi tạc trên hai cây cột dựng trƣớc cổng... Chó đƣợc thờ với mục đích canh cửa để trừ tà hoặc giữ của. Ý nghĩa này phù hợp với quan niệm máu chó có thể trừ quỷ dữ vẫn truyền lƣu trong dân gian. Hiện nay ở một số bảo tàng còn lƣu giữ những tƣợng thần cẩu với nhiều cách gọi nhƣ “Cẩu thần”, “Cẩu tử linh thần”… Nhà nghiên cứu văn hóa Kiều Thu Hoạch có kết luận: “Tiếp cận từ góc nhìn nghiên cứu liên ngành - nhân loại học văn hóa, folklore, văn bản học Hán Nôm, kết hợp với điều tra thực địa nhiều lần tại nơi có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Bệ thờ chó đá cùng các hành vi tín ngƣỡng và thực hành tín ngƣỡng thờ chó đá đã có trong lịch sử và hiện vẫn đang tồn tại một cách sống động tại nhiều địa phƣơng/nơi thờ phụng, cho thấy tín ngƣỡng chó đá, biểu hiện thực tiễn của tục thờ chó của ngƣời Việt là một tín ngƣỡng dân gian vốn đã có từ xa xƣa trong lịch sử dân tộc” [17]. Nhƣ vậy, tục thờ chó đã có từ xa xƣa ở các làng quê Việt Nam tới bối cảnh làng Cổ Đình đầu thế kỷ XX qua mô tả của Nguyễn Xuân Khánh và tục thờ chó trong dân gian ngày nay hiện ra nhƣ một mạch ngầm vẫn chảy cùng thời gian, tồn tại với nghĩa là một trải nghiệm khá thú vị của cộng đồng.
Có thể khẳng định, tín ngƣỡng thờ vật linh vốn nằm trong quan niệm “vạn vật hữu linh” của ngƣời Việt. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, tác giả đã dựng nên một không gian hƣ ảo, cái biên giới của không gian hƣ ảo ấy đƣợc mở rộng bởi sự lan truyền của tin đồn về những phép thiêng hiện hữu, cũng nhƣ sức thu hút của những tin đồn ấy. Rõ ràng, những phép lạ ở tín ngƣỡng vật linh trong không gian tinh thần cƣ dân làng quê Bắc bộ đầu thế kỷ XX quả thực không mấy xa lạ với những ám ảnh trong tinh thần con ngƣời Việt ở không gian xã hội đầu thế kỷ XXI này.
Để minh chứng cho hiện tƣợng này có thể nhắc đến một sự việc vừa xảy ra cách đây vài tháng, ở một vùng quê Bắc Giang xuất hiện một con rắn lạ và ngƣời dân nơi đây gọi là “Rắn thần”. Họ truyền nhau về những biểu hiện kỳ lạ của con rắn ấy, họ lập am, trong am có bàn thờ, ngƣời dân khắp nơi tò mò đổ về xem “thần rắn”, họ gọi nó là “ngài” và thi nhau khấn vái để xin lộc từ ngài, họ chống đối mạnh mẽ việc chính quyền địa phƣơng gọi đó là hiện tƣợng mê tín, lợi dụng niềm tin tín ngƣỡng… Thự c ra, từ trong tiềm thức dân gian, hình tƣợng rắn thần cũng giữ một vai trò rất đặc biệt, xem đó là loài vật có tính linh thiêng. Nhất là hình tƣợng rắn thần gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu. Trong truyện có sự xuất hiện của ông Hắc xà mà ngƣời dân gọi là “ngựa ngài” và cho rằng Hắc xà do bà Tổ cô nuôi để giữ đền. Nếu chạm đến rắn thần là chạm đến thần linh tất sẽ bị trừng trị. Và đúng nhƣ lời cảnh báo, nhân vật Julien mắt mèo vì báng bổ rắn thần là tà thần, lập tức bị ngài đuổi bán sống bán chết…
Một ví dụ khác, câu chuyện về “khu vƣờn kỳ lạ” ở Long An từng gây xôn xao dƣ luận cách đây năm, sáu năm với việc chữa bệnh chỉ bằng nƣớc lã và vài động tác hò hét của “thầy thuốc” mà mọi ngƣời quen gọi là “Cô”… Dù nhà quản lý khẳng định đó chỉ là thông tin đồn nhảm, là mê tín dị đoan, nhƣng rồi ngƣời dân bằng niềm tin bất diệt vào thần linh, họ vẫn kéo đến mỗi ngày ngót nghìn ngƣời trong suốt hơn một năm trời… Một vài ví dụ nêu trên cho thấy một thực tế, vào đầu thế kỷ XXI này, việc thờ cúng các vị thần cũ và mới trỗi dậy ở khắp nơi, phổ biến ở nhiều tầng lớp ngƣời trong xã hội và đang là một hiện tƣợng xã hội đáng quan tâm [17].