Thế giới nhân vật trong Mẫu Thượng ngàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ hướng tiếp cận văn hóa học (Qua Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 75 - 81)

5. Cấu trúc của Luận văn

3.3 Một số đặc điểm về phƣơng diện biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu

3.3.1 Thế giới nhân vật trong Mẫu Thượng ngàn

Văn hóa là của con ngƣời, cho con ngƣời và vì con ngƣời. Không có văn hóa nằm ngoài con ngƣời. Những cách hiểu nhƣ vậy hoàn toàn không bao giờ là kiểu hô khẩu hiệu. Ngay ở việc, tác phẩm văn chƣơng lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm của sự phản ánh cũng chính là tập trung khắc họa tính chất văn hóa của con ngƣời. Văn hóa của con ngƣời phụ thuộc vào sự phát triển của con ngƣời, văn hóa thể hiện năng lực sáng tạo vô bờ bến của con ngƣời trong quá trình vƣơn lên làm chủ cuộc sống và vƣơn lên để hoàn thiện nó, tạo ra sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con ngƣời, tạo ra vẻ đẹp của con ngƣời qua mỗi thời đại. Mỗi thời đại lịch sử đều có hình mẫu con ngƣời lý tƣởng của mình, đó là kết tinh cao nhất về mặt văn hóa của thời đại. Bằng bút pháp linh hoạt, sự di chuyển liên tục của điểm nhìn, nhà văn tạo ra nhiều tuyến nhân vật dƣới sự phản quang qua lăng kính của tín ngƣỡng, của tôn giáo và đƣợc phục chế một cách sinh động trong không gian lịch sử, không gian văn hóa ở những hình thái sinh hoạt cộng động khác nhau trên cái nền chung là văn hóa truyền thống Việt.

Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ giá trị văn hóa sẽ góp phần làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm văn học vào tổng thể giá trị tinh thần của một dân tộc. Bản thân tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của một thời đại lịch sử cụ thể, phản ánh bộ mặt tinh thần của cả một thời đại nhất định. Nó thể hiện trƣớc hết là cách cảm thụ thế giới, từ đó xác lập nên hệ thống những chuẩn mực sống của một cộng đồng. Dẫn tới cách xây dựng nhân vật thông qua hình thức mô hình hóa, điển hình hóa mang đặc trƣng dân tộc với các motif tiêu biểu. Ví dụ nhƣ những motif “ba hạt dẻ”, “ngƣời đẹp ngủ trong rừng”, “dì ghẻ con chồng” có tính phổ quát trong văn học thế giới. Trong văn học thời chiến ở Việt Nam có mô hình ngƣời chiến sỹ bộ đội cụ Hồ, mảng văn học nông thôn có kiểu nhân vật “ngƣời nông dân tha hóa” dạng nhƣ Chí Phèo của Nam Cao…

Có thể khẳng định, tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn không có nhân vật trung tâm mà có nhiều nhân vật chính. Nhân vật trung tâm ở đây chính là cộng đồng làng Cổ Đình. Nhân vật này có một hành trang tinh thần chung cho tất cả những cá thể chứa trong nó, hay nói cách khác, các nhân vật dù có đời sống riêng nhƣng đều đƣợc quy tụ vào một mối quan tâm chung và chịu sự chi phối của những tín ngƣỡng dân gian của làng. Việc thờ thần cây, thần chó đá, việc thờ Mẫu, lòng ngƣỡng vọng đối với các nhân vật huyền thoại của ngƣời làng là những mẫu số chung cho các thành viên trong làng Cổ Đình.

Việc xây dựng nhân vật cộng đồng trong Mẫu Thượng ngàn, cho thấy ngƣời kể chuyện đã thức nhận về những trải nghiệm cộng đồng, hằng số văn hóa của ngƣời dân làng Cổ Đình mang theo là đặc trƣng tâm lí đám đông. Một cách nói khác, với việc khai thác một cách sống động hình tƣợng cộng đồng, ngƣời kể chuyện trong Mẫu Thượng ngàn đã hiện diện với tƣ cách là ngƣời khái quát những kinh nghiệm cộng đồng từ lối sống, lối sinh hoạt... Hai thái độ của ngƣời dân Cổ Đình với các nhân vật huyền thoại ông Đùng bà Đà

gắn với tín ngƣỡng phồn thực, một bên các cụ già đại diện cho sự chuẩn mực của truyền thống đã lên án và loại bỏ ra khỏi tập thể; thì bên kia lớp trẻ lại ủng hộ và lấy làm thú vị với những nét sinh hoạt tính giao mới mẻ ấy. Dù nhân vật huyền thoại chết đi theo quy ƣớc của cái gọi là “lệ làng” nhƣng sức ám ảnh của họ đã kịp len lỏi trong lối sống, lối ứng xử của lớp trẻ, tức là tiếp tục hiện tồn theo một dạng thức mới. Điều này phản ánh phần nào sự “hỗn hợp” của văn hoá Việt trong mối giao thoa, tích hợp của văn hoá bản địa với văn hoá di nhập từ bên ngoài.

Một trong những cách thức xây dựng nhân vật ở Mẫu Thượng ngàn là ngƣời kể chuyện nhiều khi đặt các nhân vật vào không gian huyễn hoặc, bao bọc trong một thế giới tâm linh kỳ bí. Đó là lúc một nhân vật thực dân phải hứng chịu sự trừng phạt của Mẫu khi dám lên tiếng báng bổ đạo Mẫu là mê tín quàng xiên, thờ rắn là tà giáo, không thể so sánh với các Phật giáo và Thiên Chúa giáo, ngay lập tức bị rắn - đƣợc ngƣời dân Cổ Đình cung kính gọi là “ngựa ngài” đuổi. Chi tiết này hƣ hƣ thực thực đƣợc thêu dệt bởi nhiều lời đồn đại kiểu “có ngƣời còn nói”, “có ngƣời còn kể lại những điều khó tin”, “chẳng biết những lời xầm xì ấy có đúng không”… [7, tr. 436].

Đối với việc xây dựng các nhân vật nữ, qua Mẫu Thượng ngàn tất cả những ngƣời đàn bà đều đẹp và mãnh liệt sức sống, tràn trề tình yêu thƣơng, bao dung nhân hậu. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, đạo Mẫu trong tiểu thuyết này vừa là tín ngƣỡng, vừa thể hiện tính phồn thực và sự trƣờng tồn của dân tộc Việt. Có lúc ngƣời kể chuyện soi điểm nhìn vào bên trong để lắng nghe cơ thể, lắng nghe chuyển động tâm thế của nhân vật, ví nhƣ: “Bà Mùi chợt nhìn thấy trong tâm tƣởng mình một điểm hồng... Điểm sáng trong tâm từ một chấm nhỏ, dần dần triển nở, rồi chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn bà, con ngƣời bà. Ngƣời ta bảo đó là cơ vi máy động. Bà Mùi lập tức bám lấy.

Cửa huyền vi đã mở. Bà tung khăn phủ diện. Lúc này, bà ở trạng thái hoàn toàn ngất ngây, hoàn toàn siêu thoát. Thánh đã nhập đồng” [7, tr. 706].

Với khoảng 40 nhân vật nữ trong tác phẩm, họ đều mang trong mình những vẻ đẹp phồn thực, vẻ đẹp của ngƣời đàn bà Việt. Thiên tính nữ thể hiện trong Mẫu Thượng ngàn là sự bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Sức mạnh chinh phục nam tính - ngƣời Pháp - văn hóa phƣơng Tây bị sự kháng cự mềm mại nữ tính đánh bại, theo thuyết lý dân gian kiểu “lạt mềm buộc chặt”, “nƣớc chảy đá mòn”. Thế nên, nhân vật kẻ thực dân Philippe đã bị chinh phục và đã chết trong một khát vọng khôn nguôi về hoan lạc, để chiếm đoạt ngƣời phụ nữ đẹp của làng Cổ Đình là cô Mùi. Mà theo tác giả là hiện thân của vẻ đẹp tràn trề nữ tính và sự huyền bí của văn hóa bản địa.

Họ còn là cô Ngơ, bà Ba Váy, Cô Mùi, Nhụ, Hoa... mỗi nhân vật đều đƣợc nhà văn biểu tả trong cái nhìn lãng mạn, vừa làm lộ các vẻ đẹp để ca ngợi, lại vừa nhƣ cất giấu vì sợ nó trôi tuột mất. Tất cả họ đều mang bản năng của ngƣời phụ nữ, tình yêu, sự hết mình, lòng tận tâm, đặc biệt là khả năng tái sinh, ban tặng sự sống cho những thân phận mỏi mòn đang dần tàn lụi. Cái bản năng mang tính Mẫu của văn hóa bản địa ở xứ Việt khiến những kẻ xâm lƣợc khó có thể lý giải nổi. Bên cạnh những hình tƣợng có tính chất siêu phàm nhƣ cô Chín, cô Bé, bà chúa Thác Bờ, bà Đà mà còn có sự hiện diện của chính những con ngƣời nhƣ bà Tổ Cô, cô Mùi, Nhụ... làm nổi bật lên biểu tƣợng thiên tính nữ, hƣớng tới tâm thức Mẫu.

Khi ca ngợi những vẻ đẹp của các nhân vật nữ, tác giả dùng những hình ảnh nhƣ “trăng” (lặp lại tới 62 lần theo Nguyễn Quang Huy). Trong ý nghĩa tái sinh, “trăng” liên hệ với ngƣời nữ là một sự soi chiếu cho nhau làm lộ ra vẻ đẹp; hình ảnh “rừng” với nghĩa - nơi thể hiện vẻ đẹp thâm u bí ẩn, nơi bảo tồn và sinh dƣỡng, sự vĩnh hằng, nhƣng cũng là cõi vô cùng, nơi miên viễn, từ đó con ngƣời đi ra... Đó là hình ảnh của “nƣớc” dƣới những dạng thức khác là

“mƣa” hoặc “sông. Nó không chỉ thể hiện tính mềm mại, uyển chuyển của các nhân vật nữ, của đạo Mẫu, của triết lý văn hóa Việt Nam mà còn thể hiện sự tham dự vào nguồn nuôi dƣỡng những thế hệ con ngƣời ở Cổ Đình. Đặc biệt là hình ảnh “sữa”, chính dòng “sữa” của bà Ba Váy đã làm cho Lý Cỏn từ cõi chết trở về “Bú sữa mới đƣợc hai ngày chồng tôi đã khá hẳn lên. Đến ngày thứ ba, ông mở đƣợc mắt ra. Tôi reo lên: Thế là ông tỉnh lại rồi” [7, tr. 578]. Cũng vì lẽ tái sinh sự sống ấy mà khi Điều mắc dịch tả “thập tử nhất sinh” thì Nhụ “muốn dùng cả đôi vú xinh ấm áp của cô, thứ báu vật mà anh rất thích, để giữ lại mạng sống cho Điều. Khi bàn tay anh chạm vào đôi vú căng mẩy ấm áp đó, thì Nhụ thấy đôi mắt anh nhƣ sáng rực lên” [7, tr. 604]. Cũng thế, ngƣời sinh ra ông trƣởng Cam không phải là sự vô hình của thuyết tái sinh - nghiệp báo, cũng không phải là kiếp - nghiệp, mà hữu hình hơn, thiêng liêng hơn trong đôi bầu vú của bà Ngát. Ông ta “mừng đến phát khóc, ôm lấy vợ và nói: bà đã sinh lại ra tôi lần thứ hai” [7, tr. 307]. Trong trƣờng hợp này, sẽ là không quá nếu nói rằng, sự sống mỗi con ngƣời bắt đầu từ bầu vú của mẹ, và dòng sữa là hiện hữu cho sự tái sinh những kiếp sống. Nếu mẹ làm tái sinh con ngƣời thì biểu hiện huyền diệu nhất là ở sữa [33].

Ở tác phẩm này còn thấy những thế lực khác nhau cũng đƣợc “cắt cử” vào không gian làng Cổ Đình bé nhỏ kia và có thể can thiệp vào các thói quen sinh hoạt đời thƣờng, cũng nhƣ tâm linh nơi này. Trƣớc hết, là thế lực quan viên làng với quyền bính tự quản trong tầm tay gồm lý Cỏn, hƣơng Ất, tiên chỉ Nhậm, quản Boong, tƣơng quan đối trọng với các nhân vật này là cụ đồ Tiết tuy thất thế song vẫn là tiếng nói trí thức Nho giáo sót lại và vẫn không ngừng phả vào những ngƣời xung quanh một nếp sống tao nhã. Trong khi ngƣời em trai cụ đồ là ông hộ Hiếu giữ chùa đổ lại có tƣớng mạo khác thƣờng và cách trị bệnh theo lối phù thủy bùa phép. Quan hệ huynh - đệ của đồ Tiết và hộ Hiếu bị đứt gãy vì mấu chốt là ở niềm tin của họ khác nhau, một bên

học chữ Thánh hiền, bên kia dựa vào thế lực thần bí siêu nhiên. Tuy vậy, trong cái thế “vênh” đó, trong những mối quan hệ chồng chất lên nhau nhƣ vậy, làng xã vẫn đƣợc duy trì trong trạng thái cố kết. Đó là bởi những kẻ nắm quyền bính vừa muốn loại trừ hộ Hiếu vì dám “không coi ai ra gì”, nhƣng vừa phải dựa vào ông để yên lòng dân chúng nhờ biệt tài tiệt trừ ma quỷ, khả năng lên đồng của hộ Hiếu không ai bằng ở đất ấy. Cũng có thể nói, thất bại của thế lực quan viên trƣớc khả năng “hành nghề” của hộ Hiếu là sự nhƣợng bộ của quyền lực chính trị nhằm để mở rộng không gian tâm linh bảo trợ cho đời sống. Hộ Hiếu, do đó là kiểu dạng “nhân thần” đƣợc ngƣời làng tấn phong, kết quả của một nếp sống mong muốn có một thế lực phù trợ bù đắp những thiệt thòi an sinh. Bởi vậy, cái chết của hộ Hiếu khiến dân làng tin rằng “Ở thời mạt pháp, cụ phải đóng vai phù thủy để cứu giúp mọi ngƣời, để giữ gìn Phật pháp, để lòng từ bi chẳng bao giờ cạn ở cõi nhân gian” [7, tr. 758-759].

Một trong những xung đột làm nền cho sự vận động của tác phẩm là những xung đột do quá trình thực dân hóa tạo nên, giữa ngƣời Việt Nam và những kẻ xâm lƣợc đến từ Pháp [46]. Ngƣời viết Mẫu Thượng ngàn đã có ý thức trong việc phức tạp hóa những xung đột, tạo nên sự phân hóa trong từng tuyến nhân vật. Ở tiểu thuyết này, những kẻ xâm lƣợc đƣợc “tiểu thuyết hóa” theo một tinh thần riêng: Có đến ba thế hệ những kẻ chinh phục, từ ngƣời anh Philippe Messmer - kẻ chinh phục thuộc địa, sùng bái Henri Rivierre; qua ngƣời em nghệ sĩ Pierre Messmer - luôn bị ngƣời anh chế giễu là mềm yếu; cuối cùng là ngƣời em út Julien Messmer - kẻ cai trị tàn bạo. Mỗi nhân vật trong số ba ngƣời này lại đại diện của một lập trƣờng đối với ngƣời An Nam từ thái độ cai trị “ôn hòa” của Philippe; kính trọng nền văn hóa bản địa của Pierre; đến thái độ thù địch tàn bạo của Julien.

Ngay trong tuyến nhân vật những cha cố Công giáo, những kẻ tiếp tay cho cuộc chinh phục thuộc địa của Hải quân Pháp, giữa cha Puginier - một

lãnh tụ Công giáo luôn chiến đấu hết mình cho sự thắng thế của Thiên chúa giáo trên mảnh đất An Nam và cha Colembert - ngƣời thầy tu sống, chết ở cái làng Bắc Việt kia cũng đều có sự phân hóa nội tại nhất định về lập trƣờng. Ngoài ra, Mẫu Thượng ngàn còn trình hiện một hình ảnh khác về những kẻ hợp tác với ngƣời Pháp trong cuộc cai trị thuộc địa. Đó không chỉ là kẻ vô liêm sỉ nhƣ Quản Boong, mà còn là những ngƣời nhƣ Trƣởng Cam, một giáo dân đã giúp Philippe đi tìm thi thể Henri Rivierre bị quân Cờ đen hành quyết, cũng là chỗ dựa của Philippe khi xây dựng đồn điền Messmer. Thế rồi, chính Trƣởng Cam lại là ngƣời chịu ơn vợ chồng ông Cử Khiêm, một nhà Nho đã tuẫn tiết vì chống Pháp, để cuối cùng chính Trƣởng Cam lại là ngƣời đã cƣu mang bà Ngát - vợ Cử Khiêm sau khi ông này tuẫn tiết.

Từ một phía khác, ngay trong những ngƣời yêu nƣớc chống thực dân Pháp cũng có sự đa dạng hóa từ thế hệ những ngƣời sỹ phu nhƣ cụ Đồ Tiết, Trịnh Huyền đến thế hệ Vũ Xuân Huy. Bên cạnh đó, cũng có sự hiện diện của một loạt những nhân vật khó có thể xác định đƣợc rõ nét lập trƣờng chính trị nhƣ học giả Roger Fromentin, ngƣời Hoa Kiều nghiện thuốc phiện tên Lềnh, đám hào lí các loại trong làng Cổ Đình nhƣ Hƣơng Ất, Lý Cỏn, những ngƣời phụ nữ có số phận kỳ lạ nhƣ bà Tổ cô, bà Ba Váy, những ngƣời nhƣ ông Phủ Lễ, ông hộ Hiếu hay họa sĩ Đinh Công Tuấn…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ hướng tiếp cận văn hóa học (Qua Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa) (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)