5. Cấu trúc của Luận văn
3.1 Phƣơng thức biểu hiện của hai tiểu thuyế t vài đặc điểm nổi bật
3.1.2 Đối thoại trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, đối thoại đƣợc hiểu là sự giao tiếp bằng lời nói giữa những ngƣời tham gia giao tiếp. Độc thoại cũng đƣợc xem là đối thoại, một dạng đối thoại đặc biệt ở đó nhân vật giao tiếp với chính mình. Nhƣng đối với một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng xảy ra cùng lúc hai quá trình đối thoại: trong văn bản và ngoài văn bản. Đối thoại trong văn bản diễn ra giữa các nhân vật, bao hàm cả sự đối thoại của ý thức tác giả với ngƣời kể chuyện. Trong khi đối thoại ngoài văn bản là những đối thoại về tƣ tƣởng, về văn hóa, loại đối thoại này luôn có sự liên thông trong không gian và thời gian. Hay cũng có thể gọi kiểu đối thoại này là “tính đối thoại” của một tác phẩm.
Khi đề cập đến ngôn ngữ nhân vật cũng có nghĩa là nhắc tới hai hình thức chính đối thoại và độc thoại. Đối thoại chính là cuộc giao tiếp giữa hai hay nhiều hơn hai ngƣời, trong đó mỗi ngƣời đảm nhiệm một chức năng có tính luân phiên nhau phát và nhận thông tin. Ngôn ngữ độc thoại hay “độc thoại nội tâm” theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) là “phát ngôn của nhân vật nói với chính mình”. Đã là độc thoại thì thiên về bộc bạch
cảm xúc, thƣờng thông qua sử dụng hiệu ứng giấc mơ và dòng ý thức, nó đem lại thành công trong việc khai thác nội tâm nhân vật. Mỗi nhà văn bằng cách tổ chức đối thoại cho nhân vật của mình sao cho đặc sắc nhất là phƣơng diện quan trọng làm nên thành công thực sự với mỗi tác phẩm. Đồng thời cũng thể hiện phần nào phong cách, cá tính và tầm nhìn văn hoá của nhà văn. Hiểu đƣợc giá trị đối thoại, phần nào tạo động lực cho chúng ta đi vào xem xét cách thức cấu tạo đối thoại trong tác phẩm. Thông thƣờng mỗi tác phẩm xuất hiện một cuộc trò chuyện, tác giả sẽ bố cục nó bằng hai lời: lời dẫn của ngƣời kể chuyện và lời thoại của nhân vật. Hai loại lời này thƣờng đƣợc tách bạch, phân biệt với nhau. Lời dẫn truyện là để thể hiện cử chỉ, hành động của nhân vật khi tham gia thoại; còn lời thoại nhân vật biểu thị lời nói của nhân vật và có dấu hiệu phân biệt là dấu gạch đầu dòng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép. Rất hiếm khi có sự liền mạch giữa hai lời này, chỉ khi nào một cuộc thoại ngắn có thể bỏ đƣợc kết cấu đối thoại đó đi thì tác giả mới không tổ chức theo kiểu nhƣ vậy.
Trong nhiều yếu tố cấu thành nên phƣơng thức biểu hiện của một tác phẩm tự sự, cụ thể là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề đối thoại và độc thoại khi nói đến đặc điểm nổi bật của tác phẩm. Lý giải điều này, nhƣ quan sát của nhiều nhà nghiên cứu, cũng nhƣ cảm nhận của số đông độc giả, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh không có nhiều sự bứt phá về mặt nghệ thuật tổ chức tác phẩm, một cốt truyện triển khai theo lối tuyến tính, ngôn ngữ chân phƣơng, các tình tiết, sự kiện thiên về diễn giải, không - thời gian khá cụ thể… Và dĩ nhiên nhƣ một yếu tố nổi trội, các lớp độc thoại, đối thoại đƣợc xen kẽ bằng việc tạo ra hai ngôi kể một cách linh hoạt, khắc phục sự đơn điệu vốn là một hạn chế của mạch truyện tuyến tính.
Thông qua những độc thoại và đối thoại cụ thể, tác giả tạo ra đƣợc những trang, những dòng đặc tả về xúc cảm của nhân vật chú tiểu An ở những
thời điểm khác nhau. Có khi từ giấc ngủ một mình trong ngôi chùa lạ với nỗi sợ hãi của một đứa trẻ côi cút nhớ lại cái chết của cha mẹ “Tôi nằm đấy nghe tiếng chim đêm, nghe giun dế nỉ non và tắm ánh trăng giàn giụa chảy từ mái chùa xuống. Ánh trăng cứ chảy, chảy mãi đến mức đầy ắp cái tâm hồn nức nở của tôi”. Khi thì “lang thang ngoài đồi muốn khóc mà không thể vì nỗi đau đã cô đặc không chảy thành nƣớc mắt”. Có lúc lại linh cảm trong đêm Rêu tự tử ở giếng chùa và sau chiến tranh trở lại nơi đây… Ngƣời đọc bắt gặp không ít những trang văn thấm đẫm tâm trạng với bút pháp trữ tình về thiên nhiên, về con ngƣời trong Đội gạo lên chùa. Sự kết hợp linh hoạt hai ngôi kể trong tiểu thuyết này chính là một nét mới mẻ cho mạch chuyện đa phần tuyến tính quen thuộc. Tất nhiên, dù quen thuộc nhƣng không đơn điệu, bởi bù lại là lối kể nền nã, có duyên ngầm, ngƣời viết truyện có lúc gia giảm một vài tri thức khảo cứu, lúc lại bộc lộ những ý tứ hóm hỉnh, đƣa đến những sắc thái khi thì nhƣ ở chốn thâm cung bí sử, khi lại nhƣ đang hài hƣớc, giễu nhại…
Đối thoại trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là những luận giải về văn hóa thông qua đối đáp, tranh luận của các nhân vật. Nói khác đi, bằng việc sử dụng những hình thức trần thuật đối thoại cũng là để thể hiện những quan điểm mang tính chất đối thoại. Nếu việc lựa chọn lối kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri là sự lựa chọn khéo léo để tái hiện và nhận thức lịch sử, văn hóa. Trong Đội gạo lên chùa, đó là cách mƣợn những cuộc đối thoại giữa chuẩn úy Gustave và Đội Hải trong những buổi tối rỗi rãi thiết lập bởi ngôi kể thứ ba, để tác giả cắt nghĩa một cách sâu sắc, lý giải tính cách con ngƣời về triết lý thế thời. Thì những câu chuyện đƣợc kể từ ngôi kể thứ nhất với những quan điểm đối thoại riêng của chú tiểu An lại đƣa ra một cái nhìn khác.
Sự thay đổi liên tục của ngôi kể thể hiện qua lời thoại nhân vật, đối thoại qua sự di động của điểm nhìn luân phiên đã tạo nên những cuộc tranh luận không dứt về văn hóa, về số phận con ngƣời, cách làm này loại bỏ đƣợc
đáng kể sự sơ lƣợc, hay cái nhìn một chiều. Đó là những cuộc đối thoại giữa đạo và đời, giữa tâm thiện, lòng nhân và những bạo tàn vây quanh, đƣợc thực hiện thông qua các cuộc trò chuyện giữa sƣ Vô Úy với chú tiểu An, giữa Vô Úy với những tên cai trị ngƣời Pháp, giữa An với sự huynh Khoan Độ, sƣ thúc Vô Trần… Ngoài ra, với đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật trong đối thoại, tác phẩm đã tạo ra đƣợc tính đa thanh, cũng nhƣ những xung đột có tính thời đại, thái độ tƣ tƣởng của tác giả qua đó đƣợc bộc lộ một cách kín đáo.
Tuy nhiên cũng phải nói, trên cái nền chung là phong cách truyện kể hiện thực theo trật tự thời gian. Hòa vào dòng trần thuật của lời kể - cùng một phong cách văn ngôn nhƣ nhau ở đây đƣợc triển khai chung cho tất cả các trình thuật kể/tả/đối thoại/độc thoại/ hồi cố/dự báo, chung cho tất cả các vai, giống nhau dù ở những đoạn huyễn hoặc giai thoại hay cả những đoạn mang tính hiện thực. Nhƣ một sự chủ ý của ngƣời viết, toàn bộ Đội gạo lên chùa là một lối viết tu từ trau chuốt đúng mực, đôi khi bay bƣớm, thƣờng hùng hồn, rất thƣờng có xu hƣớng nhằm gây cảm động. Lý do đƣa đến tính đăng đối một phần thuộc về truyền thống đăng đối của loại “văn dĩ tải đạo”, một lối viết do diễn ngôn của “đạo” chi phối. Yếu tố nhịp nhàng đều đặn toát ra từ tổng thể cũng nhƣ từ mỗi tình tiết của truyện bởi lối hành văn trau chuốt của đạo. Nói cách khác, nó ngấm ngầm mặc định tính chất tiên nghiệm của một diễn ngôn đƣợc kiến tạo nên lối viết xuất phát từ tính chất tiên nghiệm của “đạo”. Bởi thế mà các nhân vật luôn nói năng nhƣ giảng thuyết và ít gặp, nếu không nói là không có giọng điệu cá tính, tức không có cái đƣợc gọi nhƣ ngôn ngữ nhân vật, thay vào đó chỉ có sự ƣớc lệ của lời kể dƣới dạng hội thoại và độc thoại. Cách giải thích này chúng tôi thấy có phần hợp lý dù có thể là võ đoán.
Ở một khía cạnh khác, đối thoại cũng là để tìm ra chân lý. Việc đệ tử luôn thƣờng trực những hoài nghi về chân lý cũng là điều bình thƣờng nhƣ Phật Thích Ca khi dạy đệ tử cũng luôn dành cho họ cái quyền đƣợc hoài nghi
chân lý: “Ta đã trao cho các con một nắm chân lý nhƣ nắm lá khô trong tay ta vậy. Nhƣng ngoài nắm chân lý này còn muôn vàn những chân lý khác mà ta không đếm xuể” [6, tr. 329]. Và rồi khi họ đã trải lời răn của Phật thì những khúc mắc, hoài nghi sẽ dần đƣợc tháo gỡ “Con ngƣời là một sinh vật tâm lý, rất dễ bị kích động. Kiềm chế sự sân hận là điều rất khó… Đánh thắng một vạn quân cũng không khó bằng tự chiến thắng đƣợc chính mình” [6, tr. 848].
Nhƣ vậy, nếu mạch truyện chủ yếu đƣợc triển khai theo lối tuyến tính khá quen thuộc, thì sự kết hợp hai ngôi kể linh hoạt, lúc ở ngôi thứ ba, khi là lời nhân vật kể xƣng tôi trong tiểu thuyết này có thể xem nhƣ là nét mới mẻ về phƣơng diện nghệ thuật. Không hẳn là biện hộ nếu nói nhà văn có cái cớ của mình khi chọn lối viết truyền thống ấy, ngoài cách giải thích của chúng tôi nhƣ trên thì theo một số nhà nghiên cứu, đó là sự trở lại “khéo léo” của tác giả khi mọi lối viết cách tân đã trở nên bão hòa.
3.2 Tổ chức cốt truyện trong Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa3.2.1 Phương thức tổ chức cốt truyện ở Đội gạo lên chùa