Giải quyết tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với nâng cao vai trò, v ị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 90 - 106)

2.3.3.1. Thay đổi nhn thc trong Đảng, trong h thng chính tr

toàn xã hi v chc năng, vai trò ca MTTQ Vit Nam

Sự lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam và MTTQ Việt Nam có từ trước khi Đảng cầm quyền. Đó là một mối quan hệ rất hữu cơ, biện chứng trong hệ thống chính trị nước ta và trong toàn xã hội. Với sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân trong một Mặt trận DTTN rộng rãi, dựa trên nền móng vững chắc của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Mặt khác, Đảng lại là thành viên của Mặt trận, có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như mọi thành viên khác trong tổ chức Mặt trận. Với nguyên lý: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng cần hết sức thu phục quần chúng, lôi cuốn quần chúng tham gia các công việc của Đảng, của Nhà nước, của xã hội theo định hướng Đảng đã vạch ra. Công tác lôi cuốn, vận động ấy thuộc chức năng của Mặt trận. Vì vậy, trong sự nghiệp đổi mới của mình, Đảng phải hết sức quan tâm đến công tác quần chúng và tăng cường hơn công tác mặt trận, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận.

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND, giải pháp đầu tiên là phải to s thng nht nhn thc trong hệ thống chính trị, trước hết là trong Đảng và trong các tổ chức quần chúng về chức năng, vai trò của MTTQ Việt Nam.

Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam đã được khẳng định rõ tại Điều 9, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội....; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; có nhiệm vụ phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Như vậy, ở văn bản pháp luật cơ bản nhất, đạo luật gốc của nước ta, vị trí, vai trò của MTTQ đã được thừa nhận.

Song, thực tế hiện nay vẫn còn có nhiều người hiểu không đúng, không đầy đủ về Mặt trận và công tác mặt trận, trong đó phải kể đến một số lượng không nhỏ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước các cấp, từ cơ quan Đảng đến cơ quan nhà nước, thậm chí có cả những người làm công tác mặt trận. Điều đó dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, coi thường tổ chức và cán bộ Mặt trận; bố trí cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ không đúng, thậm chí phân biệt đối xử với Mặt trận một cách thiên lệch…Việc tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Mặt trận và công tác mặt trận không được đầy đủ, thấu đáo... Đồng thời, các văn bản hướng dẫn bảo đảm điều kiện cho Mặt trận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vẫn chậm được thể chế hóa, hoặc còn chung chung, chưa có chế tài quy định cụ thể giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn của mỗi bên.

Như vậy, để việc nhận thức về Mặt trận được đúng đắn và thống nhất trong hệ thống chính trị và trong xã hội, xóa bỏ mọi sự ngăn cách xã hội giữa Mặt trận với các cơ quan Đảng, Nhà nước, thiết nghĩ cần quan tâm thực hiện ba vấn đề sau:

Th nht, Đảng cần lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị chủ trương, định hướng của Đảng về công tác Mặt trận và về đại đoàn kết toàn dân tộc, ban hành các văn bản pháp luật quy định các hình thức xử lý cụ thể mang tính pháp lý đối với việc triển khai, phối hợp công tác Mặt trận trong hệ thống chính trị. là cơ chế bảo đảm cho Mặt trận thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của mình. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác Mặt trận; tăng cường được mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, Nhà nước và Mặt trận trong HTCT.

Th hai, Đảng cần có sự tuyên truyền đúng mức trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội về vai trò của MTTQ trong tình hình mới thông qua việc định hướng lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, thông qua các hình thức, phương tiện thông tin đại chúng và bằng ngay sự gương mẫu của tổ chức, cá nhân mình trong cách nhìn, trong định hướng và trong quá trình thực hiện sự lãnh đạo cũng như thực hiện nghĩa vụ thành viên với Mặt trận. Đảng cần có quan điểm đổi mới, tránh tư tưởng hẹp hòi thậm chí coi thường trong xem xét, nhìn nhận và đối xử với Mặt trận nói chung, cán bộ Mặt trận nói riêng. Cần xác định rõ hơn vị trí của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới: Mặt trận là diễn đàn đối thoại dân chủ, là nơi thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ rộng rãi, linh hoạt nhất, đảm nhiệm vai trò phản biện xã hội quan trọng để Đảng và Nhà nước nghe được nhiều ý kiến đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Trong thể chế chính trị nước ta, kết hp thc hin chế độ tp trung

dân ch và hip thương dân chủ sẽ làm phong phú thêm nền dân chủ ở nước

Th ba, bản thân Mặt trận phải tự tuyên truyền về mình thông qua các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Không ngừng tự đổi mới về phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳđể có những nội dung hoạt động cho phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, làm tốt nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết toàn dân vào công cuộc xây dựng đất nước. Các hoạt động của Mặt trận phải thiết thực và sát với cơ sở, hướng về cơ sở, tạo được sự tín nhiệm và tin yêu của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, sự đa dạng về mặt cơ cấu xã hội, về mặt nhu cầu tổ chức của nhân dân kéo theo nó là sự đa dạng về các tổ chức quần chúng trong xã hội đòi hỏi Mặt trận phải đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá các hình thức, phương pháp tập hợp các lực lượng nhân dân, tsọ sự đồng thuận xã hội. Mặt trận là tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện chức năng vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; nhưng đồng thời đại diện nhân dân, thực hiện chức năng giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Việc vận động nhân dân đã được Mặt trận thực hiện khá tốt, song để có được vị thế thực sự trong lòng dân, Mặt trận cần làm tốt hơn chức năng chính trị. Đó là việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng chính sách pháp luật vì sự ấm no, hạnh phúc, phát triển của toàn dân; đấu tranh chống sự suy thoái của một số cá nhân trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước cũng như trong toàn xã hội; kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước một cách hiệu quả.

2.3.3.2. Th chế hóa ni dung và phương thc lãnh đạo ca Đảng đối

vi Mt trn; pháp lut hóa chc năng PBXH ca Mt trn đối vi t chc,

Trong mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận, như ở chương một đã phân tích, Đảng là người lãnh đạo Mặt trận nhưng lại là thành viên của Mặt trận. Đây là một vấn đề rất phức tạp, một bài toán khó cho việc giải quyết đúng đắn vị trí của Đảng và Mặt trận trong quá trình hoạt động chính trị.

Đã có rất nhiều lý luận về mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo Mặt trận đã cho rằng: “Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng không phải đứng trên Mặt trận, đứng ngoài Mặt trận để lãnh đạo mà phải nằm trong Mặt trận, phải là một thành viên hoạt động nhất lôi cuốn các thành viên khác trong Mặt trận xây dựng Mặt trận”. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xử lý mối quan hệ này rất khó. Hầu hết chỉ thấy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Mặt trận; còn vai trò thành viên và thực hiện trách nhiệm của thành viên Mặt trận dường như rất mờ nhạt và hình thức. Ngay cả trong công tác cán bộ, giới thiệu nhân sự cho đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp cũng do Đảng chủđộng chỉđạo công tác hiệp thương. Như vậy, dân chủ hay vai trò của Mặt trận ở đây chỉ là mang tính hình thức. Hoặc giả trong hoạt động của mình, Đảng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, như vậy, Đảng đoàn trong Mặt trận cũng thực hiện theo nguyên tắc này; trong khi Mặt trận lại có nguyên tắc hiệp thương dân chủ, các chức danh lãnh đạo đứng đầu Mặt trận là đảng viên, đương nhiên phải phục tùng nguyên tắc tập trung dân chủ. Vậy hoạt động hiệp thương có còn thuần khiết không? hay đã chịu ảnh hưởng của nguyên tắc tập trung dân chủ? Chính vì vậy, cần nghiên cứu để xây dựng được các quy định pháp luật về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và tìm ra cơ chế để kết hợp giữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng đoàn và sinh hoạt đảng của đảng viên ở MTTQ với nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong hoạt động của Mặt trận.

Hoạt động PBXH của MTTQ đã được thực hiện và mang lại một số kết quả tích cực, song vẫn mang tính manh mún và ở tầm thấp, chưa xứng với yêu cầu phản biện mà Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nguyên nhân của hạn chếđó thì có nhiều, song vấn đề hệ thống văn bản pháp luật hiện hành chưa đủ đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam thực hiện hiệu quả là một trong những nguyên nhân cơ bản. Vì vậy, cần sớm có cơ chế pháp lý cụ thể về nội dung phản biện, phương pháp phản biện, quy trình phản biện. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mọi tổ chức và cá nhân đều phải hoạt động tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đương nhiên Mặt trận cũng phải tuân thủ pháp luật. Vì vậy, đòi hỏi một cơ chế pháp lý đầy đủ là điều kiện tiền đề cho việc phản biện xã hội của Mặt trận có hiệu quả, có quy mô và đúng theo luật pháp cũng như định hướng XHCN do Đảng đề ra là một yêu cầu cấp thiết. Đảng cần lãnh đạo Nhà nước sớm ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận với những hướng dẫn để thực hiện hoạt động ấy; đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động giám sát của Mặt trận với công tác kiểm tra của Đảng và giám sát của Nhà nước; xây dựng các chế tài xử lý những vi phạm theo chức trách của các bên tham gia trong hoạt động giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các ý kiến phản biện của nhân dân.

3.3.3.3. Phát huy tính độc lp, chủđộng, sáng to ca MTTQ Vit Nam

trong vai trò đại din cho li ích chính đáng ca các tng lp nhân dân trong

thi k mi

Trong điều kiện nước ta có một Đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động của Mặt trận và các ĐTND với tư cách là các tổ chức của dân, đại diện cho tiếng nói của nhân dân tham gia quản lý đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đấu tranh chống các biểu hiện của bệnh quan

liêu, xa rời nhân dân là điều kiện cần và đủ để xây dựng nền dân chủ. Mặt trận và các ĐTND có trách nhiệm giáo dục ý thức dân chủ và phát huy vai trò làm chủ cho các tầng lớp nhân dân. Với nhiệm vụ mới trong giai đoạn mới này, độc lập, chủđộng, sáng tạo là những tiêu chí mà MTTQ Việt Nam hướng tới trong quá trình đổi mới phương thức hoạt động của mình. Để MTTQ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong vai trò đại diện cho lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, Đảng cần tôn trọng tính độc lập trong tổ chức Mặt trận, tạo điều kiện về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng ấy của Mặt trận. Cụ thể:

- Đảng phi bo đảm s lãnh đạo dân chủ đối vi Mt trn. Sự lãnh

đạo dân chủđối với Mặt trận đòi hỏi trước hết ở sự tôn trọng điều lệ của Mặt trận; đòi hỏi đổi mới cách lãnh đạo của các Đảng đoàn MTTQ; đòi hỏi Đảng lắng nghe những thông tin hai chiều từ phía Mặt trận.

Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng lại là thành viên của Mặt trận, thậm chí là một thành viên tích cực nhất, hoạt động nhất. Vai trò lãnh đạo Mặt trận của Đảng thì đã rõ. Nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình… Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Do đó, Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng không phải đứng trên Mặt trận. Với vai trò là một thành viên lãnh đạo, Đảng phải tạo được sức hút của mình đối với những thành viên khác trong Mặt trận, tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách do Đảng đề ra. Đảng tôn trọng và lắng nghe tiếng nói xây dựng cũng như phản biện trong Mặt trận đối với các chủ trương, chính sách để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện. Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng sự vận động, thuyết phục chứ không phải bằng mệnh lệnh áp đặt.

- Đảng bo đảm cho Mt trn thc hin chc năng giám sát và PBXH. Giám sát là nhiệm vụ của Mặt trận, được xác định trong Hiến pháp. Thời gian qua, Mặt trận đã tích cực thực hiện nhiệm vụ này và thu được một số kết quả, đặc biệt đáng ghi nhận ở giám sát cơ sở với việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, giám sát đầu tư cộng đồng. Tuy nhiên, đối với những dự án có nguồn kinh phí đầu tư của nước ngoài hoặc của Nhà nước thì việc cung cấp thông tin cho Mặt trận và các tầng lớp nhân dân còn rất hạn chế, chưa kịp thời, dẫn đến hiệu quả giám sát là rất khiêm tốn. PBXH tuy không còn là vấn đề mới mẻ, song chậm được thể chế hoá thành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện. Đảng, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật và chế độ chính sách, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tạo mọi điều kiện cần thiết, nhất là về thông tin để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có thể chủđộng trong việc phát biểu ý kiến của mình.

- Mt trn cn chủđộng phát huy dân ch trong vic gii quyết các vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 90 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)