Nội dung đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 55)

Nam

Sự lãnh đạo của Đảng và Mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với MTTQ có từ trước khi Đảng cầm quyền. Đó là một mối quan hệ rất hữu cơ, biện chứng trong HTCT nước ta và trong toàn xã hội. Với sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân trong một MTDTTN rộng rãi, dựa trên nền móng vững chắc của khối liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Mặt khác, Đảng lại là thành viên của Mặt trận, có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như mọi thành viên khác trong tổ chức Mặt trận. Với nguyên lý: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng cần hết sức thu phục quần chúng, lôi cuốn quần chúng tham gia các công việc của Nhà nước, của xã hội theo định hướng Đảng đã vạch ra. Công tác lôi cuốn, vận động ấy thuộc chức năng của Mặt trận. Vì vậy, trong sự nghiệp đổi mới của mình, Đảng phải hết sức quan tâm đến công tác quần chúng và tăng cường hơn công tác mặt trận, đổi mới phương thức lãnh đạo với Mặt trận.

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các ĐTND, giải pháp đầu tiên là phải to s thng nht nhn thc trong HTCT, trước hết là trong Đảng và trong các ĐTND về chức năng, vai trò của MTTQ Việt Nam.

Vị trí, vai trò của MTTQ đã được khẳng định tại Điều 9, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như sau: “MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân,

cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước.

Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”. Như vậy, ở văn bản pháp luật cao nhất của nước ta, vị trí, vai trò của MTTQ đã được thừa nhận.

Song, thực tế hiện nay vẫn còn có nhiều người hiểu không đúng, không đầy đủ về Mặt trận và công tác mặt trận. Điều đó dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, coi thường tổ chức và cán bộ Mặt trận; bố trí cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ không đúng, thậm chí phân biết đối xử với Mặt trận …Việc tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Mặt trận và công tác mặt trận không được đầy đủ, thấu đáo… Đồng thời, các văn bản hướng dẫn bảo đảm điều kiện cho Mặt trận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vẫn chậm được thể chế hóa, hoặc còn chung chung, chưa có chế tài quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những vấn đề vướng mắc trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn của mỗi bên.

Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ về mặt nội dung cần tập trung đi sâu vào các vấn đề trọng tâm sau:

Th nht, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp về vai trò, vị trí của MTTQ trong HTCT và trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Th hai, đổi mới về tư duy, nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối

với Mặt trận trong giai đoạn mới. Xác định rõ mối quan hệ của ĐCS Việt Nam với MTTQ: Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của

Mặt trận trên cơ sởđó đểĐảng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình ở cả hai khía cạnh.

Th ba, đổi mới về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận trong giai đoạn mới. Tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:

+ Đổi mới về việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị và các chủ trương, chính sách về sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận.

+ Đổi mới về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận trong giai đoạn mới.

+ Tăng cường công tác quản lý, bố trí, đào tạo, luân chuyển và sử dụng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp

+ Đổi mới các chủ trương, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ và hoạt động của Mặt trận các cấp

Th tư, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành với nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận trong giai đoạn mới.

Th năm, Đảng cần lãnh đạo nhà nước thể chế hoá các Nghị quyết, chủ trương, định hướng của Đảng về công tác Mặt trận và về đại đoàn kết toàn dân tộc, ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể mang tính pháp lý để bảo đảm cho Mặt trận thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, nhất là chức năng giám sát, PBXH.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận cần khắc phục hai khuynh hướng sau:

1. Xem nhẹ công tác Mặt trận và tổ chức Mặt trận, ít quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, khoán trắng cho những đảng viên được phân công làm công tác Mặt trận.

2. Bao biện, làm thay, hạn chế tính chủđộng và hoạt động sáng tạo của tổ chức Mặt trận, không phát huy được vai trò của Mặt trận trong đời sống CTXH.

Trong giai đoạn cách mạng mới với những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, trước sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch cùng với những vấn đề mặt trái của cơ chế thị trường đòi hỏi phải tăng cường củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, mở rộng và phát huy vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam là tất yếu lịch sử, đòi hỏi khách quan của thời đại và cũng là nhu cầu tự thân của Đảng và Mặt trận để tiếp tục hoàn thiện thể chế chính trị, lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

Tiểu kết Chương 1

Trong HTCT của nước Việt Nam hiện nay bao gồm ĐCS Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức CTXH. Trong đó, Đảng giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo HTCT đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CTXH. Việc tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, là tất yếu khách quan cả về mặt lý luận và thực tiễn cách mạng. Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam nhằm phát huy dân chủ XHCN, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận xã hội trong việc thực hiện sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức trong HTCT ngày càng vững mạnh.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)