MTTQ Việt Nam
2.3.2.1. Đổi mới về việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị và các chủ
trương, chính sách về sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam
Tăng cường đổi mới việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị và các chủ trương, chính sách về sự lãnh đạo của Đảng đối với Việt Nam cho sát với thực tế; ban hành các nghi quyết, chỉ chị, chủ trương của Đảng gắn với việc ban hành các chính sách, cơ chế cụ thể của Nhà nước để tạo cơ chế, nguồn lực thuận lợi cho việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị và chủ trương đó. Đồng thời, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, định kỳ tổ chức sơ tổng kết để rút kinh nghiệm và điều chỉnh những vần đề vướng mắc, chồng chéo cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ phát huy dân chủ, vai trò, vị trí và các chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và thực thi quyền làm chủ của nhân dân, để MTTQ thực sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Thực tế hiện nay, một số nghi quyết, chủ trương của Đảng về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam chưa thực sự đi vào cuộc sống. Như chủ trưong trao quyền giám sát và phản biện đối với các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho MTTQ Việt Nam, điều này đã được quy định trong các văn kiện Đại hội X, Đại hội XI của Đảng nhưng lại chưa được thể chế bằng các chế tài cụ thể nên MTTQ các cấp không thể thực hiện được. Hoặc là chủ trương giám sát cán bộ, đảng
viên, công chức nơi cư trú đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố từ năm 2005, sau 5 năm tổng kết lại được đánh giá là rất có hiệu quả nhưng đến nay chưa có quyết định chính thức để triển khai thực hiện trong cả nước...
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải đổi mới việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị và các chủ trương, chính sách về sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam một cách sát hợp với thực tế và đồng bộđể các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách đó thực sự đi vào cuộc sống.
2.3.2.2. Đổi mới về việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục, kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ
Việt Nam trong giai đoạn mới
Như trên đã phân tích, cùng với đổi mới việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị và các chủ trương, chính sách về sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam một cách sát hợp với thực tế và đồng bộ thì để các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách đó thực sự phát huy hiệu quả thì cần phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam. Đặc biệt, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu tổ chức thực hiện, làm nòng cốt cho việc thực hiện trong MTTQ, các ĐTND và trong toàn xã hội. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để kịp thời uốn nắn những tồn tại, hạn chế; biểu dương, động viên, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới sự lãnh dạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong HTCT và trong xã hội và phát hiện những vấn đề bất hợp lý trong các chỉ thị, nghị quyết, chủ trưong, chính sách đó để diều chỉnh cho phù hợp. Có như vậy thì sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và các tổ chức ĐTND mới thực sự có hiệu quả.
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, bởi vì có kiểm tra thì mới có lãnh đạo, đã lãnh đạo thì phải kiểm tra. Thực tế hiện nay không ít cấp uỷ Đảng còn xem nhẹ vấn đề này, các nghị quyết của Đảng về tăng cường sự đổi mới của đảng đối với MTTQ Việt Nam thường khoán trắng cho MTTQ các cấp, thiếu kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục cán bộ đảng viên tích cực thực hiện, vì vậy một số nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và về tăng cường vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam hiệu quả tổ chức thực hiện còn khiêm tốn, có nơi, có lúc còn mờ nhạt.
2.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý, bố trí, đào tạo, luân chuyển và
sử dụng đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: cán bộ là cái gốc của phong trào, cán bộ nào phong trào ấy, vì vậy công tác cán bộ nói chung và cán bộ MTTQ các cấp nói riêng là hết sức quan trọng. Trong thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp nhìn chung còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực và một bộ phận uy tín thấp, không tâm huyết với công việc, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác Mặt trận trong tình hình mới. Trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do các cấp uỷđảng chưa quan tâm chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận. Đội ngũ cán bộ chủ trì làm công tác Mặt trận các cấp, nhất là cấp cơ sở và cấp huyện chủ yếu được điều chuyển từ các cơ quan Đảng, chính quyền sang do năng lực, uy tín hạn chế, có khuyết điểm, gần đến tuổi chờ nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, quá hạn nhiệm kỳ làm công tác Đảng, chính quyền mới đưa sang làm công tác Mặt trận trận nên một bộ phận uy tín thấp, năng lực hạn chế, làm việc cầm chừng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác Mặt trận.
Vì vậy, tăng cường công tác quản lý, bố trí, đào tạo, luân chuyển và sử dụng đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của các cấp uỷ đảng. Tăng cường công tác quản lý phải gắn với đào tạo, bố trí sử dụng, kiểm tra, đánh giá và đề bạt cán bộ gắn với việc đảm bảo các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận. Đồng thời, tăng cường lựa chọn, luân chuyyển những cán bộ Mặt trận và các đoàn thể có phẩm chất, trình độ, năng lực và uy tín sang làm công tác Đảng, chính quyền đểđộng viên đội ngũ này yên tâm công tác và tích cực phấn đấu, rèn luyện để vươn lên.
2.3.2.4. Đổi mới các chủ trương, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và
các điều kiện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ và hoạt động của MTTQ các cấp
Cùng với việc tăng cường công tác quản lý, bố trí, đào tạo, luân chuyển và sử dụng đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp thì việc đổi mới các chủ trương, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ và hoạt động của MTTQ các cấp cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp uỷđảng. Thực tế hiện nay, các cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, kinh phí và điệu kiện làm việc của MTTQ các cấp, nhất là cấp cơ sở còn nhiều khó khăn và bất cập. Nhiều cơ sở MTTQ và các ĐTND còn làm chung trong một phòng làm việc nhỏ với cơ sở vật chất rất sơ sài, thậm chí không đủ bàn ghế làm việc; kinh phí hoạt động rất thấp, có cơ sở chỉ được cấp 3,5 triệu đồng/năm cho hoạt động của Uỷ ban MTTQ cấp xã, không đủ để chi cho văn phòng phẩm chứ chưa nói đến chi cho các hoạt động; nhiều cơ sở không có một tờ báo nào, kể cả Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống hoặc Báo Đại đoàn kết là ấn phẩm báo chí thiết thực của Mặt trận nên việc nắm bắt và cập nhật thông tin của đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở rất khó khăn và hạn chế. Chế độ, chính sách và điều kiện làm việc quá bất cập so với chính quyền nên còn có tình trạng cán bộĐảng, chính quyền không chịu chuyển sang làm công tác Mặt trận khi được phân công và đề bạt lên chức vụ cao hơn...
Vì vậy, các cấp uỷĐảng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới các chủ trương, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ và hoạt động của MTTQ các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác Mặt trận trong tình hình mới hiện nay. Đây là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết nhằm nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ một cách thật sự trong HTCT và trong xã hội, đảm bảo để MTTQ các cấp có đủ điều kiện vươn lên xứng đáng với vai trò, vị trí và có đóng góp đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới.
2.3.3. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị