Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối v ới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 51)

1.3.3.1. Cơ s lý lun

Trong tổ chức của HTCT, Đảng vừa là lực lượng lãnh đạo của toàn hệ thống, vừa là thành viên trong HTCT. Điều đó cũng đòi hỏi phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, tư cách thành viên của Đảng và khả năng độc lập của mỗi thành viên thuộc HTCT trong các quan hệ chính trị. Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, trong đó có MTTQ Việt Nam không phải là một thực tế lịch sử ngẫu nhiên mà là một thực tế lịch sử có tính quy luật.

Trải qua quá trình đấu tranh đầy khó khăn trong lịch sử dân tộc, ĐCS Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đồng thời cơ sở pháp lý về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong HTCT cũng đã được khẳng định rõ nét hơn. Hiến pháp 1992 cũng đã quy định: “ĐCS Việt Nam, đội tiên phong của GCCN Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của GCCN, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ ngihĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn

khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4). Sự ghi nhận này mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện vị trí của Đảng trong đạo luật gốc của Nhà nước, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong HTCT nước ta.

Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa X “Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT” đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức CTXH; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối hoạt động của HTCT phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng; kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là cá nhân người đứng đầu.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận không phải là sự áp đặt mà là đòi hỏi khách quan từ thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng, từ tổ chức và hoạt động của Mặt trận. Đây là một tất yếu, xét cả về phương diện thực tiễn lịch sử lẫn phương diện pháp lý. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo tốt công tác Mặt trận cũng chính là lãnh đạo tốt đối với toàn xã hội và làm cho Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Đảng tiến hành công tác tuyên tuyền, vận động , thuyết phục, tổ chức, kiểm tra và bằng sự gương mẫu của đảng viên.

Là thành viên của Mặt trận, Đảng không chỉ có trách nhiệm phải thực hiện mọi nghĩa vụ mà Điều lệ MTTQ Việt Nam đã quy định như mọi thành viên khác, Đảng phải là thành viên hoạt động nhất, gương mẫu nhất. Đại diện cấp ủy Đảng tham gia Ủy ban Mặt trận có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ, chủ động trình bày các chủ trương và những kiến nghị của Đảng đối với Mặt trận, đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, đối thoại, thuyết phục, thực hiện hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động.

Các cấp ủy Đảng phải giáo dục, vận động đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung của Mặt trận đã được các thành viên thỏa thuận. Bác Hồ thường nhắc: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Sự gương mẫu của Đảng trong mọi hoạt động của Mặt trận có tác dụng thúc đẩy các thành viên khác noi theo và tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ Việt Nam thực hiện tốt sự nghiệp tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và BVTQ.

Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận, thông qua Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện cấp uỷ đảng tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp. Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và giới thiệu những đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tầng lớp nhân dân, có năng lực làm công tác Mặt trận để Mặt trận chọn cử theo đúng điều lệ. Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận; Đảng lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộđảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng đựơc củng cố và mở rộng.

1.3.2.2. Cơ s thc tin

Trong thực tiễn, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn được xác định trong từng mối quan hệ vối từng thiết chế, tổ chức cụ thể trong HTCT. Vai trò cầm quyền và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước khác với sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ hoặc đối với các tổ chức CTXH và nhân dân. Sự mơ hồ, thiếu cụ thể nào đó điều có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị của đất nước, hoặc là Đảng sẽ bao biện, làm thay tất cả, hình thức hóa Nhà nước và HTCT, hoặc là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho địa vị cầm quyền của Đảng chỉ nằm trên danh nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng đối với HTCT hiện nay đặt trong điều hiện mới, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phát huy mạnh mẽ nền dân chủ trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong HTCT, Đảng phải tự đổi mới và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Tăng cường mối quan hệ của Đảng với các thành tố của HTCT là một nội dung quan trọng của đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự lãnh đạo của MTTQ. Giai đoạn từ 1986 đến nay là giai đoạn phát triển mới về nhận thức cũng như hành động của Đảng và nhân dân ta gắn liền với tư tưởng đổi mới toàn diện, trước hết là sự đổi mới tư duy, lý luận về HTCT và vị trí, vai trò cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành HTCT xã hội. Đây cũng là giai đoạn toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và MTTQ lên tầm cao và chiều sâu mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá V trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: “MTTQViệt Nam, Đảng dân chủ, Đảng xã hội và các đoàn thể quần chúng, trước hết là Công đoàn, Hội liên hiệp nông dân tập thể, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ

nữ, có vai trò to lớn trong việc động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, quản lý kinh tế và quản lý xã hội...

Cấp uỷ đảng phải lãnh đạo chặt chẽ các đoàn thể, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đoàn thể mà đề ra nhiệm vụ, mục tiêu hành động và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các đoàn thể. Nhưng cấp uỷ đảng phải tôn trọng tính độc lập về tổ chức của các đoàn thể, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng” [17; tr.114 - 115].

Nghị quyết số 8B – NQ/TW , ngày 27 tháng 3 năm 1990 của BCHTW khoá VI về đổi mới công tác quần chúng của Đảng đã chỉ rõ:

“MTTQ Vit Nam giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường

khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN. Các cấp uỷ đảng từ TW đến cơ sở phải thực hiện tốt vai trò của Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo của Mặt trận, trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng, lắng nghe ý kiến và cùng bàn bạc, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận, động viên phong trào hành động cách mạng rộng lớn của nhân dân...

Đảng cần hướng dẫn sự đổi mới nội dung hoạt độngcủa các đoàn thể và tổ chức quần chúng vào việc đoàn kết đoàn viên, hội viên cùng nhau chăm lo lợi ích thiết thực của mình và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Từ việc đáp ứng lợi ích thiết thực về vật chất và tinh thần, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của quần chúng mà tạo nên sự gắn bó trong tổ chức, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH và trình độ mọi mặt của đoàn viên, hội viên, động viên mọi người làm tròn nghĩa vụđối với đất nước”. [26].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tháng 6- 1991xác định rõ hơn vai trò, vị trí và yêu cẩu đổi mới về tổ chức và hoạt động

của Mặt trận và các ĐTND cũng như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các ĐTND trong giai đoạn cách mạng mới. Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cũng đã chỉ rõ:

“Đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác quần chúng và các ĐTND. Đặc biệt quan tâm xây dựng giai cấp công nhân, giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ. Mỗi đảng viên đều phải làm công tác vận động quần chúng, hoạt động tích cực trong các đoàn thể, các tổ chức xã hội” [18; tr. 94].

Nghị quyết số 07- NQ/TW ngày 17/11/1993 Bộ Chính trị khoá VII về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường MTDTTN đã nêu rõ:

"Với trách nhiệm vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải thực hiện đúng vai trò tiên phong của mình; cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, thường xuyên tự phê bình và lắng nghe ý kiến phê bình của nhân dân, của Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận và đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận. Các cấp uỷ đảng cử phó bí thư hoặc uỷ viên thường vụ tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp và trực tiếp làm bí thư đảng đoàn; đại diện cấp uỷđảng tham gia Uỷ ban Mặt trận trình bày các chủ trương của Đảng và kiến nghị những vấn đề cần thiết với Mặt trận; cùng bàn bạc dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; tranh thủ ý kiến của Mặt trận tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến khối đại đoàn kết toàn dân. Quy định thành nền nếp chế độ làm việc của cấp uỷ đảng với Đảng đoàn Mặt trận. Cán bộ, đảng viên cần nhận rõ tầm quan trọng của chính sách và công tác Mặt trận, khắc phục những quan điểm, tư tưởng không đúng, nhất là tư tưởng coi nhẹ công tác Mặt trận, thái độ định kiến, hẹp hòi. Khắc phục tình

trạng bố trí cán bộ Mặt trận một cách tuỳ tiện, áp đặt, không tương xứng với nhiệm vụ. Có chính sách thoảđáng đối với cán bộ Mặt trận” [3].

Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục xác định:

"Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế để MTTQ, các ĐTND phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội” [20; tr. 129].

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, để thể chế hoá quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối công tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết tàon dân tộc, BCHTW khoá IX đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khoá IX V phát huy

sc mnh đại đoàn kết toàn dân tc vì dân giàu, nước mnh, xã hi công

bng, dân ch, văn minh. Trong đó đã xác định rõ:

"Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để phát huy hơn nữa vai trò của của MTTQ Việt Nam và các ĐTND.

Kết hợp thực hiện chế độ tập trung dân chủ, dân chủ trong đảng và chế độ hiệp thương dân chủ trong tổ chức mặt trận để làm phong phú thêm nền dân chủ ở nước ta. Khi Đảng có chủ trương, chính sách lớn, đại diện của cấp uỷ đảng cần chủ động trình bày trước hội nghị mặt trận để mọi thành viên cùng bàn bạc, đóng góp ý kiến trên tinh thần dân chủ, xây dựng. Tiếp tục cụ thể hoá việc phân công trách nhiệm giữa các bộ phận trong HTCT trên lĩnh vực kinnh tế - xã hội cho phù hợp với thời kỳ mới. Giao cho mặt trận và các ĐTND đảm nhiệm một số mặt công việc có liên quan đến đời sống nhân dân.

Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ mặt trận và các đoàn thể. Sắp xếp, tổ chức lại và hiện đại hoá từng bước hệ thống các trường đoàn thẻ ở Trung ương. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố cần có khoa Dân vận. Cử những cán bộ đủ tiêu chuẩn sang công tác mặt trận và đoàn thể theo chủ trương luân chuyển cán bộ, qua đó phát hiện những cán bộ tốt để bồi dưỡng, đề bạt vào những cương vị lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước” [24; tr.26 - 27].

Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục xác định: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các ĐTND, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt động; đồng thời, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình.

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong HTCT, thực hiện luân chuyển cán bộ, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ về cán bộ. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nói đi đôi với làm” [21; tr.138 - 139].

Nghị quyết số 15 – NQ/TW ngày 30/7/2007 của Hội nghị lần thứ năm BCHTW khoá X V Tiếp tc đổi mi phương thc lãnh đạo ca Đảng đối vi

hot động ca HTCT đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò

lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)